Thành tựu của quá trình phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Tuấn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế là trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Trở thành thành viên chính thức của tổ

chức thương mại thế giới đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và người dân nông thôn nói riêng.

Thực tế cho thấy, các chính sách và các hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế luôn là lĩnh vực quan trọng và thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách cũng như sự quan tâm của người dân nông thôn. Phát triển nông thôn là một trong những chiến lược phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Phát triển nông thôn nước ta đi sau các nước phát triển một bước, đó là một hạn chế, song cũng có thuận lợi vì đây là những kinh nghiệm quý báu để chúng ta tham khảo và vận dụng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nông thôn nước ta có sự thay đổi được đánh dấu bằng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI, tháng 4/1988), Nghị

quyết ban chấp hành Trung ương 5 (Khóa VII tháng 6/1993) và luật đất đai năm 2003. Sau 19 năm thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và liên tục qua các năm. Năm 2005 tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp đạt 182.000 tỷ đồng (giá cốđịnh năm 1994) tăng 4,9% so với năm 2004, trong đó; nông nghiệp

đạt 137.100 tỷ đồng; lâm nghiệp đạt 6300 tỷ đồng; thủy sản đạt 38.600 tỷ đồng, sản lượng lúa cả nước đạt 35,79 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ

USD, sản lượng thủy sản đạt 3,432 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2005). Những nét mới của năm 2005 là cơ cấu sản lượng lương thực đã chuyển dịch theo hướng tích cực như vừa đa dạng hóa, vừa tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng ngô trong sản lượng lương thực tăng từ 7,6% (năm 2003) lên 9,1% (năm 2005), sản xuất có bước phát triển đột biến như diện tích đạt 894.000 ha, tăng 9,6% năng suất đạt 31,9 tạ/ha tăng 3,5 tạ/ha và sản lượng

đạt 2.848.600 tấn, tăng 13,4% so với năm 2003. Điều đó đã đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc mà các năm trước phải nhập khẩu. Đó cũng là một nét khởi sắc trong chuyển dịch cơ

cấu sản xuất trong ngành trồng trọt, phù hợp với tinh thần Nghị quyết IX của Chính phủ. Sản xuất lúa tiếp tục phát triển theo hướng: giảm dần diện tích, tăng năng suất lúa gạo. Diện tích lúa cả năm đạt 7443,6 nghìn ha, giảm 60 nghìn ha, năng suất đạt 46,6 tạ/ha tăng 0,7 tạ/ha và sản lượng tăng 222 nghìn tấn so với năm 2003. Sản lượng rau tăng 8,8 %, sản lượng đậu tăng 9%, đỗ tương tăng 9,2%,... Chăn nuôi tiếp tục phát triển nhanh, đàn bò

đạt trên 4,4 triệu con tăng 8,2% trong đó đàn bò sữa đạt gần 56000 con tăng 41,8%, đàn lợn đạt gần 25 triệu con, tăng 9,5% so với năm 2003.Chăn nuôi

đã có hướng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, tốc độ

tăng trưởng ngành chăn nuôi năm 2005 ước đạt 8,5% so với 3,2% của ngành trồng trọt.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt (Tổng cục thống kê, 2005).

- Ngành lâm nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu: Tốc độ

tăng trưởng của ngành lâm nghiệp bình quân đạt 1,4%/năm. Với thành tựu bảo toàn và phát triển được vốn rừng. Độ che phủ của rừng năm 1990 là 27,7%, đến năm 2005 đạt 37,3%. Từ năm 2000 đến nay, bình quân hàng

năm trồng được gần 200 ngàn ha rừng. Các khâu khoanh nuôi tái sinh, khoán quản lý bảo vệ rừng theo phương thức”giao đất khoán rừng” đều đạt và vượt kế hoạch. Thành tựu đáng ghi nhận trong việc khai thác và chế

biến lâm sản từ rừng là tỷ lệ gỗ khai thác từ trồng đã tăng lên, từ 47,4% năm 1998 lên 62,4% năm 2000 và đạt cao hơn trong những năm gần đây.

- Ngành thuỷ sản đang vươn lên thành ngành mũi nhọn trong nông lâm thuỷ sản. Đến năm 2007, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt hơn 4,15 triệu tấn, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000. Thành tựu đáng chú ý nhất là diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng ở mức cao. So với năm 2000, năm 2007 diện tích nuôi tăng gấp 1,57 lần và sản lượng tăng gấp hơn 3,5 lần, đạt 2.085,2 ngàn tấn. Trong quá trình phát triển, các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã gắn kết chặt chẽ. Các khâu trọng yếu về hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến đã được đầu tư, từng bước hiện đại hoá (Tổng cục thống kê, 2007).

-Do kinh tế tăng trưởng cao, thị trường giá cả ổn định nên đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện. giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 12,5% năm 2003 xuống còn 11% năm 2004, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư có hướng thu hẹp, công bằng xã hội

được đảm bảo. Công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các đối tượng chính sách. giúp đỡ người nghèo, vùng bị thiên tai, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng cao được Nhà nước và các đoàn thể xã hội và nhân dân trợ

giúp các tỉnh bị hạn hán lũ lụt nặng để nhân dân vùng này sớm ổn định sản xuất và đời sống. Năm 2003 đã có thêm hàng trăm xã vùng sâu, vùng xa có

điện lưới quốc gia. Số máy điện thoại tăng 80%, máy thuê bao internet tăng 30%. Đến nay 100% số huyện, 98% số xã có điện lưới quốc gia, hơn 600 xã có

điểm bưu điện văn hóa xã, 50% số hộ nông thôn dùng nước sạch (Tổng cục thống kê, 2009). Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, phong trào kiên

cố hóa kênh mương thủy lợi phát triển rộng khắp, nhiều trường học, trạm y tế được xây dựng mới theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Tuấn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)