- Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsoft Office Excel.
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích thống kê mô tả để
phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã.
- Phương pháp đánh giá phân tích thông qua lấy ý kiến của nông dân trong điều tra hộ dân và thảo luận nhóm.
- Phương pháp SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo từng lĩnh vực cụ thể.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những đặc điểm cơ bản của xã Nam Tuấn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Nam Tuấn nằm ở phía Đông bắc của huyện Hoà An, có Tỉnh lộ
203 ( đường Hồ Chí Minh) chạy qua, cách trung tâm huyện 10 km, có tổng diện tích tự nhiên là 3.702,04 ha, chiếm 5,61% diện tích của huyện. Các vị
trí tiếp giáp của xã như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hà Quảng. - Phía Nam giáp xã Đức Long. - Phía Đông giáp xã Đại Tiến. - Phía Tây giáp xã Dân Chủ.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình của xã được chia làm 3 dạng chính sau:
-Phía Bắc là dạng địa hình núi đá có độ cao từ 500 – 800 m, chỉ phù hợp cho khoanh nuôi phục hồi rừng khai thác làm nguyên liệu chăn nuôi gia súc.
- Phía Nam và Đông Nam là đồi đất thấp, có độ cao từ 400 – 500m.
Đây là vùng đồi núi nằm xen kẽ với các thung lũng nhỏ được hình thành trên các loại đá Spin, Sa thạch và Phiến thạch sét. Với đặc điểm địa hình này vào mùa mưa đất bị rửa trôi mạnh, nên cần có biện pháp trồng rừng, trồng cây ăn quả xen kẽ trồng màu để bảo vệ đất.
- Phía Nam là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo sông Nà Đán, dọc theo đường liên xã Lạc Long - Đại Tiến và ở các
xóm: Nà Khá, Nà Ngoải, Bó Báng, Nà Ban,… Có độ cao trung bình 300m, thích hợp cho trồng lúa, màu,cây công nghiệp ngắn ngày, như cây thuốc lá,
đậu tương,…
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Xã Nam Tuấn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, có gió Đông Nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s.
- Nhệt độ: Nam Tuấn có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 – 230C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39,90C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) 8,20C.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.669 giờ.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.400mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 – 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước.
- Độẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 77 – 85%.
- Gió bão: Nam Tuấn so với các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của bão, lốc, mưa đá.
4.1.1.4. Thủy văn
Xã Nam Tuấn có nguồn nước mặt tương đối phong phú, có con sông Nà Đán bắt nguồn từ phía Bắc chảy dọc theo hướng Bắc Nam, ngoài ra xã còn có hệ thống đầm, hồ nằm rải rác trong xã là nguồn cung cấp nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên nước ngầm có trữ lượng khá phong phú hiện nay đang được khai thác để cung cấp nguồn nước sạch cho toàn xã.