Để có hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện mô hình nông thôn mới tại xã Nam Tuấn nói riêng, cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá việc thực hiện
các tiêu chí. Nhìn nhận rõ mặt đạt được, chưa đạt được và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra kế hoạch biện pháp để thực hiện mô hình được tốt hơn.
Đối với UBND và người dân trong xã Nam Tuấn: cần bỏ ra công sức và tiền của trong việc chỉnh trang nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo lại công trình phục vụ chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Chú ý
đầu tư tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tăng thu nhập cho gia đình cũng như bản thân. Tất cả các thành viên trong xã cần tham gia vào việc cho ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới sao cho việc thực hiện được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
5.2.1. Đối với Nhà nước, các cấp Đảng ủy cấp trên
Đề nghị Nhà nước các cấp ủy, chính quyền huyện, tỉnh có các chính sách ưu tiên, quan tâm tới xã giúp việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới dễ dàng hơn. Đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: Công trình thủy lợi, giao thông nội
đồng; trường học, trạm y tế xã, công trình văn hóa, thể thao, môi trường. Hỗ trợ để xã thực hiện các chính sách kích cầu sản xuất theo chương trình dự án trên địa bàn. Nhà nước cần hỗ trợ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp như: Giống mới, vác xin phòng bệnh gia súc, gia cầm, cung cấp dịch vụ kỹ
thuật. Tạo điều kiện hình thành vùng sản xuất ổn định đảm bảo an ninh lương thực, hàng hóa chất lượng cao như vùng lúa chất lượng cao, vùng rau sạch, an toàn. Hỗ trợ vốn đầu tư phục hóa đất nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng cho vay vốn trung hạn; hỗ trợ xã đào tạo nguồn nhân lực để hộ nông dân tiếp cận với khoa học công nghệ mới, tiếp thu giống mới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại và phòng chống thiên tai có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
5.2.2. Đối với UBND xã Nam Tuấn
Đối với UBND và người dân trong xã Nam Tuấn: cần bỏ ra công sức và tiền của trong việc chỉnh trang nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo lại công
trình phục vụ chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Chú ý
đầu tư tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tăng thu nhập cho gia đình cũng như bản thân. Tất cả các thành viên trong xã cần tham gia vào việc cho ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới sao cho việc thực hiện được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Cán bộ xã cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình về việc chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình NTM, về việc quản lý, giám sát tiến độ thực hiện.
Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã. Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản về xây dựng mô hình NTM về lý luận, kiến thức và về kinh tế, xã hội để từ đó nâng cao hiệu quả triển khai chương trình trên địa bàn.
Thực hiện cơ chế giám sát các dự án thành phần một cách chặt chẽ, tạo được lòng tin trong nhân dân.
Sử dụng lao động địa phương, tận dụng tốt và hợp lý nguồn lao động
địa phương.
Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ và khuyến khích họ cùng tham gia vào quá trình triển khai chương trình. Vận động sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân vào việc xây dựng mô hình NTM của xã.
5.2.3. Đối với người dân
Tất cả mọi người trong xã cần tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ án quy hoạch NTM tại xã cho việc thực hiện được thuận lợi hơn và thuận với nhu cầu của người dân.
Người dân và cộng đồng phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi ở, sinh hoạt, hay kinh doanh sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công
trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ
sinh theo chuẩn nông thôn mới.
Tham gia vào cùng với cán bộ xã, để lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã… Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
Cửđại diện ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Mai Thanh Cúc và cs (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp. 2. Phan Xuân Sơn và cs (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta
hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
3. Đảng Cộng Sản Việt Việt Nam, Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng ngày 26/4/2006.
4. Dương Thị Thu Hoài (2007), Bài giảng xã hội học nông thôn, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Nguyễn Duy Hoan và cs (2007), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Tô Duy Hợp và cs, (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng,
Nxb Văn hóa thông tin.
7. Đinh Ngọc Lan (2010), Đề tài Nghiên cứu mô hình phát triển nông thôn cấp xã trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, (Mã số B2009- TN03-10). Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
8. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
9. Phạm Xuân Sơn (2008), "Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng Sản.
10. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
11. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám Thông kê năm 2006.
12. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám Thông kê năm 2008.
