Vị trí vai trò kinh tế hộ trong phát triển kinh tế nông thôn xã Đắc Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 60)

3 năm 2011 201

4.2.4.1. Vị trí vai trò kinh tế hộ trong phát triển kinh tế nông thôn xã Đắc Sơn

Kinh tế hộ là thành phần kinh tế nhỏ nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các hộ gia đình. Chính vì thế kinh tế hộ có vai trò cực kỳ to lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Trước hết kinh tế hộ có vai trò gắn liền và phát triển bản thân tức là một gia đình, muốn tồn tại và phát triển tốt cần có kinh tế hộ vững chắc. Đặc biệt trong nông thôn người dân chủ yếu sản xuất dựa vào nền nông nghiệp thì việc quản lý và phát triển kinh tế họ càng trở nên quan trọng hơn. Kinh tế hộ nông thôn là nơi tổ chức thực hiện và lưu thông hàng hóa, tiền của cho người dân nông thôn, là cơ sở để đánh giá tốc độ phát triển cũng như là đời sống an sinh của nhân dân.

Kinh tế hộ còn là yếu tố giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững, là thành phần kinh tế nhỏ nhất nhưng kinh tế hộ lại là yếu tố quan trọng thể hiện rõ nét đời sống vật chất trong nông thôn. Bản thân kinh tế hộ vững mạnh sẽ là hậu phương cho nền kinh tế quốc gia phát triển. Kinh tế hộ là nơi sản xuất và cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản của nhân dân, cung cấp nông sản, nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

4.2.4.2. Ý kiến của nhóm hộđiều tra về phát triển kinh tế hộ nông thôn

Để thu thập tài liệu của hộ em đó chọn điểm nghiên cứu là 3 xóm của xã Đắc Sơn đó là xóm Đấp, xóm Bến, xóm Dương những xóm này có thể đại diện cho toàn xã. Mỗi xóm chọn 20 hộ sau đây là kết quả thăm dò, phỏng vấn về tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu kinh tế của nhóm hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT

Xóm Đấp Xóm Bến Xóm Dương

Không nghèo Cận nghèo Nghèo Không nghèo Cận nghèo Nghèo Không nghèo Cận nghèo Nghèo

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 637,620 100 310,832 100 49,760 100 854,630 100 266.170 100 103,975 100 579,230 100 226,756 100 48,330 100 - Nông lâm thủy sản Tr.đ 155,620 24,4 298,832 91,6 49,760 100 196,130 22,95 168,170 63.2 103,975 100 212,230 36,6 211.175 95,4 48,330 100 -CN - TM - DV Tr.đ 482 75,6 17 3,9 685,500 77,05 98 36.8 367 63,4 15,000 4,6 -Tổng số lao động Người 27 100 28 100 5 100 33 100 17 100 7 100 29 100 24 100 7 100 - Lao động nông nghiệp Người 13 48,1 24 85,7 5 100 13 39,4 14 82.4 7 100 13 44,8 19 79,2 7 100 - LĐphi nông nghiệp Người 14 51,2 4 14,3 20 60,9 3 17.6 16 55,2 5 20,8 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)

Kinh tế hộ gia đình phản ánh đầy đủ nhu cầu hoạt động của con người trong lĩnh vực kinh tế xã hội nông thôn. Kinh tế hộ còn là đơn vị thể hiện rõ nét cơ cấu kinh tế trong nông thôn, chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua kết quả thăm dò phỏng vấn ở bảng 4.11.

Qua tổng hợp điều tra, thu thập thông tin của 60 hộ trong 3 xóm được thể hiện trên bảng 4.11 ta thấy: Nhìn tổng thể qua 3 xóm thì thu nhập của xóm Bến là cao nhất, thu nhập thấp nhất là xóm Dương.

