Thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

3 năm 2011 201

4.2.1. Thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp

Hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp và đóng vai trò quan trọng của xã Đắc Sơn. Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, nhưng giá trị của nó không ngừng tăng lên.

Về trồng trọt: Năm 2011 UBND xã đã tập trung chỉ đạo mùa vụ, cơ cấu giống kiên quyết với các giống lúa (chủ yếu là: Lúa khang dân 18, bắc thơm, lúa lai...), vụ đông với các giống: Lạc, ngô, khoai lang, sắn... cộng với việc đầu tư thâm canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nhân dân, gắn liền với việc cung ứng giống, vật tư phân bón kịp thời, đặc biệt tập trung chỉ đạo việc bảo vệ và chăm sóc cây lúa Đông xuân và Hè thu, cây vụ đông một cách đồng bộ và đạt kết quả tốt. UBND xã đã chỉ đạo nhân dân chủ động phòng trừ sâu bệnh nên cây lúa vụ xuân phát triển tốt. Vụ hè thu gieo cấy đúng lịch thời vụ nên cho năng xuất và sản lượng tăng lên cộng với giá cả nâng lên nên giá trị thu nhập cao hơn so với năm 2012. Vụ đông tuy đã có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu vụ nhưng do sự biến động của thị trường, giá cả vật tư phân bón tăng vọt do đó diện tích Ngô giảm so với năm 2012, bù lại diện tích các loại cây rau màu tăng lên nên đạt kế hoạch chỉ tiêu giá trị đề ra. Toàn xã đang tập trung đảm bảo đủ giống, nước gieo cấy để bù thiếu hụt do vụ đông bị ảnh hưởng nặng nề của thời tiết, tranh thủ thời tiết nắng ấm thuận lợi, các xóm đang tập trung gieo cấy vụ xuân. Các loại giống cây trồng, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản xuất. Chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện đã cho bà con nông dân ứng trước phân bón để đảm bảo sản xuất vụ xuân.

Về chăn nuôi: Chăn nuôi trong những năm qua đã có sự phát triển. Toàn xã có 5 trang trại chủ yếu là: Lợn, gà, tập trung ở các xóm: Xóm Bến, xóm Chùa 1, xóm Chùa 2, xóm Đốc 3 và xóm Ruộng. Toàn xã có 2.406 hộ chăn nuôi, chiếm 62,8 %.

Cơ cấu vật nuôi chính của xã là:

+ Gia súc: Lợn, trâu, bò, với các giống như lợn thịt, lợn siêu lạc, lơn nái ... + Gia cầm: Gà, vịt, ngan...

Địa phương tập trung chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm. Năm 2011 dịch lở mồm long móng và cúm gia cầm đã được khống chế, tình hình gia súc, gia cầm ổn định. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện chặt chẽ để hạn chế sự lây lan dịch bệnh cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên Đán. Công tác kiểm dịch và phúc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được tăng cường, các trạm kiểm dịch thực hiện nghiêm túc việc trực, kiểm tra chặt chẽ động vật vào ra địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, trong thời gian tới sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với một số khó khăn: Thời tiết diễn biến bất thường, nguy cơ hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất. Mặc dù dịch gia cầm, gia súc đã được khống chế, nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp nguy cơ bùng phát nhất là dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng gia súc.

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 9,906 tỷ đồng. Trong những năm qua, sản xuất trồng trọt đã từng bước phá thế độc canh, chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, luân canh gối vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa có năng xuất cao vào sản xuất phục vụ cho nhu cầu trên địa bàn. Tổng sản lượng lương thực đạt từ 5.273,76 tấn đạt 119,6% năm 2011 lên 5.963 tấn năm 2012. Bình quân lương thực đạt 571 kg/người/năm. Kết

quả nổi bật trong thời gian qua là việc sản xuất lương thực, sản lượng bình quân quy thóc và bình quân lương thực quy thóc/ người không ngừng tăng lên.

