Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Năm 2001, Ban Kinh tế Trung
ương cùng với Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng mô hình thí điểm “Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá”, còn được gọi là mô hình nông thôn cấp xã. Chương trình này đã được triển khai thí điểm tại 14 xã điểm quốc gia (sau này tăng lên 18 xã vào năm 2004).
Những năm qua, các xã điểm đã triển khai hoạt động xây dựng mô hình đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế địa phương, củng cố quan hệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh nơi thôn xóm. Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các xã điểm không chỉđưa các loại giống cây lương thực và rau màu có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều xã còn thực hiện quy hoạch, cải tạo diện tích vườn tạp, đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều xã điểm đã cải thiện
được tình hình chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, tăng dần tỷ
trọng chăn nuôi trong nông nghiệp và đưa chăn nuôi trở thành bộ phận quan trọng. Hiệu quả trong chăn nuôi không ngừng được nâng lên qua các chương trình cải tạo giống và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Các xã luôn quan tâm đổi mới tổ chức quản lý sản xuất, củng cố hợp tác xã (HTX) phát triển nhiều loại hình như kinh tế trang trại, các công ty liên doanh, liên kết, HTX nông nghiệp, các tổ hợp tác, tổ nghề hay nhóm nghề... đồng thời tập
trung quy hoạch lại đồng ruộng, tuyên truyền vận động nhân dân "dồn điền,
đổi thửa" chống manh mún, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ hộ dân hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa, lồng ghép chương trình khuyến nông, khuyến công, cho vay vốn ưu đãi. Quy hoạch khu dân cư và các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với phát triển của xã.
Phần lớn các xã điểm đều quan tâm đầu tư phát triển hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phòng chống lũ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như tự huy động trong dân, vay vốn, vốn của xã và HTX, vốn hỗ trợ của huyện, tỉnh, tài trợ nước ngoài. Đến cuối năm 2003, các xã
điểm đã đầu tư xây dựng, tu sửa và nạo vét được hơn 73,2 km kênh mương với giá trị hơn 22 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp từ 30% đến 60% tổng vốn đầu tư. Các xã được ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng hơn 15 km
đường tỉnh lộ đi qua địa bàn xã, huy động nhân dân đóng góp xây dựng 45 km đường liên xã, liên thôn, đường đi lại nội bộ thôn xóm với tổng trị giá là 14,5 tỷđồng. Hệ thống điện, thông tin liên lạc, cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường, giáo dục đào tạo, văn hóa nông thôn,... không ngừng được
đầu tư phát triển, góp phần làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn.
Mục tiêu chủ yếu của mô hình phát triển nông thôn mới là thí điểm cơ chế, chính sách để phát triển nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Qua 3 năm thực hiện mô hình đã xuất hiện những hạn chế, vướng mắc. Một số xã đã quá chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ bản và chờđợi sự
trợ giúp từ bên ngoài là chưa đúng với chủ trương xây dựng mô hình. Có mô hình còn nặng vào công nghiệp mà chưa quan tâm thỏa đáng vào phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và các vấn đề văn hóa xã hội, nội dung dân chủ hóa chưa được thể hiện rõ trong các dự án, một số dự
chưa làm nổi bật các trọng tâm để tập trung triển khai thực hiện, nhiều xã còn thiếu giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình. Phần lớn các xã điểm chưa có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nên chỉ hướng vào nông nghiệp; có xã đưa cán bộ tư vấn làm thay địa phương nên tính thuyết phục của các giải pháp đưa ra trong dự án bị hạn chế, làm giảm tính bền vững của dự án… (Phạm Xuân Sơn, 2008). Để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại các địa phương, năm 2008, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai việc thực hiện đề án về chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới theo chủ trương của Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Ðề án đã lựa chọn 11 xã có mức phát triển trung bình khá thuộc 11 tỉnh, thành phố, đại diện cho các vùng khác nhau của đất nước, với mục tiêu là xây dựng 11 xã trở
thành các mô hình điểm về nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo 5 nội dung lớn thể hiện 5 đặc trưng về nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa được Nghị quyết 26 - NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) (Tổng cục Thống kê, 2007). đề ra và
được cụ thể hóa thành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí do thủ tướng chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009. Sau khi được Ban Chỉ đạo Trung ương thẩm định, góp ý, đã được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố
phê duyệt và đang được tích cực triển khai thực hiện để rút ra những kinh nghiệm thiết thực, phục vụ việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi cả nước (Phạm Xuân Sơn, 2008)
Tóm lại: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về tiến trình xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới và nghiên cứu tình hình phát triển nông thôn của nước ta trong những năm qua cho thấy xây dựng mô hình nông thôn mới là sự nghiệp mang tính chiến lược, việc xây dựng mô hình nông thôn ở mỗi vùng có những kết quả khác nhau, nhưng có thể khái
quát thành những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới cho miền núi như đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông, lâm nghiệp phù hợp điều kiện cụ thể từng nơi, phát triển trang trại với quy mô hợp lý, phát triển sản xuất liên ngành nông, lâm - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, điện thuỷ lợi, thông tin liên lạc, các chợ nông thôn. Tăng cường ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển giáo dục, y tế, xây dựng các cộng đồng văn hóa mới, nhân rộng các mô hình xã hội nông thôn, giải quyết căn bản các tệ nạn xã hội. Định canh, định cư, phát triển các vùng sâu, vùng xa, vùng cao gắn với xóa đói, giảm nghèo. Coi trọng các chính sách phát triển kinh tế nông thôn. Phát triển hài hòa giữa kinh tế nông thôn và môi trường.
- Xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới là sự nghiệp to lớn của đất nước. xây dựng mô hình nông thôn mới vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đa số người dân đang sống ở nông thôn, vừa tạo tiền đềđể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, góp phần ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy vậy đây là vấn đề rất rộng lớn và phức tạp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển đó, nên cần có các chỉ tiêu rất cụ thểđể đánh giá.
- Xây dựng mô hình nông thôn mới nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực trạng phát triển nông thôn đã đạt được những kết quả đáng kể, song với mục tiêu cần
đạt và so với nông thôn của các nước phát triển, nông thôn Việt Nam vẫn còn lạc hậu, vẫn còn quá nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy xây dựng mô hình nông thôn mới là cần thiết, là sự nghiệp hết sức to lớn và đặc biệt quan trọng đối với cả nước.