- Ở những hộ không nghèo ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là ngành có vai trò quan trọng trong tổng giá trị sản xuất. Chủ yếu kinh doanh các mặt hàng dịch vụ đời sống và sản xuất như: Ăn uống, giải khát, bán hàng tạp hóa tạp phẩm, thực phẩm... Sản xuất đồ gỗ, cơ khí, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, sản xuất gạch, sửa chữa máy móc, may mặc... Các loại hình kinh doanh này mang lại thu nhập chủ yếu cho các hộ bởi đều là các loại mặt hàng thiết yếu cho người dân, kết hợp với sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi lợn, gà, trồng trọt: lúa, ngô, khoai, sắn ...) đem lại thu nhập cao cho từng hộ. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại chiếm % ít hơn ( dưới 40%) so với ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Ở những hộ cận nghèo thu nhập cao nhất là xóm Đấp với tổng là 30.832.000trđ, thấp nhất là xóm Bến: 168.170.000trđ. Chủ yếu thu nhập của người dân là nhờ vào nông nghiệp ( trồng trọt và chăn nuôi ), chỉ có 1 số hộ kiêm cả bán hàng tạp hóa với quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong xóm.

- Ở những hộ nghèo 100% các hộ chỉ làm nông nghiệp và không có thu nhập về ngành tiểu thủ công nghiệp dịch vụ.

+ Xóm Đấp có thu nhập là: 49.760.000trđ chiếm 100%.

+ Xóm Dương có thu nhập là: 48.330.000trđ, chiếm 100%. + Xóm Bến có thu nhập là: 103.975.000trđ, chiếm 100%.

Xóm có thu nhập cao nhất là xóm Bến, và xóm có thu nhập thấp nhất là xóm Dương. Họ chỉ có thu nhập từ ngành nông nghiệp (trồng lúa và chăn nuôi với số lượng và diện tích nhỏ) ngoài ra không có thu nhập từ ngành nghề khác. Bởi những yếu tố ảnh hưởng : Ốm đau, tuổi già không có đủ sức lao động, diện tích sản xuất nhỏ... Bên cạnh đó, có 1 số lao động chưa thực sự cần cù chịu thương chịu khó làm việc.

Tổng hợp qua phân loại kinh tế hộ (60 hộ) trong xã giữa các xóm ta thấy các hộ dân có thu nhập khá cao. Ngành sản xuất, kinh doanh, ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã làm tăng giá trị sản xuất cho từng hộ.

Qua thu thập số liệu, so với mặt bằng chung thì xóm Bến là xóm có thu nhập cao hơn hẳn so với 2 xóm còn lại. Bởi có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động.

* Thứ nhất là do yếu tố khách quan:

+ Thời tiết thuận lợi không lũ lụt hạn hán không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp

+ Đối với sản xuất nông nghiệp gặp sâu bệnh hại có phương pháp chữa trị kịp thời

+ Khi đến lúc thu hoạch thì được mùa, được giá: ví dụ như lúa trung bình đạt năng suất là 1,8 tạ/sào (không bị bệnh hại). Giá đạt từ 700.000đ đến 750.000đ/tạ. Chăn nuôi: Lợn thịt trung bình khoảng 48 đến 50kg móc hàm/con. Giá khoảng 45.000đ/kg, gà ta đạt khoảng 2.8kg/con, giá 100.000đ đến 110.000đ/kg. Gà lai khoảng 3kg/con, giá khoảng 55.000đ đến 60.000đ/kg.

* Thứ hai là do yếu tố chủ quan:

+ Con người cần cù, chịu thương chịu khó lao động. Có 1 số hộ cả 2 vợ chồng đi làm trung bình mỗi tháng để ra được 4.5 đến 5 triệu/tháng. Nhưng ở nhà vẫn có đất để trồng lúa, chăn nuôi lợn gà để tăng gia sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.

+ Họ học hỏi kinh nghiệm từ những người có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi. + Khi gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách xử lý kịp thời...

Trong ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ xóm Bến đạt mức thu nhập cao nhất: 854.360.000trđ năm 2013 trong đó thu nhập của ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 658.500.000trđ chiếm 77.05%. Đó là 1 thế mạnh để phát triển kinh tế. Bên cạnh kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho con người thì người dân còn trồng trọt, chăn nuôi tăng gia sản suất cho gia đình, tránh lãng phí đất đai và sức lao động. Mấy năm trước xóm Bến là 1 xóm nghèo trong xã Đắc Sơn. Nhưng vài năm trở lại đây thì kinh tế của xóm Bến là cao nhất xã. Có nhiều nhà cao tầng mọc lên, trung bình mỗi năm có khoảng 5-7 ngôi nhà cao tầng được xây dựng, tiện nghi đầy đủ, khoảng 50% số hộ có 2 chiếc xe máy trở lên. Sự kết hợp giữa ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã mang lại cho cuộc sống của các hộ khá ổn định và đầy đủ.

