Định kỳ kiểm tra bằngph ản ứng huyết thanh học để xác định tỷ lệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh CRD do mycoplasma gallisepticum gây ra ở gà ISABROWNhướng trứng thuộc huyện chương mỹ, hà nội (Trang 42)

nhiễm bệnh

Dùng phản ứng ngưng kết nhanh với máu tươi hoặc có thể lấy huyết thanh

đưa về phòng thí nghiệm để làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính và ngưng kết chậm trong ống nghiệm.Dựa vào kết quả phản ứng để kiểm tra tỷ lệ

mắc để loại thải hoặc tận dụng cho phù hợp.

Với đàn không bị bệnh, nuôi riêng trong điều kiện an toàn, vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt, từđó nhân lên thay thếđàn có bệnh.

Với đàn bệnh phải cách ly loại thải thành dàn thương phẩm, nhưng phải

được kiểm tra chặt chẽ và dùng kháng sinh Tylosin, Enrofloxacin… để trị và phòng bệnh.

Trong suốt thời gian đẻ của gà mẹ, nếu kiểm tra thấy kháng thể trong trứng hoặc trong máu của gà con thì tiến hành kiểm tra đàn sinh sản.Nếu âm tính hoàn toàn thì đàn nuôi mới được coi là không bệnh và vẫn phải tiếp tục kiểm tra

đinh kỳ.

1.5.5.Trị bệnh

Trong đàn gà bị bệnh trước tiên cần cách li những gà bị bệnh nặng, có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, tìm nguyên nhân kế phát để điều trị bệnh. Điều quan trọng là khắc phục hoàn toàn yếu tố ngoại cảnh, thay đổi bầu tiểu khí hậu trong chuồng nuôi như làm giảm bụi, hơi độc, khí thải phân, chất độn chuồng…

Do Mycoplasma mẫn cảm với các loại kháng sinh không tác động lên thành tế bào vi khuẩn, nên trước đây người ta dùng các loại kháng sinh có phổrộng để điều trị bệnh CRD như: Tetracyclin, Erythromycin, Oxytetracyclin,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Kanamycin, Spiramycin, Tylosin, Lincomycin và Spectinomycin nhưng hiệu quả thấp. Ngày nay, với sự tiến bộ về khoa học công nghệ dược thú y, có nhiều loại hoá dược được sử dụng phối chế cùng một số loại kháng sinh để tránh sự

kháng thuốc. Trong đó, thuốc Tylosin chiếm phần lớn sau đó là Tiamulin, là những thuốc có hiệu quả điều trị, (Phạm Văn Đông, 2002). Nhiều tác giả đã khẳng định việc bổ sung vào thức ăn, nước uống một lượng thuốc nhất định có khả năng phòng bệnh, giảm thiệt hại kinh tế, tạo khả năng phát triển bình thường của gà con.

Bệnh do Mycoplasma thường trở nên trầm trọng do kế phát và kết hợp với các loại vi khuẩn khác. Do vậy chúng ta nên dùng các loại kháng sinh có phổ

rộng như Enrofloxacin, Danofloxacin hoặc Lincospectin sẽ có hiệu quả điều trị

cao hơn. Sử dụng một lượng rất thấp Tylosin trộn vào thức ăn của gà đẻ có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc trong hệ thống nuôi nhiều lứa tuổi có hiệu quả chống lại sự

tụt giảm sản lượng trứng (Stipkovist và Kempf, 1996).

Trong đàn gà bị bệnh, trước tiên phải cách ly những con ốm, loại thải những con bị bệnh nặng sau đó tiến hành điều trị bằng kháng sinh với những con bệnh. Dùng kháng sinh có hoạt tính mạnh như Erythromycin, Enrofloxacin, Tetracycline, Lincomycin… Bên cạnh đó phải dùng thêm các loại vitamin nhóm B dùng liên tục trong 3 – 5 ngày. Đối với những con còn lại trong đàn điều trị

kháng sinh dự phòng với liều tương tự (Jordan và cs, 1998).

Trong thực tế người ta vẫn sử dụng một số kháng sinh điều trị và thu

được kết quả tốt như sau:

* Tylosin: tiêm dưới da 0,5g/15kg thể trọng hoặc cho uống 1g/2lít nước (110mg/kg P). Dùng liên tục 3-5 ngày.

* Tiamulin: 1g/1lít nước: cho uống 0,5-1ml/kg thể trọng. Dùng liên tục 3-5 ngày.

