Tài nguyên khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Tuấn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 44)

* Tài nguyên nhân văn

Hiện tại trên địa bàn có nhiều dân tộc anh em đang định cư và sinh sống trong đó chủ yếu có dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, H’ Mông,…

Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống, bản sắc riêng

đã hình thành nên một nền văn hóa phong phú, có nhiều phong tục độc đáo và giầu bản sắc dân tộc. Tất cả những điều đó đều là những nguồn tài nguyên quý báu thể hiện bản sắc, tiềm năng của một vùng đất không chỉ

riêng của xã mà còn là tài sản nhân văn của cả tỉnh, của dân tộc cần được giữ gìn, tôn trọng và phát triển

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên

- Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã có những thuận lợi sau: với vị trí trung tâm tiếp giáp với nhiêu xã, có hệ thống giao

thông đường bộ phong phú thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và là điều kiện tốt để khai thác sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra trên địa bàn.

- Chế độ nhiệt, nguồn tài nguyên đất phong phú, độ ẩm tương đối cao thuận lợi cho việc thay đổi, bố trí cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả

sư dụng đất. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp phong phú và đa dạng. Để khai thác triệt để lợi thế này cần phải khôi phục bảo vệ và phát triển vốn rừng, kết hợp khai thác có hiệu quả tài nguyên đất

đai với bảo vệ môi trường sinh thái.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì nền kinh tế - xã hội của xã Nam Tuấn

đang đứng trước những thách thức có tác động hạn chế và kìm hãm sự phát triển chung, đó là:

- Nạn khai thác tài nguyên rừng tự do ởđịa phương con diễn ra gay gắt, gây hậu quả không nhỏ đến sự phát triển kinh tế -xã hội, mặt khác nó còn tác động,

ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của xã và các vùng lân cận. Hạn chế này cần

được đặc biệt quan tâm và có cơ chế quản lý chặt chẽ trong những năm tới.

- Đất đai phong phú song có một số nơi đất có độ phì kém, chua do

đó trong quá trình sử dụng đất phải có biện pháp cải tạo và nâng cao độ

phì của đất.

- Lượng mưa phân bố không đều về mùa mưa lớn cho nên cần bối trí hệ thống cây trồng tránh lũở vùng thấp để hạn chế rửa trôi, chống xói mòn

ở vùng đồi núi.

- Trình độ dân trí trong xã vẫn còn nhiều hạn chế nhất là nhận thức về

vấn đế sở hữu và sử dụng đất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên một cách bừa bãi.

- Đối với diện tích đồi núi trọc cần tổ chức giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình, tổ chức trồng cây để nâng cao độ che phủ của rừng trong tương lai.

Tóm lại tất cả những lợi thế so sánh và sự hạn chế phát triển trên, đều có tính chất tương đối tạm thời. Nếu chúng ta không có những kế hoạch phát huy những lợi thế trên thì rất có thể nó sẽ trở thành yếu tố hạn chế sự phát triển. Những hạn chế không phải là vĩnh viễn nếu chúng ta biết khắc phục và vận dụng đúng với quy luật phát triển thì nó sẽ trở thành lợi thế cho sự

phát triển.

4.1.1.6. Tài nguyên đất

Xã Nam Tuấn có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.702,04 ha được chia thành 7 loại chính như sau:

+ Đất đỏ nâu trên đá mác ma trung tính (Fk): chiếm 5,7%, phân bố chủ

yếu ở bản Khau Lềm.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): chiếm 36,2%, phân bố chủ

yếu ở các bản Nà Diểu, Roỏng Nầng, Pác Muổng, Nà Ban, Bó Báng.

+ Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): chiếm 1,3%, phân bố chủ yếu ở Lũng Bua, Lũng Rầy.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): chiếm 8,3%, phân bố ở các bản Bó Báng, Nà Hoài, Pác Muổng, Khau Lềm.

+ Đất phù sa ngòi suối (Pv): chiếm 1,7%, phân bố chủ yếu ở bản Khau Lềm. + Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) chiếm 8,1%, phân bố củ yếu ở bản Cốc Lùng.

+ Đất phù sa ảnh hưởng cácbonát (Pk): chiếm 10%, phân bố chủ yếu ở

Nà Rị, Nà Khao, Đông Láng.

Bng 4.1: Hin trng s dng đất đai ca xã Nam Tun năm 2013

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.702,04 100,00 Đất nông nghiệp 3.388,67 91,54 Đất sản xuất nông nghiệp 830,41 22,43 Đất trồng cây hàng năm 733,72 19,82 Đất trồng lúa 590,25 15,94 Đất trồng cây hàng năm khác 106,94 2,89 Đất trồng cây lâu năm 133,22 3,60 Đất lâm nghiệp 2.551,16 63,51 Đất rừng sản xuất 200,00 5,40 Đất rừng phòng hộ 2.351,16 63,51 Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,10 0,19

