3 năm 2011 201
3.3.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Tổng hợp toàn bộ các số liệu, tài liệu về công tác quản lý và báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã qua 3 năm 2011 - 2013.
- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu thập được xem xét những mặt làm được và hạn chế trong việc phát triển kinh tế xã hội của xã qua 3 năm 2011 - 2013.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia để đi đến giải pháp, đẩy mạnh tiến độ phát triển kinh tế xã hội của xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp kế thừa các tài liệu chọn lọc đã có: Thu thập, đánh giá các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước và lựa chọn các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng + Vị trí địa lý + Vị trí địa lý
Đắc Sơn là xã kinh tế trọng điểm nằm ở cửa ngõ phía tây của huyện Phổ Yên có ranh giới chung với 5 xã. Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Minh Đức, xã Vạn Phái, phía Nam giáp với xã Nam Tiến, phía Đông giáp với xã Đồng Tiến và Hồng Tiến, phía Bắc giáp thị xã Sông Công. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1442.82 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 1221,71 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 165,61 ha, diện tích đất chưa sử dụng 1.97 ha
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông thôn. Trong đó có giao thông, nên đường sá trong toàn xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa khang trang sạch đẹp. Đường liên xã, liên thôn xóm, các tuyến đường ra các nghĩa địa và đường phục vụ nhu cầu sản suất tổng số 35 km, kinh phí Nhà nước đầu tư hỗ trợ 30% nhân dân đóng góp 70% đầu tư đổ bê tông hóa với chiều rộng mặt đường từ 2m đến 3,5m giúp nhân dân đi lại rất thuận lợi.
Theo hướng Đông Bắc có trục đường Quốc lộ 3, hướng Đông Tây có đường tỉnh lộ 261 từ thị trấn Ba Hàng - xã Đắc Sơn - huyện Đại Từ và huyện lộ Đắc Sơn đi xã Vạn Phái, xã Thành Công nên rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa.
+ Địa hình Xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là vùng đất bán sơn địa, địa hình trung du miền núi. Có diện tích tự nhiên 14,42 km2
trong đó diện tích tự nhiên là 1442.82 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 1164,65 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 165,91 ha, diện tích đất chưa sử
dụng 1.97 ha. Khu đất dân cư nông thôn 110,29 ha. Địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thổ nhưỡng
- Đất đai của xã chia thành các loại chính sau:
+ Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ phân bố ở vùng trung tâm xã, có diện tích 512,80 ha chiếm khoảng 35,29% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
+ Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở phía Tây xã, có diện tích là 531 ha, chiếm khoảng 36,55% tổng diện tích tự nhiên toàn xã
+ Đất phù sa ngòi suối có diện tích 180,50 ha phân bố chủ yếu ở trung tâm xã chiếm khoảng 12,56% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
+ Đất dốc tụ phân bố ở phía Đông Bắc, có diện tích 131,80 ha chiếm hoảng 9,70% tổng diện tích toàn xã.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố ở phía nam xã có diện tích 16,50 ha chiếm khoảng 1,14% tổng diện tích toàn xã.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy các loại đất chủ yếu là đất thịt đã qua cải tạo, mạch nước ngầm thấp, kết cấu chắc. Về màu sắc có thể phân biệt hai tầng rõ rệt: Tầng trên mặt thường có màu xám vàng. Tầng dưới có màu vàng.
4.1.1.2. Khí hậu thời tiết, thủy văn và sông ngòi
- Xã Đắc Sơn nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ.khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Trong năm chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
+ Mùa đông (hanh, khô) từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít
+ Mùa hè (mùa mưa), nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, gió mùa Đông Nam thịnh hành
+ Mùa xuân và mùa thu là 2 mùa có tính chuyển tiếp giữa mùa đông sang hè và hè sang đông, 2 mùa này khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.020 mm. Lượng mưa cao nhất năm 2.480 mm (tập trung vào tháng 6,7,8). Lượng mưa thấp nhất là 912 mm, tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, tháng có nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 370C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1,2) là 90C. Số giờ nắng trong năm từ 1200 đến 1500 giờ được phân bố đồng đều trong năm
- Chế độ gió: Vào mùa thu, Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa Xuân chịu ảnh hưởng của hướng gió từ Bắc đến Tây Nam, mùa Hạ chịu ảnh hưởng của gió Tây khô, nóng.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 82% cao nhất là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6,7,8. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11,12 với 57%.
- Trong năm có 3 mùa gió chính:
+ Gió Đông Bắc vào mùa đông thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
+ Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 11. + Gió Tây Nam vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6 * Hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 thường có mưa nhiều và dài ngày gây úng, lũ lụt thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp
- Hàng năm, xã phải gánh chịu khoảng 5 đến 6 cơn bão từ tháng 3 đến tháng 10 với sức gió lên đến cấp 6 gây thiệt hại cho đời sống nhân dân
* Thủy văn.
