Bảng 3.4. Giá trị nhiệt độ khử cực đại (Tmax), diện tích mũi khử cực đại (Smax), số nguyên tử Cu (nCu/g) và số tâm Cu2+ bị khử (NCu2+ ) trên 1g xúc tác, mức độ khử của
TT Mẫu Tmax Smax nCu/g NCu2+ Kred (%) 1 0,5Cr-CuZnAl 364,8 78168 20,7.1020 0,684.1020 3,3 2 1,0Cr-CuZnAl 389,9 91245 20,7.1020 0,801.1020 3,9 3 1,5Cr-CuZnAl 374,9 83925 20,7.1020 0,753.1020 3,6 4 2,5Cr-CuZnAl 392,4 90050 20,7.1020 0,790.1020 3,8 5 0,5Mn-CuZnAl 403,2 88842 20,7.1020 0,780.1020 3,8 6 1,0Mn-CuZnAl 398,1 95259 20,7.1020 0,837.1020 4,0 7 1,5Mn-CuZnAl 398,2 115362 20,7.1020 1,018.1020 4,9 8 2,5Mn-CuZnAl 391,3 101101 20,7.1020 0,890.1020 4,3
Hình 3.6. Phổ TPR của các xúc tác 0,5Cr-CuZnAl; 1,0Cr-CuZnAl; 1,5Cr-CuZnAl; 2,5Cr-CuZnAl (tốc độ gia nhiệt 10oC/phút)
Đối với xúc tác được biến tính bằng Cr2O3 khi thêm 0,5% Cr2O3 tuy làm giảm kích thước tinh thể Cu xuống 4 lần, tăng độ phân tán Cu hơn 3 lần và tăng mạnh diện tích bề mặt riêng của xúc tác cũng như Cu nhưng không làm thay đổi tính khử của Cu2+. Khi tăng hàm lượng Cr2O3 lên đến 1,0 - 2,5% nhiệt độ khử của Cu2+ tăng và mức độ khử tăng. Nhiệt độ khử của các mẫu chứa 1,0% - 2.5% Cr2O3 xấp xỉ nhau mặc dù
dCu tăng từ 22 lên 44nm. Trong các mẫu biến tính Cr2O3 thì mẫu chứa 1,0% Cr2O3 có kích thước tinh thể Cu nhỏ nhất, độ phân tán cao nhất và mức độ khử cao nhất.
Hình 3.7. Phổ TPR của các xúc tác 0,5Mn-CuZnAl; 1,0Mn-CuZnAl; 1,5Mn-CuZnAl; 2,5Mn-CuZnAl (tốc độ gia nhiệt 10oC/phút)
Đối với các mẫu chứa MnO2, tăng hàm lượng MnO2 từ 0,5% đến 2,5% nhiệt độ khử cực đại xấp xỉ nhau và là các mẫu có nhiệt độ khử cao nhất (Tmax ~ 395 - 400oC). Ngay khi thêm 0,5% MnO2 thì nhiệt độ khử cực đại đã tăng từ 360oC lên 403oC và mức độ khử tăng từ 3,4 lên 3,8%. Cho thấy tác dụng chính của MnO2 là tăng tương tác CuO - chất mang, làm giảm kích thước quần thể Cu. Do đó, khi hàm lượng MnO2 tăng thì dCu giảm. Mẫu chứa 1,5% MnO2 có dCu nhỏ nhất và Kred cao nhất.