Phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài. Một số nước đang phát triển thậm chí phải tốn cả nửa thế kỷđể hồi phục những giá trị đã bị
phá vỡ trong quá trình phát triển.
Xây dựng mô hình phát triển nông thôn là một quá trình hết sức khó khăn và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp tới khu vực nông thôn và đời sống của người dân nông thôn. Mô hình phát triển nông thôn liên quan đến nhiều nhóm đối tượng người dân, nhiều tổ chức cơ quan đoàn thể. Người dân được coi là trọng tâm của phát triển nông thôn, vì vậy các mô hình phát triển nông thôn cần tập trung vào việc cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn (Đinh Ngọc Lan 2010).
Trên thế giới vấn đề xây dựng mô hình nông thôn đã luôn là chủ đề
nóng hổi qua mọi thời đại. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh các giải pháp kinh tế và công nghiệp hóa nông thôn. Ở Trung Quốc và Ấn Độ chú trọng đến việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển toàn diện nhằm tăng thu nhập cho nông dân, điều chỉnh mạnh cơ cấu, bố cục khu vực nông nghiệp và kinh doanh chuyên môn hóa nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thủy sản; xây dựng thể chế an ninh an toàn chất lượng nông sản và hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp. Các nước
đang phát triển thì lại tập trung mạnh vào công nghiệp hóa nông thôn (Frank Ellis, 1995).
Hầu hết các nước trên thế giới đều cố gắng để tiến từ tình trạng nước chậm phát triển trở thành các nước phát triển, từ các nền kinh tế nông nghiệp trở thành các nền kinh tế công nghiệp hoặc đô thị hóa. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã khẳng định rằng: “Tăng trưởng nông nghiệp chính là yếu tố tiên phong của các cuộc cách mạng nông nghiệp đã
xảy ra trên khắp thế giới từ Anh (giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX). Gần đây tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp. Nhờ sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, mạnh Nhật Bản có đủ thực và nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp; đồng thời xuất khẩu để thu ngoại tệ. Vừa tăng năng suất bằng kỹ thuật, cả Nhật Bản và Đài Loan đều đẩy nhanh
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Đầu tiên là chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi và các ngành khác như: “làm vườn, rau, hoa, ... nhờ đó ở Đài Loan số ngày công làm việc trong nông nghiệp vẫn tăng dần cho đến giữa thập kỷ 1960, sau đó phát triển mạnh các ngành, nghề phi nông nghiệp và biến nông thôn thành địa bàn gia công cho công nghiệp (Đặng Kim Sơn, 2008).
Để có thể vươn lên thành nền kinh tế có qui mô và tốc độ tăng trưởng đáng chú ý nhất trên thế giới như hiện nay nông nghiệp Trung Quốc đã làm nên kỳ tích, tạo cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp hóa. Cơ cấu nông nghiệp cũng thay đổi nhanh, năm 1978 tỷ trọng của ngành trồng trọt và chăn nuôi trong GDP nông nghiệp tương ứng là 80% và 15% đến
năm 1997 tỷ lệ trên là 56% và 30%.Trong trồng trọt cũng diễn ra xu hướng đa dạng hóa: Giai đoạn từ 1978-1997 tỷ trọng của ngũ cốc trong tổng diện tích cây trồng giảm từ 80% xuống còn 73%. Tỷ trọng các cây có dầu và rau quả tăng từ 7%-21% (Frank Ellis. 1995) (Đặng Kim Sơn, 2008).
Rõ ràng lịch sử thế giới đã chứng tỏ chính việc tăng năng suất nông nghiệp đủ mức tạo ra thặng dư nông phẩm đã đóng góp để đầu tư phát triển công nghiệp. Cả trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản, sau này ở Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc giá lương thực giảm là điều kiện tiên quyết để tăng số lượng lao động công nghiệp (Đinh Ngọc Lan, 2010).
Hiện nay việc đầu tư áp dụng cơ giới hóa, phát triển thủy lợi và áp dụng khoa học công nghệ là giải pháp quan trọng hàng đầu tạo nên năng suất vật nuôi, cây trồng cao hơn và làm thay đổi cả cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Cụ thể Hà Lan là đại diện cho việc đầu tư nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp ở Châu Âu. Hà Lan chiếm 25% tổng diện tích nhà kính thế giới, nghề trồng rau-hoa-cây cảnh chủ yếu sản xuất trong nhà kính, cho hiệu quả tăng 5-6 lần sản xuất ngoài trời và sản xuất ngoài trời chỉ chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp
(Đặng Kim Sơn, 2008).
Trong điều kiện đất trật người đông ở Nhật Bản và Đài Loan, phát triển khoa học - kỹ thuật được coi là biện pháp hàng đầu, tập trung các công nghệ tiết kiệm đất, nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất. Ngay từ thế kỷ XIX Nhật Bản đã tổ chức chương trình khuyến nông và đào tạo tay nghề ở nông thôn, lấy các trường đại học làm trọng tâm gắn giữa nghiên cứu, đào tạo và khuyến nông, đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi và Viện nghiên cứu (Frank Ellis. 1995).
Trong trường hợp của Ixaren thiếu cả đất trồng và nước tưới, khoa học công nghệ không chỉ là giải pháp tăng hiệu quả kinh tế mà còn là cách để nền sản xuất nông nghiệp tồn tại. Nói cách khác nông nghiệp Ixaren là nền nông nghiệp kỹ thuật cao. Nông dân Ixaren áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, sử dụng máy cơ giới tự động, trồng các loại giống cây mới,...
Đối với Trung Quốc tập trung nghiên cứu và ứng dụng các giống
biến đồi gen. Năm 1997 thương mại hóa giống biến đổi gen của bông và giã yến thảo, năm 2005 là cây dương và năm 2006 là đu đủ,... Đến năm 2003 Trung Quốc đã đầu tư 200 triệu USD cho nghiên cứu công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Với mức đầu tư như vậy,ước tính tỷ lệ lãi do đầu tư
vào khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp lên đến 60%, cao hơn mức trung bình thế giới 10%. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đầu tư áp dụng cơ giới hóa, phát triển thủy lợi và áp dụng khoa học công nghệ các nước còn đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đây được xem là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển mô hình nông thôn mới (Đặng Kim Sơn, 2008).