Thông thường, gà mắc CRD doMycoplasma gallisepticum gây ra theo con
đường từ gà bố mẹ truyền sang và từ những gà ốm đã mắc bệnh trong chuồng nuôi gây ra. Đối với gà bố mẹ được kiểm soát riêng bằng chương trình vaccine và an toàn sinh học để hạn chế tối đa sự có mặt của Mycoplasma gallisepticumtrong trứng ấp. Mặt khác với gà con giai đoạn 1 và 8 tuần tuổi có sử
dụng thuốc phòng và điều trị Mycoplasma gallisepticum. Do vậy, nếutheo dõi vấn đề nhiều Mycoplasma gallisepticum ở trang trại gà đẻ trứng là theo con
đường truyền ngang. Bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra được coi là bệnh chỉ thị về chăm sóc quản lý chất lượng gà kém, vệ sinh chuồng nuôi hay vấn đề thông thoáng kém.
Theo tổ chức sức khỏe động vật thế giới năm 2008, phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính(RSA: rapid slide agglutination test) là một phương phápđược áp dụng rộng rãi nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma galliseticum (MG) gây ra ở đàn gà. Đây là phản ứng được sử dụng nhiều nhất trong các phương pháp chẩn đoán CRD (OIE, (2011)). Phản ứng có thể tiến hành ở nhiệt
độ phòng trong vòng 72h kể từ khi lấy mẫu. Phản ứng được sử dụng để phát hiện kháng thể chống Mycoplasma gallisepticumtrong huyết thanh gà.
Theo dõi triệu chứng lâm sàng và tiến hành lấy máu kiểm tra phản ứng huyết thanh học định kì theo tháng bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính các trại gà để xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
Kết quả âm tính(-) Kết quả dương tính(+)
Hình 3.1.Phản ứng ngưng kết nhanh
Bảng 3.1.Tỷ lệ nhiễm Mycopalsma gallisepticumở gà Isa Brown hướng trứng thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Thời gian Số mẫu kiểm tra Số mẫtính u dương Tỷ lệ (%)
7-12/2013 1484 498 33,56
1-6/2014 1542 469 30,41
Tổng 3026 967 31,96
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum ở gà Isa Brown hương trứng đối với 2 đợt theo dõi là 31,96%.
Theo tác giả Shukla và cs, 1985 khi dùng phản ứng ngưng kết đánh giá tỷ
lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticumở Nhật Bản là 42,5%. Theo tác giả Đào Trọng Đạt (1974-1975) tỷ lệ nhiễm Mycoplasama gallisepticum qua phản ứng ngưng kết nhanh trong 3 trại thí nghiệm lần lượt là 57%; 52%; 51,41%. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1984 – 1985) tỷ lệ dương tính là 20- 60%.
So sánh với các tác giả trước đây, kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn. Điều này được giải thích vì hiện nay mô hình chăn nuôi công nghiệp tại huyện Chương mỹ đã có sự đầu tư về chuồng trại nên đạt lượng chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 lượng tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt hơn so với trước đây (chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng hở). Đồng thời với kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, người chăn nuôi đã chú ý vệ sinh chuồng nuôi.
Tại Bangladesh, Talha và cs. (2003) cho biết tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticumở các giống gà giao động từ 22,0% - 77,0%.
Đối với những mẫu dương tính,huyết thanh đượcpha loãng theo cơ số 2 để định lượng hàm lượng kháng thể và đánh giá chung trại gà bị mắc bệnh hay chỉở
mức nghi ngờ cần theo dõi hay là mức độ âm tính. Đối với các trại không có mẫu dương tính được coi là trại âm tính, trại có ít hơn 50% số mẫu dương tính trước khi pha loãng được coi là trại nghi ngờ và trại có trên 50% mẫu huyết thanh dương tính được coi là trại mắc bệnh. (Quy định phòng thí nghiệm C.P)
Bảng 3.2.Tỷ lệtrại dương tính vớiMycoplasma gallisepticumqua các tháng
Thời gian
Số trại âm tính Số trại nghi ngờ Số trại dương tính
Trại % Trại % Trại % 7/2013 13 100 0 0 0 0 8/2013 11 84,62 2 15,38 0 0 9/2013 9 69,23 3 23,08 1 7,69 10/2013 2 15,38 10 76,93 1 7,69 11/2013 0 0 5 38,46 8 61,54 12/2013 0 0 1 7,69 12 92,31 1/2014 3 23,08 2 15,38 8 61,54 2/2014 3 23,08 1 7,69 9 69,23 3/2014 0 0 5 38,46 8 61,54 4/2014 8 61,54 2 15,38 3 23,08 5/2014 8 61,54 3 23,08 2 15,38 6/2014 9 69,23 4 30,77 0 0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Hình 3.2.Tỷ lệ các trại gà có kết quả dương tính (%) với Mycoplasma gallisepticumkhi kiểm tra bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
Kết quả ở bảng 3.2 vàhình3.2cho thấy, tỷ lệ các trại dương tính với
Mycoplasma gallisepticum thường vào tháng 11,12 và tháng 1,2,3. Mùa đông, ở
miền bắc nước ta, nhiệt độ ngoài trời nhiều khi xuống dưới 100C điều này cũng
ảnh huởng đến tiểu khí hậu trong chuồng gà. Khi tiến hành kiểm tra các trại gà đẻ
với kiểu chuồng bán kín thấy nhiệt độ có trại xuống tới 14-150C. Với mức nhiệt
độ trên gà sẽ dễ dàng bị stress nhiệt và dễ mắc bệnh. Vào mùa xuân ở miền bắc, khí hậu có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thích hợp cho Mycoplasma gallisepticum
phát triển. Do đó, bệnh CRD đã xảy ra nhiều.