Giải pháp phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 80)

3 năm 2011 201

4.3.2.2.Giải pháp phát triển kinh tế

* Kinh tế nông nghiệp

- Triển khai chương trình hành động số 21 - CTr/TU ngày 31/10/2008 thực hiện NQ TW 7 về nông nghiệp nông thôn, nông dân; Bổ sung Quyết định 05 về một số chính sách nông nghiệp.

- Chăm lo công tác sản xuất thời vụ đúng lịch, cơ cấu cây trồng phù hợp, đưa các giống có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, chỉ đạo các thôn xóm thường xuyên tu sửa, nạo vét kênh mương, chủ động tưới tiêu, cung ứng giống, vật tư phân bón cho nhân dân đúng chủng loại, số lượng và chất lượng, làm tốt công tác dự thính dự báo sâu bệnh cho nhân dân để kịp thời phòng trừ có hiệu quả. Không ngừng đưa tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp với tiềm năng đất đai sẵn có ở địa phương. Lấy hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Cơ cấu giống Lai: 90 - 95% diện tích để đạt năng suất vụ đông xuân từ 49,5 - 51 tạ/ha. Vụ hè thu đạt từ 48 - 49,5 tạ/ha. Chỉ đạo đưa vào diện rộng một số loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao, tăng diện tích Ngô lai, diện tích khoai tây lai vụ đông để đảm bảo lương thực.

- Triển khai công tác giống cây trồng vật nuôi một cách chu đáo có hiệu quả đảm bảo kịp thời vụ sản xuất của người dân đúng thời gian quy định. Giảm thiệu tối đa dịch bệnh và tích cực đưa các giống lúa mới vào sản xuất tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp địa phương.

- Thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tránh tư tưởng chủ quan. Theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh để có biện pháp phòng chống kịp thời.

- Tích cực chỉ đạo chăn nuôi nâng cao tổng đàn gia súc, gia cầm. Phấn đấu đàn lợn tăng 7,5%, đàn Trâu, Bò tăng 5,2%, gia cầm tăng 12%. Xây dựng

và khuyến khích các hộ nuôi lợn đàn từ 30 con/ lứa trở lên. Phát triển đàn lợn nái siêu nạc, bò lai sin, chăm lo phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, kịp thời ngăn chặn và dập dịch khi có dịch xảy ra.

* Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Tập trung các điều kiện đẩy mạnh sản xuất công nghiệp ngay từ tháng đầu năm. Các doanh nghiệp xây dựng dự án sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kích cầu cấp bù lãi suất của Chính phủ. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm một cách toàn diện, cả về năng lực sản xuất, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối …

Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo công suất các nhà máy. - Tiếp tục đầu tư và xây dựng hạ tầng các khu CN. Thực hiện tốt chuyển đổi sản xuất gạch đất nung theo công nghệ mới, khai thác cát sỏi, mộc, cơ khí, dịch vụ thương mại… sẵn có ở địa phương, khuyến khích các hộ có điều kiện phát triển các loại hình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn đúng pháp luật để nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội.

- Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn cho nhân dân về xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, đi những nước có thu nhập cao, ổn định, ít rủi ro.

- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách thỏa đáng để đầu tư cho công nghiệp địa phương phát triển nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế của xã.

* Dịch vụ

- Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa đáp ứng sức mua của dân. Tăng cường thêm công tác tiếp thị, khuyến khích tiêu dùng.

- Các Sở ngành liên quan đến các hoạt động dịch vụ như: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm có chính sách thích hợp, kịp thời nắm bắt tình hình để xây dựng đề án chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế.

4.3.2. Gii pháp phát trin văn hóa - xã hi

* Tổ chức thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

- Đảm bảo chính sách an sinh xã hội, không để xảy ra trường hợp thiếu đói giáp hạt.

- Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước triển khai và thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách ưu đãi người có công đến tận từng đối tượng, quản lý nắm bắt chặt chẽ sự biến động các đối tượng chính sách để chi trả, trợ cấp kịp thời đúng chế độ.

- Tổ chức thăm hỏi động viên các đối tượng nhân ngày lễ, ngày tết, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với người có công với đất nước.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác văn hóa giáo dục, y tế và xã hội. Trước hết chỉ đạo tốt hoàn thành nhiệm vụ năm học 2014 - 2015

- Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, thể dục thể thao đi vào chiều sâu và chiều rộng, làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời phản ánh gương người tốt, việc tốt, các mô hình điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, kịp thời phê phán các tệ nạn lạc hậu, phục vụ tốt nhiệm vụ của địa phương, nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, xóm văn hóa, tiếp tục xây dựng các đơn vị văn hóa, xóm văn hóa, dòng họ văn hóa, xây dựng xã nhà có nếp sống văn minh lành mạnh lịch sự.