Đất phi nông nghiệp 269,48 7,28

Đất ở 58,57 1,58

Đất ở tại nông thôn 58,57 1,58

Đất chuyên dùng 151,20 4,08

Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,79 0,02

Đất quốc phòng 28,66 0,77

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,03 0,03

Đất có mục đích công cộng 102,72 2,77

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,49 0,07

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 57,22 1,55

Đất chưa sử dụng 43,89 1,19

Đất bằng chưa sử dụng 0,44 0,01

Đất đồi núi chưa sử dụng 43,45 1,17

Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở trên cho ta thấy, cư cấu sử dụng đất trong xã nhìn chung tương đối hợp lý. Tỷ lệ đất nông nghiệp đã đưa vào sử

dụng chiếm 91,54% diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ đất phi nông nghiệp đưa vào sử dụng chiếm 7,28% diện tích đất tự nhiên của xã, tỷ lệ này khá cao so với các xã lân cận và so với bình quân chung của huyện, đất chưa sử

dụng còn 1,19% diện tích đất tự nhiên. Trong những năm tới sẽ khai thác triệt để diện tích đất có khả năng sử dụng để đưa vào các mục đích khác nhau của xã.

Dựa trên số liệu diện tích đất đai cho các mục đích sử dụng của xã Nam Tuấn, có thể đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc sử dụng

đất với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã như sau:

+ Mặt tích cực:

Quy mô và tỷ lệ diện tích bố trí cho sản xuất nông nghiệp cao (chiếm 22,43% tổng diện tích đất tự nhiên) là sự bố trí sử dụng tích cực, thích hợp trong điều kiện hiện tại, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Điều đó được thể hiện qua các mặt:

- Khai thác tối đa quỹđất đai vào sản xuất nông nghiệp.

- Sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn lao động tại chỗ.

- Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm với số

lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dung của xã hội, đồng thời là nguồn nguyên liệu thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến.

- Đất trồng lúa tương đối ổn định về quy mô và diện tích, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã được đầu tư cơ bản,như

các phai đập và bê tông được 72 km kênh mương, cơ sở hạ tầng. Công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân, được triển khai sâu rộng đã tạo điều kiện và góp phần nâng cao dần về chất lượng, ổn định nguồn lương thực với mục tiêu an toàn lương thực trong nhân dân.

- Đất trồng thuốc lá, với 441 ha chiếm 74,71% đất trồng lúa hàng năm, với năng suất 21,1 tạ trên ha, sản lượng 930,51 tấn. Đây là diện tích lớn nhất so với các cây hoa mầu vụ đông xuân khác, đồng thời làm ra sản lượng cũng như thu nhập lớn và hiệu quả nhất.

+ Mặt hạn chế:

Việc phân bố các loại đất của xã còn lẻ tẻ, manh mún, do tính chất địa hình, một số hộ dân chưa tiếp thu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao, công tác tập huấn đào tạo nghề cho nông dân, cơ chế chính sách sản xuất, tiêu thụ hàng hoá chưa được đảm bảo. Nên ảnh hưởng đến sức thu hút và hiệu quả đầu tư khai thác các lợi thế về tài nguyên đất, nguồn sản phẩm nông nghiệp.

Cơ cấu sử dụng đất của xã Nam Tuấn được thể hiện qua hình 4.1.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca xã Nam Tun 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong khu vực, nền kinh tế của xã đã và đang ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ

có đường lối mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, những nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế thị trường cộng với các ưu thế về vị trí địa lý, đất đai đã có những chuyển biến tích cực về chăn nuôi, trồng trọt. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đạt kết quả tốt góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã. Tổng sản lương lương thực có hạt được 3.175,19 tấn so với năm 2012 tăng 141,61 tấn, nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14% (Năm 2012 đạt 12%). Nhìn chung tình hình kinh tế của toàn xã đã có những chuyển biến đáng kể

năm sau cao hơn năm trước

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của xã đã có những bước phát triển đáng kể, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt theo kế hoạch, tình hình chính trịổn định, nền kinh tế đã có bước phát triển, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bng 4.2: Thc trng phát trin kinh tế xã Nam Tun năm 2013

Chỉ tiêu Cơ cấu

(%)

Sản xuất nông nghiệp 80

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 10 Dịch vụ, thương mại, ngành nghề khác... 10

(Nguồn số do UBND xã Nam Tuấn)

Qua bảng trên ta thấy sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã chiếm 80%, bên cạnh đó dịch vụ và thương mại đang dần có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã chiếm 10%.

Điều này cho ta thấy được thực trạng cơ cấu kinh tế của xã đang từng bước chuyển dịch sang thương mại và dịch vụ, nếu tỷ trọng dịch vụ và thương mại tăng dần hơn thì sẽ đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Bng 4.3: Tăng trưởng v thu nhp và đời sng ca người dân xã Nam Tun

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

1 Tổng giá trị thu nhập tỷ/năm 43 55 60 2 BQTN đầu người Tr.đ/năm 11 14 15

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,2 9,8 7,8

(Nguồn: UBND xã Nam Tuấn)

Quan bảng trên ta thấy được tổng giá trị thu nhập năm 2013 đạt 60 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với năm 2011, điều này cho thấy sự chuyển biến về dịch vụ và thương mại của xã đã và đang dần mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tăng lên đáng kể,

đời sống của người dân dần được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 chiếm tỷ lệ là 10,2%, đến năm 2012 là 9,8% và đến năm 2013 giảm xuống còn 7,8%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.