13. Frank Ellis. 1995. Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nxb Nông nghiệp Hà Nội
14. UBND xã Nam Tuấn, Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM cấp xã và huyện.
II. Tài liệu từ internet
15. Website vca.org.vn, một số vấn đề nông thôn Việt Nam hiện nay.
http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=82&CategoryID=2&News=144
16. Website Wikipedia Bách khoa toàn thư mở:
PHIẾU PHỎNG VẤN PRA
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NTM Ở XÃ NAM TUẤN - HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1. Họ tên người trả lời phỏng vấn: ... Tuổi ...
2. Tổng số khẩu của hộ:... người; Số lao động của khẩu: ...người Có bao nhiêu người:...Nam,...Nữ 3. Nơi ở: Xóm:...
4. Nguồn thu nhập của hộ gia đình: ……….đồng/tháng 5. Các hoạt động kinh tế của hộ gia đình: Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng thủy sản
Phi nông nghiệp
Dịch vụ
Ngành nghề khác
6. Thu nhập của hộ trước và sau khi có mô hình NTM tại xã như thế nào? Cao hơn: Xấp xỉ bằng: Kém hơn:
7. Tự xếp loại kinh tế của hộ trong xã: Giàu: Khá: Trung bình: Nghèo:
II. NGUỜI DÂN HIỂU VỀ MÔ HÌNH NTM 8. Ông (bà) đó được biết chủ trương chính sách của nhà nước về xây dựng mô hình xây dựng NTM ở xã ta chưa? Có: Chưa: 9. Nếu có, ông (bà) đó biết qua kênh thông tin nào? a. Từ chính quyền xã
b. Qua các tổ chức, đoàn thể của địa phương
88
d. Nhận được qua các nguồn khác
e. Không nhận được thông tin
10. Ông (bà) cho biết xã, xóm có thường tổ chức họp về chương trình dựng mô hình NTM? Có Không
11. Nếu có, thời gian tổ chức họp thường diễn ra trong bao lâu: ….ngày 12. Trong các cuộc họp xóm về chương trình xây dựng mô hình NTM có khoảng ………..% số hộ tham gia? Và ông (bà) có tham gia đóng góp ý kiến không? Có Không
13. Ông (bà) tham gia thảo luận như thế nào? a. Thảo luận nhiệt tình
b. Lắng nghe, quan sát
c. Thụđộng nghe theo nhưng người khác.
III. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NTM 14. Ông (bà) đã được tham gia ý kiến vào các hoạt động xây dựng NTM nào sau đây? (có thểđánh dấu nhiều lựa chọn) a. Quá trình đánh giá thực trạng của xóm
b. Quá trình thảo luận xây dựng quy hoạch, đề án NTM
c. Thảo luận lựa chọn nội dung, hạng mục ưu tiên
d. Tham gia trong qua trình triển khai các hạng mục
e. Giám sát quá trình triển khai
f. Nghiệm thu công trình
g. Các hoạt động khác...
15. Gia đình ông (bà) đã đóng góp tiền, tài sản, vất chất cho các hoạt động xây dựng NTM nào sau đây? (có thểđánh dấu nhiều lựa chọn) a. Xây dựng cơ sở hạ tầng
89
c. Các hoạt động văn hóa - xã hội
d. Hoạt động bảo vệ môi trường
e. Các hoạt động khác...
16. Ban chỉ đạo xây dựng mô hình NTM làm việc như thế nào trong các hoạt động? a. Rất tốt
b. Tốt
c. Bình thường
d. Yếu kém
e. Không quan tâm
17.Tác động của mô hình đến thu nhập của người dân? (có thể đánh dấu nhiều lựa chọn) a. Năng suất lúa tăng b. Năng suất hoa màu tăng c. Chăn nuôi tăng d. Thu nhập từ dịch vụ tăng e. Không có tác động gì
18. Tác động của mô hình đến môi trường? (có thểđánh dấu nhiều lựa chọn) a. Giảm ô nhiễm môi trường
b. Số hộ dùng nước sạch tăng
c. Tăng ô nhiễm môi trường
d. Không ảnh hưởng gì
19. Mức huy động nội lực để thực hiện các hoạt động trên như thế nào đối với gia đình? • Ngoài khả năng b. Trong khả năng của gia đình
20. Theo ông (bà) để xây dựng nông thôn mới được phát triển bền vững và lâu dài tại địa phương cần phải làm gì?
90
……… ………
21. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không?
……… ……… ………
Xin chân thành cảm ơn!
Người cung cấp thông tin Người điều tra phỏng vấn