Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của người dân trong vùng lõi VQG Ba Bể vẫn chưa phát triển do địa phương chưa có chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chưa có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Chỉ có một số hộ ở bờ hồ phát triển buôn bán dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái ở khu vực nên có hộ khá giả, hộ nghèo… các hộ nghèo và hộ cận nghèo chiếm đa số trong khu vực. Các hộ gia đình chỉ chăm lo phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nhìn chung hiện nay môi trường vẫn còn trong lành, nhưng theo cái đà này trong tương lai khu vực này sẽ bị ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu không có biện pháp quản lý.
Nguồn nước sinh hoạt mà các hộ gia đình sử dụng trong khu vực lõi VQG Ba Bể chủ yếu là nước được dẫn từ khe rừng trên đồi núi cao, một số hộ gia đình sử dụng nước giếng đào và giếng khoan và chưa có các thiết bị lọc hoặc nếu có cũng chỉ dùng các thiết bị lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao.
Về nguồn nước thải của các hộ gia đình sau quá trình sử dụng thường được thải ra ngoài môi trường như vườn, sông, suối. Địa phương chưa có cống thải chung và cống thải riêng…Từ đó, gây ảnh hưởng tới mỹ quan chung, gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí đặc biệt là khi nhiệt độ lên cao.
Rác thải của vùng lõi VQG Ba Bể chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch… lượng rác thải trung bình thải ra của mỗi hộ gia đình cũng không nhiều nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém. Chỉ có ở 3 thôn Cốc Tộc, Bó Lù, Pác Ngòi của xã Nam Mẫu được hội phụ nữ xã thu gom.
Đánh giá về nhận thức của người dân trong khu vực về các vấn đề môi trường, đa số người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, tuy nhiên, cũng có một số người dân tộc dao và dân tộc H’Mông không biết về tầm quan trọng của môi trường. Ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều.
Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của ô nhiễm môi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, Tuy nhiên nếu người dân có trình độ từ THPT trở lên và cán bộ công chức nhà nước sẽ có cái nhìn về môi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại.
Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua các phương tiện báo đài và tivi. Việc tiếp nhận thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội.
Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác thải là quan trọng và rất quan trọng nhưng họ lại không thực hiện việc phân loại rác thải ngay tại nhà. Họ chỉ tập trung lại rồi đốt hoặc vứt bừa bãi ra ngoài môi trường.
Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và trú trọng đến môi trường nhưng chỉ ở các thôn thuộc xã Nam Mẫu ở xung quanh hồ Ba Bể. Khu tập trung khách du lịch đến tham quan.
Địa phương chưa thành lập đội quản lý lực lượng thu gom rác, chưa tổ chức các buổi họp thôn để người dân phản ánh tình trạng môi trường.
Việc tổ chức các chương trình chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi
họp thôn và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi trường rất ít trong các cuộc họp nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và khó có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường.
Nhận thức của người dân chưa cao, sự hiểu biết, nắm bắt về luật pháp, các thông tư, nghị định còn hạn chế.