Hoạt động thẻ ngân hàng Việt Nam bắt đầu vào những năm 1990, đánh dấu bằng Quyết định số 74/QĐ-NH1 của NHNN về ‘Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán’, vào ngày 10 tháng 04 năm 1993, đồng thời cho phép triển khai thí điểm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1995, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu thực hiện vai trò làm đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên của các Tổ chức thẻ quốc tế: Visa, MasterCard, American Express để phục vụ cho các đối tượng chủ yếu là khách du lịch nước ngoài hoặc người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam. Thị trường thẻ giai đoạn này chưa có nét gì đặc sắc, các ngân hàng thường không chú trọng và đặt kế hoạch cho sự phát triển sản phẩm thẻ thanh toán và việc thanh toán thẻ.
Tuy nhiên, sau khi bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Liên doanh Chohung Vina) trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế MasterCard vào năm 1996 thì thị trường thẻ Việt Nam có sự chuyển biến đầu tiên và rõ nét. Các ngân hàng này đã thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với Mastercard để thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế và chính thức cung cấp dịch vụ phát hành thẻ quốc tế cho các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, có nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài. Trong năm 1996, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng cho ra mắt chiếc thẻ ATM đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu cho sự thâm nhập thị trường phát hành thẻ nội địa vô cùng rộng lớn còn bị bỏ ngõ của các NHTM.
Ngày 19 tháng 10 năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ kèm theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1, đặt ra khung pháp lý rõ ràng cho thị trường thẻ phát triển.
Hội thẻ ngân hàng Việt Nam ra đời khẳng định tầm nhìn của các thành viên sáng lập trong việc hoạch định chiến lược và định hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường Việt Nam. Các ngân hàng thành viên đã có sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh thẻ, thể hiện bằng việc gia nhập thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ Quốc tế Visa của VCB2 và ACB3 vào năm 1997. Sau đó, VCB trở thành thành viên độc quyền của Công ty American Express vào năm 2002. Cũng trong năm 2002, với việc triển khai thành công hệ thống Core – banking, các ngân hàng Việt Nam bắt đầu phát hành thẻ nội địa và phát triển mạng lưới giao dịch thẻ tự động ATM, đáp ứng nhu cầu của cư dân Việt Nam nhất là cư dân thành thị, thực hiện chủ trương đẩy mạnh các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN.
Từ năm 2002 đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bật của thị trường thẻ thanh toán. Số lượng các ngân hàng tham gia trên thị trường thẻ ngày càng đông đảo. VCB và ACB là hai ngân hàng luôn dẫn đầu trong lĩnh vực này. Năm 1996 chỉ có bốn ngân hàng tham gia thị trường thẻ. Ngày 15 tháng 05 năm 2007, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng. Đây là cơ sở pháp lý cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển ổn định và lâu dài. Môi trường kinh doanh thẻ được thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép con đối với vác ngân hàng phát hành thẻ, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định và NHNN đánh giá sự tuân thủ của tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng mà còn là các tổ chức tài chính phi ngân hàng nếu được
NHNN chấp thuận. Các quy định đi theo hướng chỉ đạo, tạo ra hành lang pháp lý chung, tránh can thiệp cụ thể vào các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ. Đến nay đã có 41 tổ chức phát hành thẻ gồm 34 ngân hàng trong nước, 06 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một tổ chức phát hành thẻ phi ngân hàng (Công ty tiết kiệm Bưu điện), với khoảng 176 thương hiệu thẻ khác nhau.
Cùng với việc gia tăng các ngân hàng tham gia thị trường thì số lượng thẻ phát hành ra lưu thông cũng tăng nhanh theo cấp số nhân. Trong vòng bốn năm 1996-1999, tổng lượng thẻ phát hành mới đạt 8.000 thẻ với doanh số chủ thẻ đạt gần 300 tỷ đồng nhưng chỉ trong năm 2002 đã có khoảng 40.000 thẻ được phát hành mới, gấp năm lần tổng lượng thẻ phát hành trong cả giai đoạn từ năm 1996 – 1999. Đến năm 2005 tổng số thẻ phát hành trên thị trường thẻ Việt Nam đạt gần 1,25 triệu thẻ với doanh số giao dịch chủ thẻ đạt gần 60.000 tỷ đồng; đến cuối năm 2006, số lượng thẻ phát hành trong lưu thông đến 3,1 triệu thẻ, tăng vọt lên 8,3 triệu thẻ vào năm 2007 và đạt 11,5 triệu thẻ vào cuối năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây khoảng 150-300%.