Với bệnh CRD có nhiều tác giả chủ trương điều trị dự phòng, người ta sử

dụng thức ăn bổ sung kháng sinh chống Mycoplasma theo định kỳ hoặc trước lúc sức đề kháng có giảm sút như vận chuyển, chia đàn, thời tiết thay đổi…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

1.6.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Chương Mỹ, Hà Nội 1.6.1. Đặc điểm tự nhiên

Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía tây nam Hà Nội, cách trung tâm thủ đô20km; phía bắc giáp huyện Quốc Oai; phía đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía tây giáp với huyện Lương Sơn(tỉnh Hoà Bình). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 232,94 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 30,5 vạn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn. Mật

độ dân số trung bình 1.309 người/km2. Toàn huyện có trên 70.000 hộ dân; người dân tộc kinh chiếm đại đa số, dân tộc mường có 01 thôn Đồng Ké(thuộc xã Trần Phú)với 123 hộ dân, 471 nhân khẩu; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác

ở rải rác tại các xã, thị trấn... Có gần 100 cơ quan, đơn vị nhà nước, trung ương và thành phốđóng trên địa bàn. Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.

Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng đồi gò, vùng “núi sót” và vùng đồng bằng với hệ thống sông Bùi - sông Tích phía tây, sông Đáy bao bọc phía đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ,

đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại: quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên… dải núi rừng và hồ phía tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa làtuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía tây nam của thủđô.

1.6.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng

đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang độngnằm xen kẽ lẫn nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Kinh tế của huyện trước đây chủ yếu là nông nghiệp, những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai nên huyện đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ du lịch. Diện tích gieo trồng được duy trì hàng năm khoảng trên 16 nghìn ha, năng suất lúa đạt hơn 63 tạ/ha, tổng thu đạt 62.849 tấn lương thực, riêng thóc đạt 57.385 tấn, giá trị ước đạt trên 368 tỷ đồng. ChươngMỹđược đánh giá là địa phương có sự phát triển đồng đều các ngành nghề. Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi là đàn gia súc với gần 110.000 con lợn, 21.200 con trâu, 1.600 con bò, 1,86 triệu gia cầm, thủy cầm. Bảy tháng

đầu năm 2008, huyện đã cung cấp cho thị trường hơn 10 nghìn tấn thịt lợn, 729 tấnthịttrâubò,gần5nghìn tấngiacầm.Phát huy lợi thế nằm gần Hà đông và trung tâm thành phố Hà Nội, Chương Mỹ đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến sản xuất - kinh doanh. Năm 2003,huyện Chương Mỹ đã được tỉnh phê duyệt đầu tư

xây dựng cụm công nghiệp phú nghĩa với diện tích 55,83 ha và 13 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề ở 16 xã với diện tích 127 ha. Chương Mỹđã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều với trục công nghiệp chiếm 40%, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ thương mạichiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Các khu công nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Đông Phú Yên, Ngọc Hòa, điểm công nghiệp Ngọc Sơn…thuhút khoảng 9.000 lao động. Những năm qua, kinh tế của huyện luôn luôn phát triển mạnh, mức tăng trưởng ở 2 con số. Năm 2008, huyện phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15.5% trở lên, tổng giá trịước

đạt 1.300 tỷđồng. Bên cạnh việc chuyểnđổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chương Mỹ rất quan tâm phát triển ngành nghềtrên quy mô toàn diện. Sản xuất công nghiệp của huyện dần đi vào thế ổn địnhvới tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũngtừng bước được phục hồi, huyện có khoảng 20 làng nghề trong đó nghềđan mây,tre, giang xuất khẩu là thế mạnh của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Nội dung

2.1.1. Khảo sát tỷ lệ mắc CRD do Mycoplasma gallisepticum trên gà đẻ hướng trứng Isa Brown trứng Isa Brown

2.1.2. Xác định các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gà đẻ hướng trứng IsaBrown mắc CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra IsaBrown mắc CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra

2.1.3. Xác định các tổn thương đại thể của gà đẻ hướng trứng Isa Brown mắc bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra

2.1.4. Xác định các tổn thương vi thể của một số cơ quan của gà đẻhướng trứng Isa Brown mắc CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra: Khí quản, Phổi. Brown mắc CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra: Khí quản, Phổi. 2.1.5. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu của gà đẻ hướng trứng Isa Brown mắc

bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum gây ra

2.1.6. Xác định các chỉ tiêu sinh hóa máu của gà đẻ hướng trứng Isa Brown mắc CRDdo Mycoplasma gallisepticum gây ra CRDdo Mycoplasma gallisepticum gây ra

