Giải pháp đối với tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 83)

3 năm 2011 201

4.3.2.4.Giải pháp đối với tài nguyên môi trường

- Tăng cường công tác quản lý đất đai, tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để đưa vào áp dụng cho giai đoạn 2012 - 2015

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch quy hoạch đất mở rộng nghĩa địa, làm tốt công tác bảo quản, quản lý các khu vực nghĩa địa.

- Tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất ở vùng còn lại.

- Tiếp tục kiểm kê quỹ đất của các tổ chức theo chỉ thị số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường biện pháp xử lý việc vi phạm môi trường đặc biệt là tệ nạn vứt rác thải ở các cống sông, kênh mương.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng đất đai trên địa bàn để kịp thời xử lý không để tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Đắc Sơn là vùng kinh tế có nhiều triển vọng của huyện là cửa ngõ phía Qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của xã qua 3 năm cho thấy nền kinh tế đang có sự tăng trưởng kinh tế khá ổn định, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tốt. Tuy nhiên đây là kết quả ban đầu, còn rất nhiều khó khăn thách thức đang ở phía trước. Tốc độ phát triển vẫn còn thấp, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phân bố không đồng đều, chưa hợp lý. Sự nghiệp phát triển xã hội vẫn đòi hỏi chúng ta cần có nhiều giải pháp khắc phục. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản, các giải pháp đề ra phải phản ánh được tình hình thực tế của địa phương song lại phải phù hợp với đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Có tính khả thi thiết thực đó là đem lại đời sống ấm no cho nhân dân

5.2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã không những dựa vào nỗ lực của bản thân mà còn cần rất nhiều sự giúp đỡ từ bên ngoài. Do vậy tôi có một số kiến nghị sau.

+ Cấp xã

- Phải đi sâu đi sát với từng cơ sở, nắm bắt thông tin nhanh, xử lý kịp thời có hiệu quả.

- Chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm có được những giải pháp hợp lý nhất trong từng giai đoạn ở từng thôn xóm.

- Thường trực HĐND - UBND cần phát huy hơn nữa, năng lực điều hành vào trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đại biểu HĐND đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức đánh giá chất lượng đại biểu HĐND, cán bộ UBND một cách nghiêm túc xử lý kịp thời những đại biểu, những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, kiên quyết loại bỏ những cán bộ vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.

- Đề nghị nhà nước, các cấp quan tâm tới chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách của các ban ngành cấp xã. Hiện nay, chế độ quá thấp dẫn đến tình trạng không yên tâm công tác.

+ Đối với nhân dân

.Luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất. Mạnh dạn đóng góp ý kiến, trình bày những nhu cầu nguyện vọng của mình với cấp trên để kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo điều hành đem lại quyền lợi thỏa đáng cho nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.

2. Bộ chính trị (1988), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Châu, bài giảng môn: Kinh tế phát triển nông thôn, khoa Kinh

tế và phát triển nông thôn – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2007).- 4. Các bản báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã Đắc Sơn từ năm 2011

đến 2013.

5. Nguyễn Sinh Cúc (2003), tổng cục thống kê. Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 2003.

6. Bùi Xuân Dũng, 2005, Bài giảng rừng và môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây.

7 Nguyễn Hữu Hồng, Bài giảng phát triển cộng đồng Trường đại học nông lâm Thái Nguyên.

8. Phí Thị Hồng Minh, bài giảng dân số và phát triển nông thôn, đại học nông lâm Thái Nguyên.

9. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của UBND xã Đắc Sơn.

10. Báo cáo con số và sự kiện số tháng 1,2 năm 2013 của tổng cục thống kê. 11. Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên năm 2013.

12. Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam nhà xuất bản chính trị quốc qua.

15. Số liệu của văn phòng thống kê, ban địa chính, ban dân số, ban văn hóa, ban chính sách, ban nông nghiệp và kinh tế hạ tầng nông thôn, trường học, Y tế xã Đắc Sơn

16. Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia.

17. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số 1,2 năm 2013 18 Http://www.dangcongsanvietnam.org.com.vn. 19. Http://www.bonongnghiep.org.com.vn.

20.Http://www.dcrd.gov.vn/images/2009/04/ket%20luan%20cua%20BCT551 .doc.

PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu số:... Người điều tra: Lục Thị Hiền

I. Thông tin chung về hộ

1.1. Họ tên chủ hộ:...Tuổi... 1.2. Địa chỉ: Thôn... Xã...….. Huyện Phổ Yên

1.3. Dân tộc:... 1.4. Trình độ học vấn………... 1.5. Số nhân khẩu………. ...1.6. Số lao động………. 1.7.Chuyên môn đào tạo (chưa đào tạo, sơ cấp, trung cấp, đại học)………. 1.8. Phân loại hộ theo nghề nghiệp (thuần nông, hỗn hợp, phi nông nghiệp) 1.9. Phân loại kinh tế hộ (Không nghèo, cận nghèo, nghèo):...

