Những quốc gia trên, tại thời điểm phát triển thị trường thẻ có những nét tương đồng về kinh tế xã hội so với Việt Nam trong những năm đầu hình thành và phát triển thị trường thẻ thanh toán. Thị trường thẻ thanh toán lúc đầu chỉ phát triển một cách tự phát, các ngân hàng thương mại đua nhau phát hành thẻ, đầu tư công nghệ cho hệ thống chấp nhận thẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, nhu cầu tất yếu là kết nối các hệ thống thanh toán thẻ giữa các ngân hàng phát sinh. Các ngân hàng này dưới sự chủ trì của ngân hàng trung ương đã hợp tác liên kết thành công, hình thành một hệ thống thanh toán, chấp nhận thẻ thống nhất. Từ đó tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng dịch vụ, tạo tiện ích thực sự cho phương tiện thẻ thanh toán thúc đẩy thị trường thẻ phát triển vượt bật đem lại lợi ích cho các ngân hàng thành viên nói riêng cũng như lợi ích kinh tế – xã hội cho quốc gia nói chung.
Có một điểm đáng chú ý là khi hình thành khối liên kết đều do một công ty độc lập đứng ra chịu trách nhiệm làm đầu mối tổ chức và quản lý hệ thống liên kết cũng như chịu trách nhiệm thanh toán phí sử dụng thẻ trong liên minh. Các công ty này chịu trách nhiệm xây dựng các quy định về thành viên, chế độ thu phí và chịu trách nhiệm duy trì tốt hệ thống. Việc thành lập các công ty độc lập dưới vai trò quản lý của ngân hàng trung ương một mặt giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngân hàng thành viên trong quá trình đàm phán để kết nối, mặt khác giúp công tác quản lý hệ thống liên kết một cách chuẩn mực và chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động ổn định.
Do đó, việc hình thành liên kết thẻ thành một khối thống nhất là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường thẻ thanh toán mà Việt Nam không là trường hợp ngoại lệ. Dù là quốc gia có dân số đông (Dân số lớn nhất thế giới), diện tích quốc gia vô cùng rộng lớn như Trung Quốc hay nước có dân số và diện tích nhỏ như Singapore, với những trình độ kinh tế phát triển ở mức khác nhau, thì vấn đề liên kết các hệ thống thanh toán vẫn được thực hiện nhằm tăng tiện ích cho thẻ tạo động
lực cho thị trường. Các NHTM Việt Nam cần nhận thức rõ vấn đề này mà gạt bỏ những lợi ích riêng tư cùng nhau hợp tác xây dựng thị trường thẻ thanh toán. Việc thành lập Trung tâm chuyển mạch quốc gia (Banknetvn) như chúng ta hiện nay là bước đi hợp lý trong xu hướng phát triển của thị trường thẻ trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về thị trường thẻ thanh toán. Trong đó luận văn đưa ra những khái niệm cơ bản về thẻ thanh toán, công dụng và phân loại thẻ thanh toán, những chủ thể tham gia thị trường thẻ thanh toán, những nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường thẻ thanh toán cũng như những rủi ro trong thanh toán thẻ. Ngoài ra, chương 1 cũng đề cập đến kinh nghiệm phát triển thị trường thẻ của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam.
Như vậy, ở chương 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng thị trường thẻ thanh toán Việt Nam, từ đó làm cơ sở đưa ra những nhận định về tồn tại của thị trường cùng những nguyên nhân của những hạn chế để có những đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam một cách nhanh chóng và bền vững.
B ng 2.1: T ng tr ng GDP c a Vi t Nam t n m 2002-2008 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 N<m T đ ng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá hi n hành Giá so sánh 1994 T c đ t ng