+ Đối với người dân cả nước nói chung, với người nông dân của xã Đắc Sơn nói riêng thì trồng trọt vẫn là một nghề chính. Bên cạnh việc sản xuất ra lương thực, thực phẩm như: Lúa gạo, rau, quả… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của con người thì nó còn cung cấp một số sản phẩm cho các ngành khác như: Ngành sản xuất đồ uống, sản xuất đường, bánh kẹo…giúp nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên việc sản xuất trồng trọt hiện nay vẫn còn nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai. Qua 3 năm mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành trồng trọt của xã vẫn có được sự tăng trưởng ổn định mà thể hiện ở đây là việc tăng lên về diện tích và năng suất các loại cây trồng. Để thấy được điều đó ta nghiên cứu bảng 4.5 và bảng 4.6.

Giao đất Nông nghiệp cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việc làm này phù hợp với nguyện vọng của người nông dân, tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Bảng 4.5. Diện tích, một số cây trồng chính qua các năm của xã Đắc Sơn STT Loại cây trồng Diện

tích

Các năm Tốc độ phát triển (%)

2011 2012 2013 12/11 13/12 Bình quân

1 Lúa đông xuân Ha 272 243 213,03 89,33 87,67 88,5 2 Lúa hè thu Ha 318,5 327,72 313,7 102,89 95,72 99,3 4 Ngô đông Ha 125 131 152 104,8 116,0 110,4 5 Khoai lang Ha 60.5 63 65,13 104,13 103,38 103,75

(Nguồn: Báo cáo của ban nông nghiệp xã Đắc Sơn)

Qua bảng 4.5 ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã năm 2013 so với các năm giảm đi tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 12,2% điều này thể hiện việc trồng lúa giảm, đây là con số giảm tương đối với toàn xã sau nhiều năm qua, đồng thời điều này cho ta thấy việc chuyển đổi trồng các loại

cây ngắn ngày như lạc, ngô... tăng lên. Điều này cũng cho thấy nền nông nghiệp của xã ngày càng được quan tâm và cơ cấu ổn định, phát triển có tổ chức hơn, các cây trồng chủ lực như ngô có diện tích tăng cao. Tuy diện tích đất trồng lúa giảm nhưng sản lượng lúa hàng năm tăng lên. Việc đất sản xuất nông nghiệp có giảm chút ít thể hiện việc quản lý và phân bổ quỹ đất cho các nhu cầu sử dụng đất ở các cấp, các ngành một cách hợp lý có hiệu quả. Việc quy hoạch sử dụng đất, hàng năm đều được xã lập kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết. Các số liệu trong quá trình thực hiện đảm bảo chính xác. Đó là kết quả của việc chỉ đạo sát sao của đảng ủy, UBND xã trực tiếp là phòng Tài Nguyên, môi trường và phòng nông nghiệp từ việc phát đơn kê khai đăng ký đến việc xét duyệt đơn sử dụng đất của các hộ gia đình đều có sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về mặt chuyên môn. Diện tích sử dụng đất nông nghiệp của xã đã dân ổn định và đi vào sản xuất một cách bền vững.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên để diện tích đất nông nghiệp không giảm phòng tài nguyên và phòng nông nghiệp cần phối hợp đồng bộ để tổ chức quy hoạch hợp lý tận dụng quỹ đất chưa sử dụng đi vào sản xuất bên cạnh những thay đổi mang tính chất phù hợp với xu thế phát triển thì cũng cần chú ý hơn nữa tới hiệu quả sử dụng đất làm sao cho hiệu quả tăng lên cả về số lượng cũng như về chất lượng. Muốn làm được điều đó thì xã cần phải có quy hoạch cụ thể cho từng loại đất phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của khu vực, mặt khác phải đưa hết lượng đất chưa sử dụng vào khai thác hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất, hợp lý và đúng nguyên tắc trong việc sử dụng đất.

Để thu hút người dân đi vào sản xuất phải không ngừng tìm lối ra cho sản phẩm của người dân, đặc biệt cần có chính sách tìm thị trường cho sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất. Đây là bài học mà các địa phương thường mắc phải chúng ta cần hết sức quan tâm và đúc rút kinh nghiệm.

Qua bảng 4.6. ta thấy năng suất cây trồng của xã qua các năm đã được nâng lên đáng kể. Năm sau cao hơn năm trước. Có được kết quả này là một phần nhờ sự chuyển đổi hợp lý trong nông nghiệp của xã, mặt khác xã đã tập trung chỉ đạo mùa vụ, cơ cấu giống kiên quyết, cộng với việc đầu tư thâm canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nhân dân, gắn liền với việc cung ứng giống, vật tư phân bón kịp thời, đặc biệt tập trung chỉ đạo cương quyết cho việc bảo vệ và chăm sóc cây lúa Đông xuân và Hè thu, cây vụ đông một cách đồng bộ và đạt kết quả tốt.

