Thiết kế chƣơng trình kiểm toán chi tiết

Một phần của tài liệu Kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán Vaco (Trang 25)

- Chƣơng trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán đƣợc thiết kế thành hai loại: Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Việc thiết kế các loại hình thử nghiệm trên đều gồm các nội dung nhƣ: Xác định thủ tục kiểm toán, quy mô chọn mẫu và thời gian thực hiện đối với từng khoản mục cụ thể.

- Trong đó, thử nghiệm kiểm soát đƣợc thiết kế để kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống KSNB, nhằm làm giảm rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC. Thủ tục phân tích đƣợc thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dƣ tài khoản đang đƣợc kiểm toán. Thủ tục kiểm tra chi tiết đƣợc thiết kế nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của từng khoản mục đang xem xét.

- Các thủ tục kiểm toán áp dụng khi kiểm toán chi phí hoạt động đƣợc trình bày ở giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán chi phí Hoạt động 1.3.2

- Quá trình thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động đƣợc tiến hành theo trình tự sau:

 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

 Thực hiện các thủ tục phân tích

 Thực hiện các thử nghiệm chi tiết

1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

- KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoạt động để chắc chắn rằng các chi phí này đƣợc quản lý và đảm bảo phát sinh đúng mục đích.

- Các thử nghiệm kiểm soát thƣờng áp dụng cho chi phí hoạt động nhƣ sau:

 Kiểm tra các chính sách, quy định của doanh nghiệp về việc hạch toán chi phí và so sánh với thực tế, xem xét công việc có đƣợc tiến hành nhƣ quy định hay không.

 Kiểm tra sự phê duyệt đầy đủ và hợp lý của các khoản chi, đặc biệt là các loại chi phí có giá trị lớn, chi phí bất thƣờng, hoa hồng, chi bán hàng hay chi phí quảng cáo…

 Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ ghi sổ để đảm bảo các khoản chi phí hoạt động phát sinh đƣợc ghi nhận đầy đủ. Đồng thời xem xét xem liệu doanh nghiệp có để lại dấu hiệu gì nếu nghiệp vụ đó đã đƣợc ghi sổ không.

 Kiểm tra dấu hiệu của hệ thống KSNB đối với việc tập hợp và ghi sổ chứng từ, cộng dồn và chuyển sổ chính xác cũng nhƣ đối chiếu chi phí trên sổ cái và sổ chi tiết.

 Phỏng vấn những ngƣời có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại chi phí trong doanh nghiệp; đồng thời kiểm tra hệ thống tài khoản, sự phân loại sổ sách kế. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra trình tự ghi sổ và xem xét các dấu hiệu của hệ thống KSNB.

 Có thể kiểm tra thêm báo cáo kiểm toán nội bộ (nếu có) để xác định tính đúng đắn va hợp lý của BCTC. Nếu Báo cáo của kiểm toán nội bộ có độ tin cậy cao thì sẽ giảm khối lƣợng các thử nghiệm chi tiết cần thực hiện.

1.3.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích

- Thủ tục phân tích đƣợc áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. KTV thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán để đánh giá tính hợp lý của các khoản mục chi phí và giảm bớt khối lƣợng công việc cũng nhƣ giảm bớt rủi ro phát hiện trong quá trình kiểm toán.

- Đối với chi phí hoạt động, KTV thực hiện các thủ tục phân tích sau:

 Thu thập, tổng hợp các loại chi phí và so sánh với chi phí năm trƣớc/ chi phí kế hoạch… Từ đó, xác định những tiểu khoản cần đi sâu tìm hiểu trong quá trình kiểm toán.

+ So sánh khoản mục chi phí bán hàng và chi phí QLDN với chỉ tiêu doanh thu của kỳ này với các kỳ trƣớc.

+ So sánh tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí QLDN với tổng chi phí hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với các kỳ trƣớc.

+ So sánh mức chi phí bán hàng và chi phí QLDN thực tế đã phát sinh với dự toán chi phí đã lập.

 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết bằng cách thu thập bảng phân tích so sánh các tiểu khoản của các chi phí bán hàng, chi phí QLDN của năm nay với một hoặc hai năm trƣớc, giải thích đối với các thay đổi đáng kể và tiến hành điều tra khi cần thiết.