- Nâng cao chất lượng dạy và học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, thực hiện tốt chỉ thị của Bộ giáo dục "nói không với tiêu cực trong thi cử, và bệnh thành tích trong giáo dục", xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đưa sự nghiệm giáo dục đi vào nề nếp đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ học sinh

đậu tốt nghiệp ở các bậc học và học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng trường THCS, Tiểu học 1,2, Mầm Non chuẩn quốc gia giai đoạn 2, phấn đấu 4 trường đều đạt trường tiên tiến cấp huyện theo kế hoạch.

- Làm tốt công tác y tế, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, làm tốt hơn nữa công tác dự phòng, chỉ đạo tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị cho nhân dân tốt.

- Đẩy mạnh việc thực hiện quy ước tiệc cưới, việc tang, theo nếp sống văn minh.

- Quan tâm hơn nữa công tác dân số gia đình và trẻ em, làm tốt công tác truyền thông dịch vụ KHHGĐ nhằm hạ tỷ lệ phát triển dân số và người sinh con thứ 3+, quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam để các em có điều kiện vui chơi học tập hòa nhập với cộng đồng.

- Tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động lễ hội, tổ chức vui chơi lành mạnh trong dịp đầu xuân.

- Chuẩn bị tốt công tác phòng trừ dịch bệnh. Củng cố các trung tâm giải quyết việc làm sau cai nghiện, tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa bác sỹ về trạm y tế xã. Tổ chức triển khai sâu rộng việc thực hiện nếp sống văn hóa, ma chay, cưới hỏi.

- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giải quyết tốt vấn đề đời sống cho nhân dân nhất là vùng sâu, các đối tượng chính sách. Triển khai thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân đặc biệt khó khăn đúng mục tiêu, đúng địa bàn, đúng đối tượng. Triển khai thực hiện tốt chính sách theo quyết định của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.4. Gii pháp đối vi tài nguyên môi trường

- Tăng cường công tác quản lý đất đai, tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để đưa vào áp dụng cho giai đoạn 2012 - 2015

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch quy hoạch đất mở rộng nghĩa địa, làm tốt công tác bảo quản, quản lý các khu vực nghĩa địa.

- Tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất ở vùng còn lại.

- Tiếp tục kiểm kê quỹ đất của các tổ chức theo chỉ thị số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường biện pháp xử lý việc vi phạm môi trường đặc biệt là tệ nạn vứt rác thải ở các cống sông, kênh mương.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng đất đai trên địa bàn để kịp thời xử lý không để tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Đắc Sơn là vùng kinh tế có nhiều triển vọng của huyện là cửa ngõ phía Qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của xã qua 3 năm cho thấy nền kinh tế đang có sự tăng trưởng kinh tế khá ổn định, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tốt. Tuy nhiên đây là kết quả ban đầu, còn rất nhiều khó khăn thách thức đang ở phía trước. Tốc độ phát triển vẫn còn thấp, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phân bố không đồng đều, chưa hợp lý. Sự nghiệp phát triển xã hội vẫn đòi hỏi chúng ta cần có nhiều giải pháp khắc phục. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản, các giải pháp đề ra phải phản ánh được tình hình thực tế của địa phương song lại phải phù hợp với đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Có tính khả thi thiết thực đó là đem lại đời sống ấm no cho nhân dân

5.2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã không những dựa vào nỗ lực của bản thân mà còn cần rất nhiều sự giúp đỡ từ bên ngoài. Do vậy tôi có một số kiến nghị sau.

+ Cấp xã

- Phải đi sâu đi sát với từng cơ sở, nắm bắt thông tin nhanh, xử lý kịp thời có hiệu quả.

- Chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm có được những giải pháp hợp lý nhất trong từng giai đoạn ở từng thôn xóm.

- Thường trực HĐND - UBND cần phát huy hơn nữa, năng lực điều hành vào trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đại biểu HĐND đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức đánh giá chất lượng đại biểu HĐND, cán bộ UBND một cách nghiêm túc xử lý kịp thời những đại biểu, những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, kiên quyết loại bỏ những cán bộ vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.

- Đề nghị nhà nước, các cấp quan tâm tới chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách của các ban ngành cấp xã. Hiện nay, chế độ quá thấp dẫn đến tình trạng không yên tâm công tác.

+ Đối với nhân dân

.Luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất. Mạnh dạn đóng góp ý kiến, trình bày những nhu cầu nguyện vọng của mình với cấp trên để kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo điều hành đem lại quyền lợi thỏa đáng cho nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.