Bảng 4.6. Năng suất, một số cây trồng chính qua 3 năm của xã Đắc Sơn

STT Loại cây trồng Năng suất

Các năm Tốc độ phát triển (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 Bình quân 1 Lúa đông xuân Tạ/ ha 48,05 47,5 46 98,85 96,84 97/84 2 Lúa hè thu Tạ/ ha 45,1 46,3 47,2 98,1 97,4 97/75 3 Ngô đông Tạ/ ha 42 44 46,1 104,76 104,77 104/76

(Nguồn báo cáo ban nông nghiệp xã Đắc Sơn)

Do việc phòng trừ sâu bệnh ( chủ yếu là bệnh bọ rầy ) chưa được chú tâm toàn diện nên năng suất cây lúa vụ đông xuân giảm đi đáng kể. Vụ hè thu gieo cấy đúng lịch thời vụ nên cho năng suất và sản lượng vượt cộng với giá cả nâng lên giá trị thu nhập cao hơn so với năm 2012. Vụ ngụ đông do đã có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu vụ, kỹ thuật canh tác có hiệu quả nên sản lượng 2013 tăng cao hơn so với năm 2011.

Đây là kết quả đáng mừng của đảng bộ và nhân dân xã trong nhiều năm vừa qua. Sản lượng cao gắn liền đời sống nhân dân được nâng lên, cuộc sống người dân phát triển ngày càng ổn định.

+ Thực hiện Nghị quyết chuyên đề của huyện, xây dựng mô hình kinh tế trang trại với giá trị kinh tế cao đạt gần 1,35 tỷ đồng như trang trại nuôi lợn, gà, vịt… cùng với sự tăng trưởng của trồng trọt thì chăn nuôi cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và giá trị cùng với trồng trọt thì chăn nuôi là

ngành kênh tế trọng điểm thứ hai của xã. Giá trị ngành chăn nuôi của xã năm 2011 là 11.268.326.000đ đến năm 2013 đã tăng lên 14.436.641.000đ, tốc độ phát triển bình quân 3 năm của ngành chăn nuôi 77% tuy vậy không phải năm nào loại nào cũng tăng mà hàng năm đều có sự biến động để nghiên cứu sự biến động này một cách chi tiết, toàn diện ta xét bảng 4.7

Bảng 4.7. Tình hình sản xuất chăn nuôi qua 3 năm của xã

Chỉ tiêu ĐVT Các năm Tốc độ phát triển (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 Bình quân 1. Tổng trâu bò Con 2,204 2,120 2,255 96,18 106,36 101,27 2. Tổng đàn lợn Con 8,332 8,412 8,435 100,97 99,20 100,08 Lợn thịt Con 7,985 7,812 7,845 97,83 100,42 99,12 Lợn nái Con 343 550 583 160,34 106 133,17 Lợn Đ giống Con 4 5 7 125 140 132,5 3. Gia cầm Con 59,863 62,356 77,643 104,16 124,51 114,33 Vịt đẻ Con 3,125 3,354 3,958 107,32 118,00 112,66 Vịt thịt Con 9,033 9,132 9,756 101,09 106,83 103,96 Gà Con 38,854 40,341 43,718 103,82 108,52 106,17 Ngan ngỗng Con 8,761 9,529 10,211 108,76 107,15 107,95 4. Chăn nuôi khác Con 828 867 925 104,71 106,68 105,69

(Nguồn: Báo cáo của ban nông nghiệp xã Đắc Sơn)