2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng 2.2.1. Đối tượng

Gà IsaBrown hướng trứng mắc bệnh CRD từ 18 – 59 tuần tuổi

2.2.2.Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu

Cáctrại gà đẻ thương phẩm tại khu vực Chương Mỹ, Hà Nội

Số lượng trại theo dõi: 13 trại. Số mẫu quy định: 20 mẫu/ trại

Bộ môn Bệnh lý thú y Khoa thú y –Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phòng thí nghiệm C.P. Việt Nam

2.2.3.Thời gian nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

2.24. Bố trí thí nghiệm

Gà Isa Brown trong các trại được theo dõi về triệu chứng lâm sàng. Sau đó những gà có triệu chứng hô hấp sẽ được tách riêng và đánh dấu. Ban đầu chúng tôi sẽ lấy mẫu máu kiểm tra sự có mặt của Mycoplasma gallisepticumbằng phản

ứng ngưng kết nhanh.

Chúng tôi chọn riêng những gà có phản ứng dương tính với phản ứng ngưng kết nhanh, tiến hành theo dõi và lấy mẫu gà mắc bệnh.

2.3. Nguyên liệu nghiên cứu 2.3.1.Mẫu bệnh phẩm

Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong nghiên cứu là: máu, khí quản, phổi, của gà Isa Brown mắc bệnh CRD tại trại.

2.3.2.Hóa chất

Hóa chất thông thường trong phòng thí nghiêm: nước cất, formalin 10% dùng để bảo quản mẫu, cồn nguyên chất, xylen, parafin, thuốcnhuộm Haematoxylin – Eosin (HE),…

2.3.3.Dụng cụ lấy mẫu

Các loại dụng cụ lấy mẫu thông thường như: bông cồn, bơm kim tiêm nhựa, hộp đựng mẫu,….

Các dụng cụ khác gồm: lam kính, kính hiển vi, máy cắt mẫu, găng tay, lamen, bộ cốc, lọđựng hóa chất và các dụng cụ khác.

2.3.4.Máy móc

Máy móc phục vụ cho nghiên cứu: tủ ấm 370C, máy đúc block, khuôn

đúc, máy cắt mảnh microtom, kính hiển vi quang học, máy đo chỉ tiêu huyết học

2.4.Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính

Bệnh CRD là gây ra trạng thái miễn dịch mang trùng, gà mắc bệnh thường

ở thể mãn tính do đó nếu phát hiện cơ thể gà có kháng thểđặc hiệu trong máu có thể thì kết luận gà mắc bệnh. Để phát hiện sự có mặt của kháng thể trong máu gà, chúng tôi tiến hành làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Nguyên lý của phản ứng: kết hợp kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu, dùng kháng nguyên chuẩn để tìm kháng thể có trong huyết thanh của gà nghi mắc bệnh.

* Các bước tiến hành phn ng:

+ Chuẩn bị

- Nguyên liệu: Huyết thanh của gà nghi mắc CRD lấy ngẫu nhiên trong

đàn giống Isa Brown, các lứa tuổi. Các phiến kính sạch vô trùng.

- Cách lấy máu: Dùng bơm tiêm lấy máu tĩnh mạch cánh (0,5-1ml), sau đó bơm từ từ lên thành ống nghiệm, để nghiêng 450 đậy nút để yên cho đông, các mẫu máu mang về phòng thí nghiệm để ở tủ lạnh 40C trong 2h, sau đó chắt lấy huyết thanh. Có thểđể nguyên trong bơm tiêm và được mang thẳng về phòng thí nghiệm trong ngày.

- Kháng nguyên chuẩn Mycoplasma gallisepticum do Intervet Hà Lan sản xuất kháng nguyên đảm bảo đúng tiêu chuẩn: không có hạt hoặc sự kết tủa nào, tuyệt đối vô trùng, không có vi trùng, nấm mốc.

- Kháng thể chuẩn do Phòng thí nghiệm công tyC.P chế tạo, đựng trong

ống epandof 1ml, kháng thểđược bảo quản ở 60C. + Tiến hành phản ứng

Trước khi làm phản ứng, kháng nguyên và kháng thể phải được đểở nhiệt

độ phòng, kháng nguyên phải lắc nhẹ cho đều.