Bảng 2.4: Biểu đồ số lượng thẻ phát hành của các NHTM Việt Nam 0.4 0.5 2.5 4.5 5 15 40 230 560 2050 3100 8300 11500 17000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 T6/2 009 N m
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo số lượng thẻ của NHNN)
N g h ìn t h
Song song với việc phát triển thẻ nội địa, các NHTM đã triển khai và phát triển hệ thống giao dịch tự động phục vụ cho hoạt động của thị trường thẻ và hệ thống này đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây. Thông qua hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ngoài giờ làm việc kể cả ngày nghỉ và ngày lễ, có thể nói hệ thống ATM có thể phục vụ khách hàng 24/24h. Đây là lợi ích to lớn nhất mà hệ thống thanh toán thẻ mang lại, nó giúp các ngân hàng có thể phục vụ, chăm sóc khách hàng của mình nhiều hơn nữa, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu, khả năng phục vụ khách hàng và thu hút nhiều khách hàng, cũng như tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.
Cụ thể, năm 1996, Việt Nam chỉ có duy nhất 02 máy ATM của VCB và chưa có thiết bị POS nào được lắp đặt. Nhưng đến cuối năm 2005 thì cả nước có khoảng trên 1.700 máy ATM và trên 10.000 thiết bị chấp nhận thẻ. Trong đó, phải kể đến VCB là ngân hàng đi đầu, có bề dày kinh nghiệm, hiện nay vẫn luôn dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam cũng như hệ thống giao dịch thẻ.
Bảng 2.5: Biểu đồ số lượng máy ATM và POS/EDC của các NHTM Việt Nam 850 1700 2154 4280 7530 8800 10000 14000 22950 25000 28300 9600 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2004 2005 2006 2007 2008 T6/2009 N m Chi c ATM POS/EDC
Tuy nhiên, số lượng máy ATM và hệ thống chấp nhận thẻ như hiện nay theo đánh giá là còn khá ít. Với dân số nước ta hơn 85 triệu dân thì bình quân 10.000 dân có một máy ATM so với Singapore 2638 dân/ATM và Trung Quốc 19.000 dân/ATM4. Hơn nữa, hệ thống ATM tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM và các ĐVCNT tập trung nhiều tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn, chưa phổ biến ở những nơi mua bán giao dịch nhỏ lẻ. Hơn nữa, thẻ thanh toán chỉ phục vụ cho việc trả lương cho nhân viên ngân hàng và một số doanh nghiệp, chưa là phương tiện thanh toán cho đại bộ phận dân cư.
Ngoài ra, một hạn chế khác của hệ thống ATM của các NHTM là chưa thành một khối thống nhất. Hiện nay, có rất nhiều liên minh thẻ đang tồn tại, trong đó có những liên minh lớn chiếm lĩnh thị trường như: Banknetvn - Smartlink, VNBC thì một số liên minh khác vẫn còn đang tồn tại độc lập. Điều này không những gây hạn chế cho việc sử dụng thẻ của khách hàng mà gây lãng phí cho cả ngành ngân hàng nói chung do chưa tận dụng hết số máy ATM và cơ sở hạ tầng hiện có để phát triển.
Một vấn đề lớn của thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam thời gian qua là doanh thu từ thẻ tín dụng quốc tế còn thấp bên cạnh doanh thu từ việc phát hành và thanh toán thẻ nội địa. Sau thời gian khởi động chậm chạp với sự phát triển dè dặt, chủ yếu là tìm hiểu thị trường trong những năm đầu khi các NHTM Việt Nam chỉ là đại lý thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế thì từ năm 2004, chúng ta chứng kiến một sự khởi sắc của hoạt động thẻ, tạo tiền đề cho những bước nhảy vọt sau này của thị trường thẻ.
Thống kê cho thấy những năm sau cho đến hiện nay thì doanh thu từ thẻ tín dụng tăng mạnh. Ngày nay không chỉ phần lớn thẻ tín dụng được sử dụng bởi người nước ngoài đi du lịch, sống và làm việc tại Việt Nam mà còn bởi nhu cầu công tác, học tập, du lịch, chữa bệnh của người dân chúng ta ở nước ngoài ngày càng tăng. Điều này là do hoạt động thanh toán thẻ tín dụng ngày càng phát triển mạnh mẽ,
hoạt động thẻ tín dụng quốc tế của Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.