BCTC tại công ty Cổ phần ABC.
2.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị - Planning
- KTV sẽ phân tích các biến động bất thƣờng của các số dƣ tài khoản, khoản mục trên BTCT của khách hàng, khoanh vùng những khoản mục có khả năng chứa đựng những rủi ro. Đây là bƣớc đánh giá sơ bộ của KTV về BCTC của khách hàng.
- Luận văn này đi sâu về Chi phí hoạt động Công ty ABC – Khoản mục thuộc Báo cáo Kết quả Hoạt động Sản xuất kinh doanh đƣợc trích nhƣ sau:
Bảng 2. 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRƢỚC KIỂM TOÁN
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VN Mẫu số B 02 - DN
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2013 Đến hết ngày 31/12/2013 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 Chênh lệch 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 18.178.471.251 11.935.845.958 6.242.625.293 2. Các khoản gỉam trừ
3. Doanh thu thuần 18.178.471.251 11.935.845.958 6.242.625.293 4. Giá vốn bán hàng 13.878.933.484 11.362.171.094 2.516.762.390
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 4.299.537.767 573.674.864 3.725.862.903 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.191.568.332 14.850.416.942 (11.658.848.610) 7. Chi phí hoạt dộng tài chính 54.762.313 7.106.031 47.656.282 8. Chi phí bán hàng 845.144.228 242.755.749 602.388.479 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.969.496.264 6.547.620.394 (1.578.124.130)
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.621.703.294 8.626.609.632 (7.004.906.338) 11. Thu nhập khác 521.856.401 89.181.528 432.674.873 12. Chi phí khác 10.138.333 160.000 9.978.333
13. Lợi nhuận khác 511.718.068 89.021.528 422.696.540
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 2.133.421.362 8.715.631.160 (6.582.209.798) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 294.585.536 - 294.585.536
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.838.835.826 8.715.631.160 (6.876.795.334) 17. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu 263 1.263
- Trong trƣờng hợp cụ thể của Công ty ABC, KTV cần kiểm tra chi tiết và giải thích các biến động: chi phí Bán hàng năm 2013 tăng 600 triệu với năm 2012, nhƣng chi
Thử nghiệm Kiểm soát - TEST OF CONTROL
Test D&I (Design and Implementation)
- Đây là bƣớc mà trƣởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện tại tất cả các khách hàng, để kiểm tra xem Công ty có tồn tại hệ thống KSNB hay không.
- Đối với Công ty ABC, vì đặc thù là sản xuất, gia công lắp ráp các sản phẩm điện tử nên chi phí QLDN của Công ty khá lớn, phát sinh nhiều nghiệp vụ, trong khi chi phí bán hàng nhỏ và đơn giản hơn.
- Các khoản chi phí Bán hàng và chi phí QLDN của Công ty đều đƣợc hạch toán chi tiết theo các khoản mục bao gồm: Tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng; chi phí công cụ - dụng cụ; chi phí Khấu hao TSCĐ; chi phí điện nƣớc, điện thoại; hội nghị, tiếp khách; chi phí thuê nhà; chi phí bảo hành và các chi phí khác…
- Qua trao đổi giữa trƣởng nhóm kiểm toán với khách hàng và kiểm tra Walkthrough, KTV nhận định Công ty ABC có tồn tại hệ thống KSNB.
Kết luận: Công ty ABC Có tồn tại hệ thống KSNB cho khoản Chi phí hoạt động
Test O&E (Operation Effectiveness)
- Trƣởng nhóm kiểm toán chỉ thực hiện bƣớc này khi Doanh nghiệp có hệ thống KSNB thật sự cao và khi KTV dựa vào sự tin cậy đối với hệ thống KSNB để giảm đi các thủ tục kiểm toán khác.
- Đối với ABC, Trƣởng nhóm kiểm toán đánh giá doanh nghiệp có hệ thống KSNB không cao và không dựa vào sự tin cậy đối với hệ thống KSNB để giảm đi các thủ tục khác nên KTV không thực hiện test ở giai đoạn này mà xác định Công ty ABC có hệ thống KSNB không hoạt động hiệu quả.
Đánh giá mức độ đảm bảo – Xác định R
- Sau khi tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội, KTV sẽ đánh giá mức độ đảm bảo đối với tài khoản Chi phí Hoạt động của Công ty ABC nhƣ bảng sau:
Bảng 2. 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO – AUDIT ASSURANCE MODEL Sources of
Assurance
No specific Risk (Không có rủi ro trọng yếu)
Specific Risk (Có rủi ro trọng yếu) Inherent Assurance 1,0 Inherent Assurance obtained 1,0 Inherent Assurance obtained 0,0 No Inherent Assurance obtained 0,0 No Inherent Assurance obtained Control Assurance 1,3 Control Assurance obtained 0,0 No Control Assurance obtained 1,3 Control Assurance obtained 0,0 No Control Assurance obtained Substantive Assurance 0,7 Basic level of Substantive Assurance 2,0 Intermediate level of Substantive Assurance 1,7 Moderate level of Substantive Assurance 3,0 Focused level of Substantive Assurance Overall Assurance 3,0 3,0 3,0 3,0
Xác định R cho Công ty ABC
- Chi phí hoạt động của Công ty ABC là khoản mục: + Không có rủi ro tiềm tàng
Inherent Assurance = 1
+ Hệ thống KSNB không hoạt động hiệu quả
No Control Assurance obtanined = 0
Thử nghiệm cơ bản (Substantive Assurance) = 3 – 1 – 0 = 2 Trung bình
Thử nghiệm Cơ bản – SUBSTANTIVE PROCEDURES
- Thử nghiệm Cơ bản - Substantive Procedures gồm Thủ tục Phân tích - Substantive Analytical Procedures (SAP) và Thử nghiệm Chi tiết - Test of Details (TOD).