Đối với xóm Đấp: Xóm Đấp có vị trí nằm gần trung tâm xã Đắc Sơn nhất, dọc 2 bên đường 261 là những hộ gia đình kinh doanh buôn bán các mặt hàng dịch vụ.

Dịch vụ đời sống: Ăn uống, giải khát, bán hàng tạp hóa, hoa quả, thực phẩm, y tế...

Dịch vụ sản xuất: Chở hàng thuê...

Ngành nghề: Làm đẹp, sửa chữa máy móc điện tử, sản xuất gạch, gỗ, cơ khí, sản xuất nhôm kính...

Buôn bán các loại mặt hàng như: Gạch đá ốp lát, thiết bị vệ sinh, bán đồ nhựa, hàng sắt, vật liệu xây dựng... Hoạt động phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình. Nhìn tổng thể thì xóm có thu nhập khá cao. Tuy nhiên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chỉ có dọc 2 bên đường dài

khoảng 1 km là kinh doanh buôn bán. Còn lại là những hộ sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất gặp nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kênh mương tưới tiêu, con người cần cù chịu khó, được mùa được giá... Nên hộ dân làm nông nghiệp có thu nhập cao, nhất là ở các hộ cận nghèo thu nhập là 298.832.000trđ chiếm 96.1% thu nhập.

Đối với xóm Dương: Xóm Dương là một trong những xóm nghèo của xã Đắc Sơn, có vị trí cách xa với trung tâm xã, với diện tích đất nông nghiệp lớn nên thu nhập chính là ngành nông nghiệp, cũng gặp những điều kiện thuận lợi giống như xóm Bến và xóm Đấp. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất ở xóm Dương là có một số nhân lực lao động là chưa thực thực chịu khó làm việc, gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp chưa có biện pháp xử lý kịp thời nên tình trạng mất mùa do sâu bệnh hại vẫn diễn ra, khó khăn nữa là kênh mương tưới tiêu tại xóm Dương chưa được xây dựng kiên cố, nên tình trạng thiếu nước cho cây trồng vẫn là một vấn đề cấp bách. Đối với chăn nuôi cũng vậy, dịch bệnh vẫn đe dọa bà con nông dân như dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng, hen gà CRD, cầu trùng... Do người dân chưa nắm bắt được các triệu trứng của bệnh nên vật nuôi giảm dần về mặt số lượng, bà con không được thu hoạch, đồng thời bị lỗ vốn. Tuy nuôi trồng với số lượng nhỏ nhưng rủi do trong chăn nuôi, trồng trọt đã làm ảnh hưởng tới thu nhập của hộ. Có những hộ nghèo lại càng nghèo hơn.

Đối với những hộ kiêm ngành phi nông nghiệp lại có thu nhập khá ổn định. Tuy chỉ có một số hộ kinh doanh , sản xuất và buôn bán nhưng phần nào đã phục vụ được nhu cầu thiết yếu cho người dân trong xóm và những xóm lân cận, với quy mô nhỏ nên sản phẩm làm ra chưa được phân bố rộng rãi tới những địa phương khác.

Tóm lại: Qua bảng 4.11. Ta thấy người dân nơi đây vẫn sống dựa vào đất đai là chính. Các hộ đều có những phương thức canh tác, sản xuất riêng

nên không tránh khỏi sự khác nhau về mức thu nhập. Giá trị sản xuất gia súc gia cầm cũng chiếm một vị trí trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên những rủi do trong trồng trọt và chăn nuôi hiện đang là vấn đề cấp bách cần được sự quan tâm trực tiếp của cán bộ khuyến nông cấp xã, cấp huyện, của Đảng ủy, UBND xã Đắc Sơn.

4.2.4.3. Lao động

Lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Một xã hội có nguồn lực dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có nền phát triển và tạo ra nhiều của cải vật chất.

Qua thu thập số liệu thì tổng số lao động của các nhóm hộ là 182 người. Trong đó lao động nông nghiệp là 127 người, lao động phi nông nghiệp là 55 người. Cụ thể qua các xóm như sau:

* Xóm Đấp Lao động nông nghiệp là 42 người. Lao động phi nông nghiệp là 18 người.

Trong đó:

+ Các hộ không nghèo lao động nông nghiệp là 13 người, chiếm 48,1% lao động phi nông nghiệp là 14 người, chiếm 51,2% .