Qua bảng 4.7 chúng ta có thể thấy chăn nuôi tiếp tục được đầu tư và phát triển, nhịp độ tăng trưởng tương đối cao về số lượng và chất lượng. Đến năm 2013 đã có 2.255 con trâu bò, 8,435 con lợn, 77,643 con gia cầm các loại. Giá trị của ngành chăn nuôi năm 2013 chiếm 62,8% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Phấn đấu trong tương lai sẽ đưa chăn nuôi vào một trong những mục tiêu mũi nhọn phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của xã. Chăn nuôi đã tập trung chỉ đạo việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, chỉ đạo ráo riết việc tiêm phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt là việc

tiêm phòng, dịch cúm gia cầm. Giá trị chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt: 8.286.237.000đ. Trong lĩnh vực chăn nuôi đã tập trung chỉ đạo việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa nuôi nhiều con/ lứa, nhiều lứa/ năm, các mô hình chăn nuôi số lượng nhiều được phát triển mạnh. Năm 2013 do có sự thay đổi trong việc xử lý đầu ra cũng như có các biện pháp kích cầu nên chăn nuôi của xã đã dần đi vào sản xuất ổn định và có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt dễ nhìn thấy ở đây là sự tăng nhanh chóng của các vật nuôi có thể sản xuất mang tính hàng hóa như lợn thịt, gà, ngan điều này thể hiện sự quan tâm lãnh đạo của xã đã đi đúng hướng người dân đã có thể yên tâm hơn trong công tác chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm của đảng, các ban ngành các cấp để chăn nuôi ngày càng phát triển ổn định mang tính bền vững.

Bên cạnh những điểm mạnh như chúng ta đa thấy thì chăn nuôi của xã vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và chăm sóc: Do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng và bệnh tụ huyết trùng nên đã ảnh hưởng đến kinh tế và tâm lý, tinh thần của nhân dân, tuy nhiên do biến động của thị trường giá cả tăng cao nên phần nào đã cho thu nhập khá cao và khích lệ được người chăn nuôi. Việc chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là lợn đàn, gà vịt, được UBND xã chỉ đạo ráo riết nhưng tỷ lệ tiêm phòng đàn gia súc còn thấp

+ Tỷ lệ tiêm phòng gia cầm: 94,3 % + Tỷ lệ tiêm phòng đàn chó: 80%

+ Tỷ lệ tiêm phòng ở đàn trâu, bò, lợn đạt tỷ lệ thấp.

Năm 2012 tổng đàn lợn nái là 550 con đến năm 2013 tăng lên là 583 con. Còn nữa tốc độ phát triển đàn vịt qua 2 năm 2012 - 2013 tăng lên từ 3,354 - 3958 con, tăng lên là 103,96% nguyên nhân của sự tăng lên này có lẽ do người dân có xu hướng đi sâu vào đầu tư chăn nuôi hơn trồng trọt và có

chất lượng do vậy số lượng tăng, giá thành lại tăng kéo theo giá trị tăng và rất ổn định. Mặt khác sự tăng đó có thể là do người dân chú trọng vào chăn nuôi hơn trồng trọt, chất lượng chăn nuôi của người nông dân ngày càng cao, khả năng biết cách chăm sóc đàn gia súc, gia cầm tốt.

+ Địa phương đã bắt đầu quan tâm và chú trọng vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Hiện nay xã đã chuyển một số diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013: 8,28 ha.

Bảng 4.8. Tình hình sản xuất ngành thủy sản qua 3 năm (2011 - 2013) STT Chỉ tiêu ĐVT Các năm Tốc độ phát triển (%)

2011 2012 2013 12/11 13/12 Bình quân

1 Diện tích ao hồ Ha 8,28 8,28 8,28 100,00 100,00 100,00 2 Cá thịt Tấn 4,14 4,15 4,17 100,24 100,48 100,36

(Nguồn: Báo cáo của ban nông nghiệp xã Đắc Sơn)

Qua bảng 4.8 tuy diện tích không lớn nhưng giá trị của ngành thủy sản cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của xã. Qua 3 năm giá trị sản xuất của ngành có tốc độ tăng trưởng vừa phải. Tốc độ phát triển bình quân của cá thịt hàng năm là 100,48%. Qua bảng 4.8 ta thấy ngành nuôi trồng đánh bắt cá thịt có tốc độ tăng trưởng tuy không cao nhưng ổn định điều này càng khẳng định rõ hơn sự chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân chuyển sang sản xuất hàng hóa của Đảng ủy và chính quyền địa phương. Cá thịt năm 2013 đạt 4,17 tấn tăng 0,3 tấn so với năm 2012 vượt kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)