Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

3 năm 2011 201

4.1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng

+ Vị trí địa lý

Đắc Sơn là xã kinh tế trọng điểm nằm ở cửa ngõ phía tây của huyện Phổ Yên có ranh giới chung với 5 xã. Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Minh Đức, xã Vạn Phái, phía Nam giáp với xã Nam Tiến, phía Đông giáp với xã Đồng Tiến và Hồng Tiến, phía Bắc giáp thị xã Sông Công. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1442.82 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 1221,71 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 165,61 ha, diện tích đất chưa sử dụng 1.97 ha

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông thôn. Trong đó có giao thông, nên đường sá trong toàn xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa khang trang sạch đẹp. Đường liên xã, liên thôn xóm, các tuyến đường ra các nghĩa địa và đường phục vụ nhu cầu sản suất tổng số 35 km, kinh phí Nhà nước đầu tư hỗ trợ 30% nhân dân đóng góp 70% đầu tư đổ bê tông hóa với chiều rộng mặt đường từ 2m đến 3,5m giúp nhân dân đi lại rất thuận lợi.

Theo hướng Đông Bắc có trục đường Quốc lộ 3, hướng Đông Tây có đường tỉnh lộ 261 từ thị trấn Ba Hàng - xã Đắc Sơn - huyện Đại Từ và huyện lộ Đắc Sơn đi xã Vạn Phái, xã Thành Công nên rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa.

+ Địa hình Xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là vùng đất bán sơn địa, địa hình trung du miền núi. Có diện tích tự nhiên 14,42 km2

trong đó diện tích tự nhiên là 1442.82 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 1164,65 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 165,91 ha, diện tích đất chưa sử

dụng 1.97 ha. Khu đất dân cư nông thôn 110,29 ha. Địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thổ nhưỡng

- Đất đai của xã chia thành các loại chính sau:

+ Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ phân bố ở vùng trung tâm xã, có diện tích 512,80 ha chiếm khoảng 35,29% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

+ Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở phía Tây xã, có diện tích là 531 ha, chiếm khoảng 36,55% tổng diện tích tự nhiên toàn xã

+ Đất phù sa ngòi suối có diện tích 180,50 ha phân bố chủ yếu ở trung tâm xã chiếm khoảng 12,56% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

+ Đất dốc tụ phân bố ở phía Đông Bắc, có diện tích 131,80 ha chiếm hoảng 9,70% tổng diện tích toàn xã.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố ở phía nam xã có diện tích 16,50 ha chiếm khoảng 1,14% tổng diện tích toàn xã.

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy các loại đất chủ yếu là đất thịt đã qua cải tạo, mạch nước ngầm thấp, kết cấu chắc. Về màu sắc có thể phân biệt hai tầng rõ rệt: Tầng trên mặt thường có màu xám vàng. Tầng dưới có màu vàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)