2. Kinh tế nông nghiệp của hộ

Sản xuất ngành trồng trọt (kể cả lâm nghiệp)

2.1. Diện tích đất canh tác của hộ:……… ha 2.2. Diện tích rừng và đất rừng ………ha

2.3. Diện tích đất thuê trong 12 tháng qua……….ha

TT Cây trồng Diện tích (sào) Cơ cấu (%) Sản lượng (tạ) Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Ghi chú 1 Lúa 2 Ngô 3 Sắn 4 Dong riềng 5 Khoai lang 6 Lạc 7 Đậu tương

8 Cây lâm nghiệp

9 Cây khác 1

10 Cây khác 2

11 Cây khác 3

Sản xuất ngành chăn nuôi

2.6. Sốđầu vật nuôi năm 2013

TT Vật nuôi Số con Cơ cấu (%) Sản lượng (tạ) Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Ghi chú 1 2 Trâu 3 4 Ngựa 5 Lợn 6 7 Vịt 8 Ao cá (mét vuông) 9 Vật nuôi khác 1 10 Vật nuôi khác 2 11 Vật nuôi khác 3

3. Kinh tế phi nông nghiệp và cơ cấu thu nhập của hộ

*. Hoạt động phi nông nghiệp nào sau đây gia đình đang thực hiện? (x vào ô thích hợp) TT Hoạt động phi nông nghiệp X vào ô thích hợp Mô tả chi tiết Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Ghi chú 1 Thương mại, buôn bán 2 Dịch vụ (sản xuất, đời sống) 3 Chế biến nông lâm sản 4 Ngành nghề 5 Phi nông nghiệp khác 1 6 Phi nông nghiệp khác 2 7 Phi nông nghiệp khác 3

3.3. Thu nhập: Nông nghiệp………….%, phi nông nghiệp…………% (tổng cộng là 100%)

3.4. Thu nhập: Trồng trọt………%, chăn nuôi……….% (tổng cộng là 100%)

4. Tình hình văn hóa xã hội của hộ.

4.1. Tình trạng chăm sóc sức khỏe của gia đình năm 2013 ( đánh dấu x vào ô trống).

Đến bện viện khám định kỳ - Có - Không Khi bị ốm thì: - Để tự khỏi - Tự mua thuốc - Đến trạ xá, bệnh viện Khác( kết hợp y cổ truyền...)

4.2. Tình hình về giáo dục của hộ năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Người Trình độ học

vấn của trẻ em

- Số trẻ em được đến trường học

- Số trẻ em không được đến trường học - Tốt nghiệp tiểu học

- Tốt nghiệp THCS - Tốt nghiệp THPT

- Đỗ trung cấp chuyên nghiêp - Đỗ cao đẳng

4.3. Vấn đề lao động của ( Đánh dấu x vào ô có, không ) Chỉ tiêu ĐVT (Người) Số lượng lao động ( Người ) - Tổng số LĐ người

+ LĐ nông nghiệp người

+ LĐ phi nông nghiệp người

- LĐ qua đào tạo người

- LĐ chưa qua đào tạo người

4.4. Về văn hóa

Chỉ tiêu Có Không Các hoạt động

lễ hội văn hóa. - Gia đình thuộc diện gia đình văn hóa

- Gia đình có người có công với cách mạng

- Gia đình có tham gia các lễ hội tại địa bàn xã

- Một số hoạt động lễ hội văn hóa mà gia đình tham gia tại địa phương

Người phỏng vấn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

"Về việc: Thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại đơn vị"

Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐẮC SƠN XÁC NHẬN

Sinh viên: Lục Thị Hiền Sinh ngày: 23/09/1991

Lớp: Phát triển nông thôn- K42 - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên Đã liên hệ thực tập tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ ngày 13/01/2014 đến ngày 25/04/2014.

Đề tài: Nghiên cứu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái nguyên.

Trong thời gian thực tập tại xã Đắc Sơn sinh viên Lục Thị Hiền đã nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan. Có lối sống giản dị, hòa nhã với mọi người, có tinh thần học tập cao. Nghiên cứu, ghi chép đầy đủ, các tài liệu có liên quan tới chuyên về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, tích cực học hỏi kinh nghiệm, trau đồi kiến thức.

Ủy ban nhân dân xã Đắc Sơn đã hết sức tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên Lục Thị Hiền có thời gian và các tài liệu cũng như tham gia hội thảo chuyên đề, các hoạt động. Rất mong Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học nông lâm Thái Nguyên tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt đề tài này.

Đắc Sơn, ngày tháng năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 83)