 Đối với các khoản chi phí đặc biệt nhƣ chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí thuê ngoài vận chuyển bán hàng và chi phí quảng cáo, tiếp thị… cần kiểm tra đến hợp đồng, các chứng từ liên quan khác (Phiếu chi, ủy nhiệm chi…) để đảm bảo cho việc chi phí thật sự có phát sinh và đã thanh toán đầy đủ.

+ Lấy số tổng cộng và đối chiếu với bảng phân tích đã thực hiện khi phân tích các khoản chi phí bán hàng.

+ Kiểm tra các tài liệu bổ sung để đảm bảo rằng các số tiền đã trả là hợp lệ và phù hợp với các quy định và chế độ tài chính có liên quan.

1.3.2.3 Thực hiện các thử nghiệm chi tiết.

- Thực hiện các thủ tục phân tích có thể chứng minh đƣợc tính hợp lý của khoản chi phí phát sinh. Tuy nhiên để đƣa ra kết luận cuối cùng về tính trung thực và hợp lý của khoản chi phí thì KTV cần thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

- Thủ tục kiểm tra chi tiết đƣợc tiến hành theo trình tự sau:

 Xác định mục tiêu thử nghiệm chi tiết: đảm bảo cơ sở dẫn liệu về sự phát sinh, tính đầy đủ, ghi chép chính xác, đánh giá, phân loại, trình bày và công bố.

 Kiểm tra việc phản ánh chi phí hoạt động, từ việc rà soát xem hạch toán các nghiệp vụ có đúng tài khoản, tiểu khoản chi phí đƣợc quy định không, đến việc ghi chép, căn cứ ghi chép trên sổ chi tiết; tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.

 Chọn mẫu kiểm tra một số nghiệp vụ có giá trị lớn; các nghiệp vụ hạch toán với các bên đối ứng bất thƣờng; những khoản chi có khả năng chứa đựng sai sót, gian lận nhƣ: các khoản chi bằng tiền mặt, chi phí không bằng tiền nhƣ chi phí khấu hao… và các chi phí mang tính ƣớc tính …

 Khi tiến hành kiểm toán đối với các khoản chi phí giao dịch, quảng cáo, khánh tiết, hội nghị… KTV cần lƣu ý quy định hiện tại chỉ cho phép tỷ lệ các loại chi phí này là nhỏ hơn 5%, đối với một số trƣờng hợp đặc biệt thì đƣợc phép 7% trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.

 Kiểm tra việc tính toán, tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho hàng tồn kho và hàng hóa đã tiêu thụ có hợp lý và nhất quán giữa các kỳ không. Nếu có sự thay đổi, không nhất quán giữa các kỳ thì phải xem xét ảnh hƣởng của sự thay đổi đó đối với chi phí hoạt động trong kỳ nhƣ thế nào. Nếu ảnh hƣởng đó trọng yếu thì cần cân nhắc, tính toán, phân bổ lại để đảm bảo tính trung thực, hợp lý trong việc xác định chi phí.

 Chọn một số khoản chi phí phát sinh trƣớc và sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra việc ghi nhận đúng niên độ.

- Đối với một số tiểu khoản chi phí đặc biệt nhƣ lƣơng, khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí hạch toán bằng ngoại tệ, KTV cần lƣu tâm nhiều hơn.

 Kiểm tra chi tiết chi phí lƣơng:

 Chọn một số nghiệp vụ liên quan đến chi phí lƣơng phát sinh trong năm và thực hiện kiểm tra, đối chiếu với bảng tổng hợp lƣơng, phần thanh toán bằng tiền/phần chi phí phải trả; bảng tổng hợp trợ cấp, thu nhập khác; bảng chấm công, phiếu chi lƣơng…

 Chọn một số nhân viên trong bảng lƣơng hàng tháng và thực hiện kiểm tra hợp đồng lao động; kiểm tra chữ ký trên bảng lƣơng để xác định tiền lƣơng đã đƣợc thanh toán.