+ Các hộ cận nghèo lao động nông nghiệp là 24 người, chiếm 85,7%, lao động phi nông nghiệp là 4 người, chiếm 14,3%.

+ Các hộ nghèo lao động nông nghiệp là 5 người và không có lao động phi nông nghiệp.

Xét tổng thể thì lao động nông nghiệp cao hơn so với lao động phi nông nghiệp, riêng hộ không nghèo thì lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp là tương đương nhau, bởi ở mỗi hộ lao động nông nghiệp chủ yếu là chủ hộ, con cái đi học có nghề nghiệp ổn định, 1 số lao động thì ra ngoài làm ở các công ty hay công tác 1 đơn vị nào đó, còn 1 số lao động thì mở của hàng

kinh doanh, sửa chữa tại nhà, đi làm thuê cho các xưởng sản xuất có thế mạnh trên thị trường... Qua tìm hiểu thì xóm Đấplà một trong những xóm gần trung tâm xã Đắc Sơn nhất nên đa số các hộ đều kinh doanh các loại mặt hàng thiết yếu, các loại hình dịch vụ sản xuất: Cơ khí, sửa chữa máy móc, vận tải... Dịch vụ đời sống: Ăn uống, giải khát, làm đẹp, giải trí... kết hợp với làm nông nghiệp ( trồng lúa, chăn nuôi lợn, gà, vịt...) đem lại thu nhập khá ổn định cho hộ gia đình.

Đối với các hộ cận nghèo thì chủ yếu là làm nông nghiệp nên số lao động nông nghiệp cao hơn so với lao động phi nông nghiệp.

* Xóm Bến: Tổng số lao động là 57 người. Lao động nông nghiệp là 37 người, lao động phi nông nghiệp là 21 người.

Trong đó:

+ Các hộ không nghèo lao động nông nghiệp là 13 người, chiếm 39,4%%, lao động phi nông nghiệp là 20 người, chiếm 60,6%

+ Các hộ cận nghèo, số lao động nông nghiệp là 17 người, có tới 82.4% là lao động nông nghiệp.

Ta thấy: Các hộ không nghèo số lao động phi nông nghiệp cao hơn so với số lao động nông nghiệp, bởi các hộ làm ngành nghề phi nông nghiệp là chủ yếu và cần tới lao động có chuyên môn với ngành nghề mà gia đình kinh doanh. Đối với các hộ cận nghèo và hộ nghèo thì thu nhập chính là làm nông nghiệp ( trồng trọt và chăn nuôi ), lao động chủ yếu là chủ hộ gia đình.

* Xóm Dương: Lao động nông nghiệp là 44 người, lao động phi nông nghiệp là 20 người.

Trong đó:

+ Các hộ không nghèo lao động nông nghiệp 13 người, chiếm 44,8%, lao động phi nông nghiệp là 16 người, chiếm 55,2%.

+ Các hộ cận nghèo lao động nông nghiệp là 19 người, chiếm 79,2 %, lao động phi nông nghiệp là 5 người, chiếm 20,8 %.

+ Các hộ nghèo lao động nông nghiệp là 7 người, chiếm 100%, không có lao động phi nông nghiệp.

Nhìn chung ta thấy số lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong ngành nông nghiệp, bởi ngành nông nghiệp là ngành đem lại thu nhập chính và là ngành duy trì cuộc sống của hộ.

Tóm lại: Qua điều tra ta thấy nguồn lao động khá dồi dào. Là nguồn nhân lực lớn trong qua trình phát triển kinh tế gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất ít... Một số lao động không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo ngành nghề nên chỉ lao động trong ngành nông nghiệp và nhiều nghề phụ nhỏ khác... Và đó là cản trở lớn trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một số ngành nghề có thế mạnh được phát huy như nghề mộc (đồ gia dụng), khai thác buôn bán cát sỏi, sản xuất nhôm kính, cơ khí, sản xuất gỗ, sản xuất gạch, và nhiều nghề phụ nhỏ khác đã tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, đã góp phần định công ăn việc làm cho lao động xã nhà. Công nghiệp hóa nông thôn từng bước được đẩy lên. Và điều quan trọng nữa là cần sự quan tâm, giúp đỡ trực tiếp của Đảng bộ, HĐND xã tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)