Bng 4.4: Thu nhp ca h gia đình ti xã Nam Tun năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị Mức độ

1 Thu nhập của hộ gia đình (đồng/năm) 16.000.000 2 - Sản phẩm sản xuất gia đình cung cấp đủ

lương thực cho gia đình

- Chi phí tiền mặt cho nhu cầu tối thiểu của gia đình (đồng/năm) - Nhà kiên cố (%gia đình) (đồng/năm) (%gia đình có) 75 5.236.037 25 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Qua bảng trên ta thấy trung bình thu nhập của một hộ gia đình ở xã Nam Tuấn vào khoảng 16 triệu đồng trên một năm. Vẫn còn tới 25% hộ gia

đình cho rằng sản xuất nông nghiệp của gia đình không cung cấp đủ lương thực. Chi tiêu trong gia đình vẫn còn hạn chế, chủ yếu tiền bán từ các sản phẩm nông nghiệp được sử dụng để mua thêm thức ăn và các nhu cầu tối thiểu trong gia đình.

4.1.2.3. Phát triển các ngành kinh tế

* Trồng trọt

Thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh và của huyện như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng cánh đồng giá trị 50 triệu

đồng/ha/vụ/năm. Đảng bộ và chính quyền xã đã tăng cường vận động nhân dân tích cực chủ động tiếp thu, khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới, cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sử dụng đồng thời phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp, kết hợp với sự huy động đóng góp từ

các nguồn vốn để xây dựng, củng cố hệ thống thuỷ lợi phát huy tốt phục vụ sản xuất. Mô hình sản xuất tập trung được thực hiện tốt, tạo điều kiện để

quy hoạch sản xuất và tích tụ quỹđất phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cụ thể năm 2013 tổng diện tích trồng cây thuốc lá là 441ha, năng

suất đạt 21,1 tạ/ha, sản lượng 930,51 tấn, tổng sản lượng cây có hạt vụ

xuân: lúa 177,81 tấn + ngô 312,2 tấn = 490,01 tấn/ 439,9 tấn kế hoạch = 111%. Ngoài ra trên địa bàn xã còn trồng một số loại cây khác như: lạc, cây

ăn quả như nhãn, mân, ổi,… nhưng chưa tạo được những vùng trang trại lớn mà chỉở tầm quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ.

Bng 4.5: Din tích, năng sut, sn lượng mt s cây trng chính ca xã (giai đon 2011 - 2013) STT Chỉ Tiêu 2011 2012 2013 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1 Lúa (cả năm) 197 120 15.833 192,6 122 15.482 195,09 116 15.108 2 Cây hoa mầu 102 25 3.120 102,5 27 3.210 100,97 34,5 5435 3 Đất trồng cây lâu năm 77,72 10 70 77,72 9,12 55,6 77,72 8,98 55 4 Đất trồng thuốc lá 424 18,6 890,56 440 20,7 908,51 441 21,1 930,51 5 Đất trồng cỏ 7,8 7,8 7,8 Tổng diện tích đất 807,49 813,59 822,6

(Nguồn: UBND xã Nam Tuấn )

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích cây trồng chính chủ yếu của xã là cây lúa và hoa mầu, còn những cây công nghiệp khác như cây thuốc lá lá. Qua đây chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụở đây diễn tương đối. Tuy

nhiên, năm 2013 năng suất trồng cây thuốc lá lá của địa phương cũng tăng lên đáng kể so với năm 2011 từ 18,6 tạ/ha lên 21,1 tạ/ha. Điều này phần nào cho thấy người dân trong xã đã biết đầu tư vào cây thuốc lá lá..

Có thể nói tiềm năng đất đai cho canh tác nông nghiệp tại xã còn có thể mở rộng được nếu giải quyết được các vấn đề như: thủy lợi, kỹ thuật, chế biến, khâu tiêu thụ sản phẩm.

Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích đất sản xuất dành cho nông nghiệp qua các năm không có sự biến động lớn, nhưng về năng suất lúa bình quân của xã cần phải phát huy hơn nữa để tăng năng suất và sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp lương thực tại địa phương.

Bng 4.6: Ý kiến ca người nông dân v sn xut nông nghip

Ý kiến của nông dân về sản xuất nông nghiệp Đánh giá (%)

- Hệ thống sản xuất nghèo nàn - Thiếu sựđầu tư cho sản xuất - Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp 87,00 73,16 65,52 Nguyên nhân chính

- Chi phí hoạt động sản xuất quá cao - Thiếu giống mới và kỹ thuật - Cơ sở hạ tầng kém - Các lý do khác 65,52 45,20 37,51 23,61 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Tuấn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)