Tuy số lượng thẻ phát hành trong thời gian qua tăng vượt bậc theo cấp số nhân nhưng đây chủ yếu là lượng thẻ ghi nợ nội địa, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trả lương qua tài khoản của các doanh nghiệp. Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87 %) tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%)5. Việc phát hành thẻ tín dụng tại các NHTM vẫn chưa thực sự cuốn hút và thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng như là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc còn hạn chế trong sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng, trước hết là do các quy định chặt chẽ trong ký quỹ (thế chấp) để phát hành một thẻ tín dụng, tức là ngược lại với bản chất của thẻ tín dụng là tiêu dùng trên cơ sở vay nợ ngân hàng rồi sẽ trả nợ vào cuối kỳ trên cơ sở tín chấp. Hầu như không phải ai cũng được các NHTM cấp thẻ tín dụng, chủ thẻ phải ký quỹ cho từng hạn mức mình muốn sử dụng, rất ít các trường hợp phát hành thẻ tín chấp6. Do cơ sở dữ liệu khách hàng cá nhân, cụ thể là thông tin về thu nhập, khả năng trả nợ... còn thiếu, khiến ngân hàng chưa thật yên tâm khi phát hành thẻ dưới dạng tín chấp, do lo ngại rủi ro khách hàng không trả được nợ.
Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thẻ tín dụng ở Việt Nam là việc chủ thẻ khi thanh toán tiền hàng tại một số cửa hàng bị thu phí từ 2.7 %- 3% giá trị hàng hóa. Trong khi, theo quy định quốc tế, phí này do cơ sở chấp nhận thẻ thanh toán cho ngân hàng nơi mình đăng ký làm đại lý. Nếu thanh toán
5Nguồn: Thống kê của NHNN đến cuối năm 2008.
bằng tiền mặt thì người tiêu dùng không bị khoản phí này. Chính đây là yếu tố làm người tiêu dùng không thích sử dụng thẻ cho việc thanh toán. Đây là vấn đề các NHTM, NHNN, các tổ chức thẻ quốc tế cần quan tâm để phát triển việc thanh toán bằng thẻ tín dụng ở thị trường Việt Nam, góp phần phát triển hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt .