Phân tích SWOT về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Tuấn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 78)

thc trên địa bàn xã Nam Tun

1. Điểm mạnh (S)

- Vị trí địa lý: Địa bàn rộng, có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng thuận lợi cho việc phát triển hệ

thống trồng trọt chăn nuôi tại địa phuơng.

2. Điểm yếu (W)

- Là một xã cách thành phố Cao Bằng 20km, xa cách trung tâm và các thị

trường lớn nên khó khăn cho phát triển kinh tế hàng hóa.

- Khí hậu thuỷ văn: Hệ thống sông, suối, phân bố đều, thuận lợi cho cung cấp và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên lớn là điều kiện thuận lợi

để phát triển ngành kinh tế nông lâm nghiệp hàng hoá, đa dạng cả về

trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. - Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ: Công tác xoá đói giảm nghèo đã

đạt được kết quả đáng khích lệ, Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ

nhân dân ngày càng được cải thiện. -Lao động: có nguồn lao động dồi dào, nguời dân có kinh nghiệm tích cực sáng tạo trong sản xuất

nhiều cơ hội để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.

- Chưa có phát hiện về các nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị.

- Khí hậu nhiệt đới có mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè và thiếu nước vào mùa đông .

3. Cơ hội (O)

Đuợc sự quan tâm đầu tư của lãnh

đạo các cấp chính quyền, các cơ

quan ban ngành.

Thị trường được mở rộng cho các sản phẩm nông nghiệp. 4. Thách thức (T) Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ảnh huởng đên năng suất cây trồng vật nuôi. Huy động vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. 4.2.3. Tng hp kết qu so sánh hin trng xã Nam Tun vi b tiêu chí Quc gia v NTM

- Về tiềm năng tài nguyên, đất, nước, rừng với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phục vụ dân sinh, những lợi thế phát triển của xã...

- Về đặc điểm nhân lực, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đến việc xây dựng nông thôn mới:....

- Khái quát những mặt đạt được và chưa đạt được trong xây dựng nông thôn trên địa bàn xã so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia.

4.3.2.1. Các tiêu chí đã đạt

Gồm 12 tiêu chí: Tiêu chí số 1 về quy hoạch; tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí số 14 về giáo dục; tiêu chí số 16 về văn hoá; tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị; tiêu chí số 19 về an ninh trật tự

xã hội; tiêu chí số 3 về thuỷ lợi; tiêu chí số 7 về chợ nông thôn; tiêu chí số

10 về thu nhập; tiêu chí số 11 về hộ nghèo; tiêu chí số 8 về bưu điện; tiêu chí số 12 về lao động.

4.3.2.2. Các tiêu chí chưa đạt chuẩn so với bộ tiêu chí Quốc gia

Gồm 7 tiêu chí: Tiêu chí số 2 về giao thông; tiêu chí số 4 về điện; tiêu chí số 5 về trường học; tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá; tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư; tiêu chí số 15 về y tế; tiêu chí số 17 về môi trường.

4.3. Mức độ tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Nam Tuấn trên địa bàn xã Nam Tuấn

Bng 4.16: S hiu biết ca người dân v xây dng NTM qua các kênh thông tin

STT Kênh thông tin Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Chính quyền xã 11 24.4

2 Phương tiện thông tin đại chúng 12 26,6 3 Qua các tổ chức đoàn thể, địa

phương

45 100

4 Các nguồn khác 0 0

5 Không nhận được thông tin 0 0

Qua bảng 4.16 có thể thấy rằng nhìn chung người dân và chính quyền địa phương đã có sự chủđộng quan tâm tới việc xây dựng NTM cụ

thể: có 45 hộ chiếm 100% việc tìm hiểu NTM qua các tổ chức đoàn thể đọa phương, không có người dân nào không biết về nhưng thông tin về

NTM. Như vậy về cơ bản phong trào xây dựng NTM đã được triển khai nhanh chóng và sâu rộng tới mỗi người dân, vấn đề quan trọng hơn là cần thúc đẩy người dân khi tìm hiểu về NTM thì cần có những hành động thiết thực hơn, kết hợp với chính quyền địa phương để chung tay xây dựng NTM.

Bng 4.17: S tham gia, đóng góp ca người dân cho hot động xây dng NTM

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 45 100 2 Phát triển kinh tế 3 6,67 3 Các hoạt động văn hóa – xã hội 7 15,5 4 Hoạt động bảo vệ môi trường 8 17,8 5 Các hoạt động khác … 2 4,4 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Qua bảng 4.17 ta thấy rằng đa số người dân đã rất tích cực trong các phong trào tham gia xây dựng NTM, đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng, 100% các hộ dân tham gia hiến đất, hiến công để xây dựng xơ sở hạ tầng. Các hoạt động văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường cũng được người dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Sự tham gia đóng góp của người dân là việc làm quan trọng trong chương trình xây dựng NTM, bởi vậy chính quyền địa phương cần có những biện pháp mềm dẻo và linh hoạt để người dân có thể

4.4. Các giải pháp thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Nam Tuấn xã Nam Tuấn

4.4.1. Nguyên tc v NTM

Mô hình NTM của xã Nam Tuấn được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công sức, vật liệu, hiến

đất, tiền của,… để xây dựng mô hình NTM. Trong đó nguyên tắc cơ chế hỗ

trợđược thực hiện như sau:

Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho công trình xây dựng cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, đường giao thong nông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng, phát triển sản xuất và dịch vụ, nhà văn hóa và công trình thể thao thôn, bản, hạ tầng các khu sản xuất tập trung tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Mức hỗ trợ ngân sách trung

ương căn cứđiều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với nguồn ngân sách nhà nước và các công trình, dự án lồng ghép hàng năm.

Sử dụng tối đa lao động địa phương như: vật liệu xây dựng, đất đai, lao động… vận động các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản trên địa bàn, để thực hiện các nội dung chương trình NTM, làm sao vừa giải quyết được việc làm, vừa tăng thu nhập, vừa cải thiện

được đời sống của người dâ trong xã.

Ngoài ra còn có thể huy động nguồn vốn từ các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư, và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác (UBND xã Nam Tuấn).

4.4.2 Mt s gii pháp c th để thc hin các tiêu chí xây dng chương trình NTM ti xã Nam Tun trình NTM ti xã Nam Tun

4.4.2.1. Xây dựng quy hoạch

- Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:

Vận động người dân nông thôn tiến hành dồn điền, đổi thửa đất sản xuất, để tạo được diện tích tập trung cho mỗi hộ tham gia sản xuất hàng hoá tại cánh đồng đã được quy hoạch, với phương châm các hộ gia đình tự

nguyện bàn bạc thống nhất, chính quyền xã tạo điều kiện làm thủ tục cấp lại quyền sử dụng đất kịp thời cho cho người nông dân.

Nâng cao vai trò của khuyến nông, khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Cách thức tuyên truyền nhân rộng mô hình khuyến nông; kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc - giống, thức ăn, canh tác, bảo vệ thực vật, thú y, hình thức tổ chức - câu lạc bộ khuyến nông.

Phát triển nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y.

Thành lập các tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Hội nông dân cùng sở thích, nhóm liên kết…

Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất quy mô vừa và nhỏ.

Xây dựng các dịch vụ cộng đồng về tiếp thị nông sản và vật tư nông nghiệp. - Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới:

Cần tiến hành bố trí một cách hợp lý mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái...

- Giải pháp về quy hoạch khu dân cư mới:

Cần bố trí khu dân cư mới sao cho thuận lợi nhất, vừa có thể giao lưu chia sẻ những bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa có thể học hỏi kết hợp với văn hóa mới của dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn xã.

4.4.2.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

Căn cứ vào đánh giá thực trạng và quy hoạch, đối chiếu với bộ tiêu chí NTM, xác định rõ ở từng thôn, bản và xã cần nâng cấp hoặc xây dựng mới những hạng mục khối lượng từng loại công trình nào, tận dụng tối đa các công trình hiện có. Xác định thứ tự ưu tiên xây dựng các công trình cụ

thể từ nay đến năm 2015.

- Giải pháp về giao thông:

Khuyến khích, vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ cho việc lưu thông, đi lại, trao

đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi.

Đường giao thông đến trung tâm xã, trụ sở xã lấy kinh phí hỗ trợ

100% từ trung ương.

Đường trục thôn, đường ngõ vào nhà dân, đường nội đồng thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát sỏi, nhân dân thực hiện thi công.

- Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, xã hội như: Trường học, hệ thống điện, chợ, bưu điện và cơ sở vật chất văn hóa xã:

Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cần tiến hành rà soát, đánh giá xem những chỉ tiêu nào còn thiếu và chưa đạt những yêu cầu, thì báo cáo lên cấp trên, để được phê duyệt và tiến hành xây dựng theo kế hoạch triển khai lồng ghép thực hiện từng chỉ tiêu theo tiến độ, lịch trình của dự án.

4.4.2.3. Phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất

- Giải pháp về nâng cao thu nhập:

Mỗi xã quy hoạch vùng đất cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, phát triển trang trại trên địa bàn các thôn, bản.

Tạo ra những cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu của người dân như: Hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp để tổ chức sản xuất, đặc

biệt ưu tiên cho người nghèo, tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương. Khuyến khích sự đầu tư

từ các cá nhân, các tổ chức từ bên ngoài nhằm khai thác triệt để nguồn lực của địa phương một cách có hiệu quả.

Từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm cho những người dân thất nghiệp.

Xây dựng kế hoạch để đào tạo nghề cho nông dân để chuyển lao

động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Đối với ngành nông nghiệp, cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần thay đổi các giống cây trồng đã tồn tại lâu trên địa bàn có năng suất thấp bằng các giống cho năng suất cao chịu điều kiện khắc nghiệt tốt. Thay những khu đồi núi trọc vào việc trồng rừng, trồng cây lấy gỗ, trồng cây ăn quả...

- Giải pháp về hình thành các tổ chức sản xuất:

Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc hình thành các tổ chức sản xuất, các HTX, các câu lạc bộ, nhóm những người cùng sở thích… để giúp

đỡ nhau trong sản xuất.

Đổi mới tổ chức, nội dung hoạt động cho HTX theo hướng HTX kinh doanh tổng hợp bao gồm: Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; sản xuất giống; cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ sản xuất và đời sống. Củng cố các tổ dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản, sửa chữa điện, cơ khí để có thể làm dịch vụ, thuận tiện, hiệu quả theo yêu cầu của các hộ.

Tổ chức một số chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của HTX, nông dân hoặc khu trang trại với doanh nghiệp và nhà khoa học trong sản xuất, chế biến nông sản.

Khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trên địa bàn xã.

4.4.2.4. Văn hoá, xã hội và môi trường.

- Giải pháp về xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh: Bổ sung các quy ước về nề nếp sống văn hoá vào hương ước xây dựng làng văn hoá ở các thôn

Có nhà văn hoá thôn, sân thể thao thôn; có các hoạt động tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên.

Thi đua thực hiện phát động các phong trào: “Làng văn hoá”, “Gia đình văn hoá” , “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…

- Giải pháp về giáo dục:

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung giáo viên đủ và đạt chuẩn, nếu thiếu phải có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn.

Duy trì phổ cập THCS.

Có chính sách khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

Cần đẩy mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nâng cao vai trò hỗ trợ tích cực của giáo viên, và tinh thần chủ động học tập của học sinh, chống bệnh tiêu cực và thành tích trong thi cử.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã: Mở các lớp tập huấn về nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu đào tạo của người dân có định hướng của chính quyền.

- Giải pháp về bảo vệ môi trường nông thôn:

Hỗ trợđể các hộ dân trong thôn được sử nước hợp vệ sinh

Phát động các phong trào cộng đồng vì môi trường xanh, sạch, tổ

thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ đường giao thông và các công trình công cộng…

Hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp sạch, phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp cổ truyền tránh sự lạm dụng vào các yếu tố hoá học

độc hại.

Các chất thải phải được thu gom và xử lý theo quy định, thành lập tổ

quản lý phân công trách nhiệm cho việc thu gom rác thải.

Vận động các hộ dân xây dựng 3 công trình vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi) hợp vệ sinh.

Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi lớn xây dựng hầm khí sinh học Biogas xử lý chất thải chăn nuôi.

Quy tập và cải tạo nghĩa trang hiện có, hình thành khu vực nghĩa trang cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai.

4.4.2.5. Nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức chính trị

Quan tâm và có chính sách ưu tiên hợp lý để khuyến khích cán bộ tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo đội ngũ

cán bộđáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và phát triển địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Tuấn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)