Thủ tục Phân tích (SAP)
- Thủ tục phân tích (SAP) là kỹ thuật xây dựng mô hình để ƣớc tính giá trị của khoản mục rồi so sánh với số phát sinh thực tế trên sổ sách của Công ty. Với cách thức ƣớc tính số hợp lý dựa trên các thông tin độc lập thu thập đƣợc, KTV sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian dành cho việc kiểm tra chi tiết, đồng thời vẫn thỏa mãn đƣợc những nghi ngờ nghề nghiệp vào sự biến động hay tính tin cậy của tài khoản đƣợc kiểm tra.
- Chi phí Hoạt động của Công ty ABC có nhiều tiểu khoản và mỗi tiểu khoản lại có bản chất không đồng nhất nên việc ƣớc tính số phát sinh không khả thi và mất nhiều thời gian hơn so với việc Kiểm tra chi tiết.
KTV không thực hiện Thủ tục Phân tích cho khoản Chi phí Hoạt động của Công ty ABC.
Thử nghiệm Chi tiết (TOD)
- TOD là kỹ thuật kiểm tra chi tiết các bằng chứng làm cơ sở cho việc ghi nhận nghiệp vụ phát sinh, nhằm xác định xem số phát sinh lũy kế có sai sót hay không. - Số mẫu cần kiểm tra tùy thuộc vào Mức độ đảm bảo (R =2) và MP – Monetary Precision – Mức trọng yếu có điều chỉnh.
Xác định MP cho Công ty ABC
- Kỹ thuật Chọn mẫu theo giá trị lũy tiến – Cumulative Monetary Amount (CMA) đƣợc áp dụng vì khoản mục chi phí hoạt động bao gồm nhiều tiểu khoản khác nhau và số lƣợng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ nhiều. Kỹ thuật này cho phép mọi nghiệp vụ đều có cơ hội đƣợc lựa chọn nhƣ nhau và số mẫu đƣợc chọn sẽ đƣợc tính cụ thể cho từng số dƣ khoản mục cần kiểm tra theo công thức:
Số mẫu – Samples (N) =
Bước nhảy mẫu – J =
Trong đó:
MP = 80% - 90% PM – Planning Materiality (Mức trọng yếu kế hoạch) đƣợc trƣởng nhóm xác định cho cả BCTC đƣợc kiểm toán.
- Đối với các Công ty không tham gia thị trƣờng chứng khoán, PM thƣờng đƣợc xác định bằng 5% – 10% Lợi nhuận trƣớc thuế hoặc 0,8% - 5% Doanh thu.
- Theo kinh nghiệm của Trƣởng nhóm kiểm toán, ABC là Công ty sản xuất kinh doanh với R =2 – Mức độ rủi ro trung bình, PM đƣợc xác định bằng 5% Doanh thu nhƣ sau: Bảng 2. 4: XÁC ĐỊNH MP Giá trị tính Kết quả Làm tròn PM = DT * 5% (18.178.471.251*5%) 908.923.563 909.000.000 ∑ anticipated uncorected mistatement = PM * 10% (908.923.563*10%) 90.892.356 90.900.000 MP 818.031.206 818.100.000 De minimis Threshold = 5% PM (908.923.563*5%) 45.446.178 45.450.000
- Ở VACO, De minimis Threshold – Mức sai sót có thể bỏ qua, đƣợc xác định bằng 0% - 5% PM – Planning Materiality (Mức trọng yếu tổng thể).
+ Khi chênh lệch < 0% - 5% PM PASS: KTV chấp nhận sai sót và không cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra chênh lệch.
+ Khi chênh lệch > 0% - 5% PM, KTV cần thực hiện thêm các thủ tục để tìm hiểu nguyên nhân gây ra chênh lệch.
- Sau khi tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB cũng nhƣ các sự kiện bất thƣờng, KTV nhận định các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với tài khoản Chi phí Hoạt động của Công ty ABC nhƣ bảng sau:
Bảng 2. 5: CƠ SỞ DẪN LIỆU ĐỐI VỚI CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Cơ sở dẫn liệu Mô tả
Phát sinh – Occurrence Các khoản chi phí hoạt động đƣợc ghi nhận vào sổ phải thật sự phát sinh trong kỳ.
Đầy đủ – Completeness Các khoản chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ phải đƣợc ghi nhận đầy đủ.
Chính xác – Accuracy Các khoản chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ phải đƣợc ghi nhận chính xác.
Ghi nhận đúng kỳ – Cut-off Các khoản chi phí hoạt động phải đƣợc ghi nhận đúng kỳ phát sinh
Phân loại – Classification Các khoản chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ phải đƣợc phân loại đúng tiểu khoản.