U.S Census Bureau (2007), Total Midyear Population for the World: 195 0 2050,

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 25)

26

1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu

Theo công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, "những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu" là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế, xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người"12

.

1.1.3.1 Tác động lên hệ sinh thái tự nhiên

Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất đa dạng sinh học. Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có, kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 - 10.000 lần. Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt.13

Ngoài ra, các quá trình tự nhiên như sự thay đổi dòng chảy các dòng hải lưu cũng khiến cho nhiệt độ nước biển ở các khu vực thay đổi, tác động đến môi trường sống của các loài động thực vật dưới nước. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 25)