 Soát xét toàn bộ bảng lƣơng để chắc chắn rằng không có sự thanh toán lƣơng nhiều lần cho một ngƣời.

 Tính toán các khoản Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nƣớc, đối chiếu với số phát sinh có trên tài khoản phải trả tƣơng ứng.

 Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ.

 Thông thƣờng chi phí khấu hao TSCĐ đƣợc kiểm tra chi tiết ở phần kiểm toán khoản mục TSCĐ. Khi kiểm toán chi phí hoạt động, KTV chỉ đối chiếu kết quả kiểm tra phần khấu hao TSCĐ phân bổ cho chi phí bán hàng và chi phí QLDN có khớp đúng với số ghi ở tài khoản khấu hao TSCĐ không.

 Nếu công việc kiểm toán đã thực hiện ở phần khấu hao TSCĐ phát hiện đƣợc sai sót trong việc phân bổ chi phí này cho chi phí hoạt động thì phải tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

 Kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán chi phí bằng ngoại tệ

 Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ luôn chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao. KTV kiểm tra bằng cách xem xét việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các khoản chi phí bằng ngoại tệ. Sau đó, tiến hành đối chiếu với sổ cái, kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá.

 Kiểm tra các nghiệp vụ chi phí với các bên liên quan.

 Các nghiệp vụ phát sinh đối với các bên liên quan cũng đƣợc xem là có rủi ro tiềm tàng cao, đặc biệt là trong việc phân bổ chi phí. Khi thực hiện kiểm toán, KTV phải yêu cầu khách hàng đƣa ra các bằng chứng đối với các nghiệp vụ phát sinh với bên thứ ba nhƣ hợp đồng, giao ƣớc… trong đó chỉ rõ trách nhiệm của các bên trong việc ghi nhận chi phí.

 Lập bảng kê các nghiệp vụ phát sinh có liên quan; đối chiếu với sổ cái và bảng cân đối số phát sinh; đánh giá tính hợp lý của việc trình bày hoặc ghi chú cho các nghiệp vụ nói trên đồng thời xem xét việc gửi thƣ xác nhận cho bên thứ ba đối với các khoản chi phí phát sinh trọng yếu.

- Bằng kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp, KTV thực hiện đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết sau quá trình kiểm toán:

 Những sai sót phát hiện đƣợc trong quá trình kiểm toán cần phải đƣợc KTV kiểm tra, không chỉ giới hạn ở tài khoản chi phí hoạt động mà cần kiểm tra cả về chức năng hoạt động của hệ thống KSNB, hệ thống thông tin, tính khách quan của BGĐ và năng lực của đội ngũ nhân viên.

 Khi các sai phạm đƣợc phát hiện, trách nhiệm của KTV là điều tra nguyên nhân; cân nhắc tính trọng yếu cũng nhƣ ảnh hƣởng của chênh lệch kiểm toán lên BCTC và tình hình kinh doanh của khách hàng.

 Sau đó, KTV thông báo về những chênh lệch kiểm toán cho BGĐ và đề nghị điều chỉnh chênh lệch. Với những chênh lệch không đƣợc điều chỉnh, thì KTV phải lập một tóm tắt về tính trọng yếu của những chênh lệch này và xét khả năng ảnh hƣởng của chúng lên BCTC để làm căn cứ đƣa ra những ý kiến kiểm toán thích hợp.

Giai đoạn 3: Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán 1.3.3

- Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, trƣởng nhóm kiểm toán thực hiện soát xét, đánh giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập đƣợc đối với từng khoản mục cụ thể và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của mình về BCTC trên tất cả các khía cạnh nhƣ sau:

 Yêu cầu khách hàng cung cấp thƣ giải trình của BGĐ

 Tính tuân thủ các nguyên tắc và chế độ kế toán.

 Soát xét tính hợp lý chung và tính nhất quán giữa các kỳ.

 Thực hiện các thủ tục phân tích về các tỷ suất quan trọng; sự thay đổi về sản phẩm và khách hàng; sự thay đổi về giá, xu hƣớng sản xuất và tiêu thụ; sự thay đổi về nguyên liệu… và các ảnh hƣởng khác do ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ ảnh hƣởng chung của nền kinh tế.