- Sông Công chảy dọc theo biên giới phía Đông Bắc, trên đường ranh giới giữa xã Minh Đức và xã Đắc Sơn, xã Đắc Sơn và xã Nam Tiến.
- Xã Đắc Sơn có dòng sông Công chảy qua từ đầu xã đến cuối xã với tổng chiều dài khoảng 8 km, chiều rộng từ 80 - 140m. Thuận lợi cho các trạm bơm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông đường thủy vào mùa mưa.
- Ngoài ra trong các khu dân cư còn cú hệ thống ao hồ, Tuy nhiên, mật độ tương đối thưa thớt, chủ yếu đóng vai trò điều hòa nước mưa và 1 phần nước thải của người dân.
4.1.1.3. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai xã Đắc Sơn qua 3 năm 2011 - 2013.
Đất đai trên địa bàn xã Đắc Sơn thuộc 2 nhóm chính: nhóm đất phù sa diện tích là 731,5 ha, chiếm 47,85% tổng diện tích tự nhiên, thích hợp với trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu là lúa nước; đất nâu vàng diện tích là 512,80 ha, chiếm 35,29% tổng diện tích đất tự nhiên thích hợp với trồng cây ngắn ngày và cây hoa màu.
Để thấy được tình hình khai thác, sử dụng đất của xã ra sao, hiệu quả sử dụng như thế nào, có đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hay không chúng ta đi nghiên cứu bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh SL CC SL CC SL CC 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất TN Ha 1442,82 100 1442,82 100 1442,82 100 100,00 99,24 99,62 1. Đất nông nghiệp Ha 1221,71 84,67 1209,89 83,85 1164,65 80.72 99,03 96,24 97,63 1.1. Đất trồng cây hàng năm Ha 110,55 9,05 110,55 9,09 105,35 9,05 100,00 95,29 97,64 1.2.Đất trồng lúa nước Ha 674,85 55,24 663,12 54,8 620,43 53,27 9,35 93,56 51,45 1.3. Đất trồng cây lâu năm Ha 320,56 26,23 320,06 26,45 319,31 27,4 99,84 99,76 99,3 1.4. Đất rừng sản xuất Ha 64,69 5,3 64,69 5,35 64,69 5,55 100,00 100,00 100 1.5. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 8,28 0,67 8,28 0,68 8,28 0,71 100,00 100,00 100 1.6. Đất nông nghiệp khác Ha 43,28 3,54 43,28 3,58 46,59 4,0 100,00 107,64 103,82
2. Đất phi nông nghiệp Ha 109,64 7,60 120,58 8,35 165,91 11,49 93,56 137,59 115,5
2.1. Đất trụ sở cơ quan Ha 0,52 0,47 0,52 0,43 0,52 0,31 100,00 100,00 100
2.2. Đất quốc phòng Ha 8,38 7,64 5,33 4,42 5,33 3,21 6,36 100,00 53,18
2.3. Đất sản xuất VL- XD, gốm sứ Ha 2,04 1,86 11,84 0,98 53,94 32,5 58,03 445,57 251,8
2.4. Đất tôn giáo tín ngưỡng Ha 0,89 0,08 3,94 0,32 4,03 2,42 442,6 102,2 272,4
2.5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Ha 3,91 3,56 4,00 3,33 4,16 2,5 102,3 104 51,85 2.6. Đất sông suối Ha 75,02 68,4 75,02 62,2 74,82 45,0 100,00 99,73 99,8 2.7. Đất xử lý rác thải Ha 0,00 0,00 0,04 3,32 0,08 0,04 0,00 200 0,00 2.8. Đất công cộng khác Ha 0,00 0,00 0,00 00,0 0,04 0,024 0,00 0,00 0,00 2.9. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Ha 0,23 0,21 0,23 0,2 0,23 0,14 100,00 100,00 100 2.10. Đất phát triển hạ tầng Ha 18,65 17,0 19,66 16,3 22,80 13,7 105,4 115,9 110,6 3. Đất chưa sử dụng Ha 1,97 0,13 1,97 0,13 1,97 0,13 100,00 10,00 100
4. Đất khu dân cư nông thôn(đất
ở tại nông thôn) Ha 109,50 7,58 110,29 7,64 110,29 7.64 100,72 100,00 100,36
+ Tình hình biến động đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2003, đất Nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt xã Đắc Sơn chiếm 90,3% lao động trong ngành Nông nghiệp, vì vậy đất nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.
Theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích đất Nông nghiệp toàn xã là 1164,65 ha chiếm 840,72 % diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa có diện tích là 620,43 ha, chiếm tỷ lệ 53,27% diện tích đất tự nhiên. Đất rừng có diện tích la 64,69 ha, chiếm tỷ lệ 5,35%. Đất nuôi trồng thủy sản là 8,28 ha, chiếm 0,71%. Đất nông nghiệp khác chiếm 46,59 ha, chiếm 4,0% diện tích đất tự nhiên.