2. Bộ chính trị (1988), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Châu, bài giảng môn: Kinh tế phát triển nông thôn, khoa Kinh

tế và phát triển nông thôn – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2007).- 4. Các bản báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã Đắc Sơn từ năm 2011

đến 2013.

5. Nguyễn Sinh Cúc (2003), tổng cục thống kê. Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 2003.

6. Bùi Xuân Dũng, 2005, Bài giảng rừng và môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Tây.

7 Nguyễn Hữu Hồng, Bài giảng phát triển cộng đồng Trường đại học nông lâm Thái Nguyên.

8. Phí Thị Hồng Minh, bài giảng dân số và phát triển nông thôn, đại học nông lâm Thái Nguyên.

9. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của UBND xã Đắc Sơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Báo cáo con số và sự kiện số tháng 1,2 năm 2013 của tổng cục thống kê. 11. Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên năm 2013.

12. Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

14. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam nhà xuất bản chính trị quốc qua.

15. Số liệu của văn phòng thống kê, ban địa chính, ban dân số, ban văn hóa, ban chính sách, ban nông nghiệp và kinh tế hạ tầng nông thôn, trường học, Y tế xã Đắc Sơn

16. Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia.

17. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số 1,2 năm 2013 18 Http://www.dangcongsanvietnam.org.com.vn. 19. Http://www.bonongnghiep.org.com.vn.

20.Http://www.dcrd.gov.vn/images/2009/04/ket%20luan%20cua%20BCT551 .doc.

PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu số:... Người điều tra: Lục Thị Hiền

I. Thông tin chung về hộ

1.1. Họ tên chủ hộ:...Tuổi... 1.2. Địa chỉ: Thôn... Xã...….. Huyện Phổ Yên

1.3. Dân tộc:... 1.4. Trình độ học vấn………... 1.5. Số nhân khẩu………. ...1.6. Số lao động………. 1.7.Chuyên môn đào tạo (chưa đào tạo, sơ cấp, trung cấp, đại học)………. 1.8. Phân loại hộ theo nghề nghiệp (thuần nông, hỗn hợp, phi nông nghiệp) 1.9. Phân loại kinh tế hộ (Không nghèo, cận nghèo, nghèo):...

2. Kinh tế nông nghiệp của hộ

Sản xuất ngành trồng trọt (kể cả lâm nghiệp)

2.1. Diện tích đất canh tác của hộ:……… ha 2.2. Diện tích rừng và đất rừng ………ha

2.3. Diện tích đất thuê trong 12 tháng qua……….ha

TT Cây trồng Diện tích (sào) Cơ cấu (%) Sản lượng (tạ) Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Ghi chú 1 Lúa 2 Ngô 3 Sắn 4 Dong riềng 5 Khoai lang 6 Lạc 7 Đậu tương

8 Cây lâm nghiệp

9 Cây khác 1

10 Cây khác 2

11 Cây khác 3

Sản xuất ngành chăn nuôi

2.6. Sốđầu vật nuôi năm 2013

TT Vật nuôi Số con Cơ cấu (%) Sản lượng (tạ) Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Ghi chú 1 2 Trâu 3 4 Ngựa 5 Lợn 6 7 Vịt 8 Ao cá (mét vuông) 9 Vật nuôi khác 1 10 Vật nuôi khác 2 11 Vật nuôi khác 3

3. Kinh tế phi nông nghiệp và cơ cấu thu nhập của hộ

*. Hoạt động phi nông nghiệp nào sau đây gia đình đang thực hiện? (x vào ô thích hợp) TT Hoạt động phi nông nghiệp X vào ô thích hợp Mô tả chi tiết Thu nhập (1000đ) Cơ cấu (%) Ghi chú 1 Thương mại, buôn bán 2 Dịch vụ (sản xuất, đời sống) 3 Chế biến nông lâm sản 4 Ngành nghề 5 Phi nông nghiệp khác 1 6 Phi nông nghiệp khác 2 7 Phi nông nghiệp khác 3

3.3. Thu nhập: Nông nghiệp………….%, phi nông nghiệp…………% (tổng cộng là 100%)

3.4. Thu nhập: Trồng trọt………%, chăn nuôi……….% (tổng cộng là 100%)

4. Tình hình văn hóa xã hội của hộ.

4.1. Tình trạng chăm sóc sức khỏe của gia đình năm 2013 ( đánh dấu x vào ô trống). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến bện viện khám định kỳ - Có - Không Khi bị ốm thì: - Để tự khỏi - Tự mua thuốc - Đến trạ xá, bệnh viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 80)