- Phản ứng chuẩn dương: giữa kháng nguyên chuẩn và kháng thể chuẩn khi kết hợp với nhau sau 1-2 phút xuất hiện ngưng kết điển hình hạt ngưng kết màu xanh lấm tấm nổi lên trên, nước xung quanh trong.

- Phản ứng chuẩn âm: giữa kháng nguyên chuẩn với nước sinh lý không có hiện tượng ngưng kết và dung dịch vẫn giữ màu như cũ.

* K thut xét nghim

Dùng xi lanh hút 1 giọt kháng nguyên, nhỏ lên phiến kính sau đó nhỏ tiếp 1 giọt huyết thanh, trộn đều thành vòng tròn, để yên theo dõi và đọc kết quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

* Đọc kết qu

- Phản ứng dương tính: sau khi trộn kháng nguyên và huyết thanh 1-2 phút (hoặc hơn tùy theo hàm lượng kháng thể nhiều hay ít). Hiện tượng ngưng kết xảy ra tương tự như phản ứng chuẩn dương kết luận gà mắc bệnh.

- Phản ứng âm tính: sau khi trộn 2-5 phút không có các hạt ngưng kết, dung dịch giữ màu như cũ, kết luận gà không nhiễm bệnh.

- Trại gà được coi là dương tính : trên 50% số mẫu dương tính trên tổng số

20 mẫu của trại kiểm tra

-Trại gà được coi là nghi ngờ: có số mẫu dương tính nhỏ hơn 50% tổng số

20 mẫu của trại kiểm tra

-Trại âm tính: không có mẫu nào dương tính. (Quy định phòng thí nghiệm C.P)

2.4.2. Quan sát và khám lâm sàng gà mắc bệnh

Theo dõi tình trạng chung của đàn gà, phát hiện những biểu hiện khác thường. Đặc biệt là những triệu chứng điển hình.

Gà có kết quả ngưng kết nhanh trên phiến kính dương tính được quan sát và khám lâm sàng như:

- Tình trạng ăn, uống (nhiều hay ít hoặc bỏăn). - Dáng đứng, hoạt động của đàn gà.

- Biểu hiện trạng thái của lông, màu sắc của mào, tích. - Trạng thái, màu sắc của phân

- Trạng thái hô hấp của gà

2.4.3. Mổ khám và quan sát các tổn thương đại thể

Một số gà có phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính dương tính quá yếu và gà chết được mổ khám để kiểm tra bệnh tích.

Quan sát tổn thương đại thể sau khi mổ khám.

2.4.4. Làm tiêu bản bệnh lý vi thể

* Mẫu cơ quan nội tạng : khí quản, phổi của gà mắc bệnhđược lấy mẫu và bảo quản trong formalin 10%. Trên mỗi lọ mẫu đều có ghi các thông tin về: tuổi giống, địa điểm và ngày tháng lấy mẫu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 *Quy trình làm tiêu bản vi thểđược tóm tắt qua các bước sau:

1. Các mẫu phủ tạng cắt mỏng 0,5 cm (mẫu nhỏ để nguyên) ngâm trong dung dịch formalin 10% trong 48h (chú ý thể tích formalin gấp 10 lần thể tích mẫu và bệnh phẩm phải ngập trong formalin).

2. Miếng tổ chức cốđịnh trong formalin được lấy ra và cắt mỏng 2 - 3µm, rửa dưới nước chảy trong 2 - 3 h.

3. Chuyển sang ngâm trong cồn 700 trong 2 - 3h. 4. Ngâm sang cồn 900 trong 2 - 3h.

5. Ngâm sang cồn tuyệt đối trong 2 - 3h. 6. Ngâm sang xylen 1 để trong 2 - 3h. 7. Ngâm sang xylen 2 để trong 2 - 3h. 8. Ngâm tẩm nến 3 lần, mỗi lần 2 - 3h.

9. Đúc block: đặt miếng bệnh phẩm nằm vào chính giữa khuôn block, đổ

nhanh paraffin lỏng vào khuôn block. Để nguội cho đến khi block đông đặc. 10. Cắt và tãi mảnh

a) Cắt gọt khối block nến vuông, mặt cắt bằng phẳng, để trên mặt khay đá. b) Đặt mặt khối block nến song song với mép lưỡi dao, cắt chiều dày lát cắt 2 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh CRD do mycoplasma gallisepticum gây ra ở gà ISABROWNhướng trứng thuộc huyện chương mỹ, hà nội (Trang 42)