Đất nuôi trồng thủy sản Xã Đắc Sơn có diện tích đất nông nghiệp khá lớn chiếm 8,28 ha. Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn Xã là 1164,65 ha (2013) tập trung chủ yếu ở các xóm. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của xã giảm 57,06 ha do chuyển sang đất chuyên dùng ( đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất quốc phòng, đất sản xuất kinh doanh...). Nhưng trong những năm diện tích đất nông nghiệp lại tăng lên và được đi vào sản xuất ngày càng ổn định. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của xã có nhiều tiến bộ, một số diện tích đất nông nghiệp được sử dụng theo hình thức kết hợp giữa trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ nông dân. Hướng sử dụng đất này đang được xã phối hợp các cơ quan chức năng của huyện xem xét nhân rộng.
+ Tình hình biến động đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là đất không phải sử dụng vào mục đích sản xuất Nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp của xã Đắc Sơn là 165,91 ha chiếm 15,18% tổng diện tích đất tự nhiên.
Qua bảng 4.1. Cho thấy tất cả đất phi nông nghiệp đều có xu hướng tăng.Trong đó tăng chủ yếu ở đất sản xuất VL - XD, gốm sứ từ 2,04 ha năm 2011 đến 11,84 ha năm 2013. Đất ở tăng 0,79 ha
Việc sử dụng đất đã đem lại hiệu quả, cơ bản chấm dứt hiện tượng sử dụng lãng phí đất, chuyển mục đích. Công tác quản lý đất An ninh - Quốc phòng trên địa bàn huyện đã được chú ý quan tâm, nhân dân và chính quyền địa phương có đất An ninh - Quốc phòng đã tạo điều kiện để cho các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Tình hình biến động đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng của xã có là 1.97 ha. Trong 3 năm vừa qua diện tích đất chưa sử dụng vẫn giữ nguyên, chưa có sự thay đổi nào.
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
4.1.2.1. Tình hình dân số lao động trên địa bàn xã trong 3 năm qua
Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi quá trình sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm 3/4 tổng số lao động trong cả nước. Do vậy việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và nâng cao chất lượng, năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng và trong ngành kinh tế nói chung là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm tăng khối lượng sản phẩm, bố trí cân đối lại lao động giữa các ngành các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn…
Còn dân số là yếu tố phản ánh sản xuất đương thời, cho phép ta dự đoán được khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cho sản xuất ở hiện tại và
tương lai, chính vì mối quan hệ như vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến cả hai vấn đề dân số và lao động để làm sao có tỷ lệ thích hợp và sử dụng hiệu quả nhất nhằm bố trí lao động cho các ngành, các lĩnh vực để phát huy hết nguồn lực lao động sẵn có.
Theo số liệu điều tra năm 2013 thì xã Đắc Sơn có tổng số dân là 10.000 người tương ứng là 2368 hộ tăng 15 người và 18 hộ so với năm 2012. Trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 7508 người chiếm 78,53%, nhân khẩu phi nông nghiệp là 2052 người chiếm 21,46% tổng dân số. Ta dễ dàng có thể thấy rằng xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển khá mạnh với tỷ lệ dân số hoạt động trong nhóm này chiếm tỷ lệ lớn. Nhân dân trong xã chiếm 95% là người dân tộc kinh nên trình độ văn hóa và khả năng tiếp thu trong lao động sản xuất là tương đối tốt so với các vùng miền trong cả nước. Để thấy rõ hơn về vấn đề này ta đi nghiên cứu bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Đắc Sơn qua 3 năm 2011 - 2013. Chỉ tiêu VT 2011 2012 2013 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 12/11 13/12 Bình quân 1. Tổng số nhân khẩu Người 9,684 100 9,985 100 10.000 100 103,1 100,15 100,15 - Nhân khẩu NN Người 8,142 83,89 8,121 81,33 8,118 78,53 99,74 99,96 99,85 - Nhân khẩu phi NN Người 1,542 15,92 1,864 18,66 1,882 21,46 120,88 100,96 110,92 2. Lao động Người 7,354 100 7,413 100 7,496 100 100,80 101,11 100,95 - Lao động nông nghiệp Người 6,211 84,45 6,195 71,50 6,112 75,12 99,58 98,66 97,12 - Lao động phi NN Người 1,143 15,54 1,218 12,82 1,384 24,87 106,56 113,62 110,09 3. Tổng số hộ Hộ 2,316 100 2,350 100 2,368 100 101,46 100,76 101,11 -Hộ nông nghiệp Hộ 2,200 94,99 2,200 93,61 2,185 93,49 100,00 92,27 96,13 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 116 5,00 150 6,67 183 6,5 129,31 122,00 125,65 4. Số người bình quân/ hộ Người/hộ 4,18 43,16 4,24 42,46 4,24 42,4 100,00 99,12 99,56
Qua bảng 4.2 cho ta thấy nhân khẩu và lao động của xã có biến động rõ