- Bên cạnh đó, KTV cũng cần xem xét ảnh hƣởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đối với BCTC cũng nhƣ Báo cáo Kiểm toán.

- Trƣởng phòng (hoặc giám đốc) Công ty Kiểm toán sẽ đề nghị trƣởng nhóm kiểm toán giải thích, bổ sung hoặc sửa đổi các nội dung (nếu có) trong hồ sơ kiểm toán trƣớc khi phát hành dự thảo Báo cáo Kiểm toán.

- Sau khi nhận đƣợc phản hồi của khách hàng về dự thảo Báo cáo Kiểm toán, trong trƣờng hợp không có bất đồng ý kiến gì, Công ty Kiểm Toán sẽ phát hành Báo cáo Kiểm Toán chính thức trên cơ sở các bằng chứng đƣợc thu thập trong toàn bộ quá trình kiểm toán.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Giới thiệu chung 2.1.1

Tên Công ty : Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nam

Tên tiếng anh : Vietnam Audit Company - VACO

Trụ sở chính : Tầng 4, 168 Đƣờng Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội Số điện thoại : (84-4) 3 577 0781

Fax : (84-4) 3 577 0787

Website : www.vaco.com.vn

Logo

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.2

- Ngày 13/05/1991, theo Quyết định số 165 TC/QĐ - TCCB của Bộ tài chính, Công

ty Kiểm toán Việt Nam đƣợc thành lập với tên giao dịch quốc tế là Vietnam

Auditing Company – Viết tắt là: VACO. VACO cùng với AASC là một trong hai Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên đƣợc thành lập tại Việt Nam.

- Tháng 5/2007, theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0100112500 - cấp lần đầu ngày 16/03/2007, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đổi tên thành Công ty TNHH Deloitte Vietnam.

- Tháng 11/2007, theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102546856 - cấp lần đầu ngày 27/11/2007, Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nam (VACO) đƣợc tách ra từ Công ty TNHH Deloitte Vietnam và hoạt động liên tục đến nay.

- Tháng 8/2012 Công ty thành lập chi nhánh tại Hải Phòng.

- Tháng 8/2013, chi nhánh VACO tại thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập, đƣa thƣơng hiệu Kiểm toán VACO trở lại với khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí

TỔNG GIÁM ĐỐC Bùi Văn Ngọc Phó TGĐ Nguyễn Minh Hùng Phó TGĐ Nguyễn Đức Tiến Phó TGĐ Trịnh Thị Hồng

- Hiện Công ty có 3 trụ sở tại:

Trụ sở chính CN VACO Hải Phòng CN VACO HCM

Tầng 4, số 168 Đƣờng Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Số 499 Quán Toan, Quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng

Lầu 6, Tòa nhà HUD, số 159 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Tel : + (84-4) 3 577 0781 Fax: + (84-4) 3 577 0787 Web: www.vaco.com.vn Email: vacohn@vaco.com.vn Tel : + (84-031) 3 534655 Fax: + (84-031) 3 534316 Web: www.vaco.com.vn Email: vacohp@vaco.com.vn Tel : + (84-8) 3 8406618 Fax: + (84-8) 3 8406616 Web: www.vaco.com.vn Email: vacohcm@vaco.com.vn

Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 2.1.3

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

- Công ty TNHH Kiểm toán VACO đƣợc tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia thành các phòng ban hoạt động độc lập và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty gồm:

 Ban Giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.  Các Phòng nghiệp vụ gồm:

+ Phòng nghiệp vụ 1 – phụ trách Kiểm toán Đầu tƣ Xây dựng Cơ bản + Phòng nghiệp vụ 2 – phụ trách Kiểm toán Báo cáo tài chính

+ Chi nhánh Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3.2 Tình hình nhân sự

- Ngày 05/01/2013, Công ty TNHH Kiểm toán VACO tổ chức Tổng kết hoạt động năm 2012 và kỷ niệm 5 năm (2007-2012) sau khi tách ra từ Công ty TNHH Deloitte

Một phần của tài liệu Kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán Vaco (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)