Nguyên nhân gây bệnh
Trên thế giới bệnh được Nenxơn miêu tả ở bắc Mỹ năm 1936, ông gọi đó là căn bệnh “Coryza” và đặt tên cho căn bệnh là Coccobacillaris. Theo tác giả, mầm bệnh chỉ nuôi cấy được trong môi trường tế bào và trong bào thai trứng. Về
sau Smit (1984); Mackham và Iăng (1952) đã chứng minh, đồng thời cũng được chính Nenxơn (1953) thừa nhận là các thể Coccobacillaris được tìm thấy trước kia chính là PPLO về sau được thống nhất gọi tên phổ thông là Mycoplasma (Freund, 1955). Năm 1957 Atlơ và cộng sự sau khi thực hiện nhiều thí nghiệm cho thấy trong thiên nhiên có nhiều chủng Mycoplasma nhưng chỉ có một số
chủng nhất định có khả năng gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Bệnh hô hấp mạn tính ở gia cầm do nhiều loài gây ra (Lin và cs, 1982) cho thấy có 4 loài gây bệnh điển hình là: Mycoplasma gallisepticum (MG); Mycoplasma synoviae (MS); Mycoplasma meleagridis(MM); Mycoplasma iowae(MI).
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng: Mycoplasma gallisepticum gây bệnh viêm đường hô hấp mạn tính ở gà (Chronic Respiratory Disease hay CRD) và gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm của gà tây (Infectius Sinusitis hay IS). Các đặc điểm chính của bệnh là ho, chảy nước mũi, viêm xoang và những tổn thương rất nặng ở túi khí (Ley, 2003). Bệnh này được coi là một trong những vấn đề được quan tâm đối với gà thịt, gà giống và gà đẻ thương phẩm. Những tổn thất do bệnh gây ra có thể rất lớn, đối với gà thịt sự tụt giảm về tăng trọng có thể từ 20% - 30%, tụt giảm về hiệu quả chuyển hóa thức ăn khoảng 10% - 20%; tỷ lệ chết từ 5% - 10% và có đến 10% - 20% tỷ lệ thịt xẻ
phải loại thải trong các lò giết mổ. Ởđàn gà giống và gà đẻ, bệnh có thể làm tụt giảm 10% - 20% sản lượng trứng, tăng 5% - 10% tỷ lệ chết phôi (Ley, 1997); (Sato, 1996). Khi khẩu phần ăn kém chất lượng, mật độ nuôi cao, điều kiện vệ
sinh chuồng trại kém thì những tổn thất kinh tế có thể cao hơn.
Sức đề kháng
Mycoplasma gallisepticum đề kháng rất yếu với hoá chất và các nhân tố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 chóng.Mycoplasma gallisepticummẫn cảm với phenol,formalin, beta propiolactone và merthiolate nhưng nó đề kháng với penicillin và thallium acetate, chỉ cần 1: 4000thallium acetate cho thêm vào môi trường nuôi cấyMycoplasma gallisepticum có thể chống được tạp khuẩn và nấm. Thời gian tồn tại củaMycoplasma gallisepticum ở ngoài cơ thể vật chủ (phân, lông...) khác nhau từ 1 - 14 ngày, ở lòng trắng trứng là 3 tuần ở 50C, 4 ngày ở tủấp, 6 ngày ở
nhiệt độ phòng, ở lòng đỏ mầm bệnh tồn tại 18 tuần ở 370C hoặc 6 tuần ở 200C (Chandiramani và Van Roekel, 1966).
Trong huyễn dịch màng nhung niệu, mầm bệnh sẽ mất tác dụng gây bệnh sau 1 giờ ở 460C, sau 20 phút ở500C, hoặc 3 tuần ở 50C (Hoffstad, 1959). Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu phát hiện thấy mầm bệnh trong dịch niệu nang vẫn có khả năng gây bệnh trong 4 ngày ở nhiệt độ nuôi cấy, 6 ngày ở nhiệt độ từ 20 – 250C và 32 – 600C ngày trong tủ lạnh (Olesiuk và cộng sự, 1952). Mầm bệnh có trong trứng gà sẽ bị tiêu diệt ở 450C trong thời gian 12 - 14 giờ, trong môi trường nước thịt nuôi cấy Mycoplasma bảo quản ở -300C, mầm bệnh tồn tại được 2 - 4 năm (Yoder và Hofstad, 1964).