Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số liệu đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn Quốc gia Ba Bể
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn 70 km và cách Hà Nội 250km về phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích vườn 10.048 ha, gồm toàn bộ xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ - huyện Ba Bể, Nam Cường - huyện Chợ Đồn; vườn có tọa độ địa lý:
Từ 220 06’12” đến 220 08’14” Vĩ độ Bắc; Từ 1050 09’07” đến 1050 12’22” Kinh độ Đông. Có ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp phần còn lại của xã Cao Thượng - Ba Bể;
Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn, phần còn lại xã Quảng Khê, Hoàng Trĩ - Ba Bể;
Phía Đông giáp phần còn lại xã Khang Ninh, Cao Trĩ - Ba Bể; Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.
Vườn được công nhận là Vườn di sản Asean năm 2003, là địa điểm thăm quan, du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2011 Vườn Quốc gia Ba Bể được Ban Thư ký Ramsar công nhận là Khu Ramsar (Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) thứ 1938 của thế giới. Vườn tiếp tục được công nhận là Di sản quốc gia đặc biệt năm 2012.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Vườn quốc gia Ba Bể mang đặc điểm điển hình của dạng địa hình Kast do núi đá vôi bị phong hóa qua nhiều thời kỳ tạo lên. Có thể chia địa hình VQG Ba Bể thành 5 kiểu chính sau:
- Kiểu địa hình Kast: Chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên. Núi đá thuộc kiểu địa hình này bị chia cắt thành nhiều khối có dạng lởm chởm, sườn thẳng đứng, cao tới 700 - 800 m. Hầu hết núi đá trong vùng đều có các dạng Kast trên mặt và Kast ngầm tạo ra các hang động, sông, suối ngầm. Giữa các núi đá vôi là các bồn địa được phủ lên trên một lớp đất trầm tích màu đỏ vàng.
- Kiểu địa hình núi trung bình: Chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Đông và phía Nam của Vườn, độ cao trung bình 1000 m, độ dốc > 35o. Bao gồm dãy núi Phia-Bjoóc có độ cao trên 1.000 m chạy dài từ đỉnh Đồn Đèn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến núi Hoa Sơn với đỉnh cao nhất là Phia-Bjoóc (1.502 m), tiếp theo dãy Pia Đông Phouc và Pou Loung Vai với các đỉnh cao trung bình 1.000 m.
- Kiểu địa hình núi thấp: Có độ cao biến động trong khoảng từ 300 m đến 700 m, chiếm 43,7% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm toàn bộ các đỉnh núi thấp dưới 700 m và các sườn núi cao trung bình phía Bắc và Nam hồ Ba Bể. Độ dốc trung bình từ 26o đến 35o, tương đối thuận lợi cho việc phục hồi, phát triển rừng.
- Kiểu địa hình vùng đồi: Có độ cao dưới 300 m, chiếm 3,2% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác xung quanh khu vực lòng hồ và hai bên bờ sông Chợ Lèng. Hiện nay trên phần lớn diện tích chỉ còn lại các trảng cỏ, trảng cây bụi thứ sinh. Tuy nhiên tầng đất khá dày, vẫn còn nhiều khả năng để tái tạo lại thảm thực vật và khôi phục lại hệ sinh thái rừng trong khu vực này.
- Kiểu địa hình hồ và thung lũng: chiếm 6,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác giữa các dãy núi, ven sông, suối. Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn quốc gia, có diện tích mặt nước hơn 311 ha. Đây là hồ tự nhiên trên núi lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 20 hồ tự nhiên nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Hồ Ba Bể vừa là thắng cảnh nổi tiếng vừa là môi trường sinh sống thuận lợi của nhiều loài động, thực vật thủy sinh.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Vườn quốc gia Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đông Bắc Việt Nam. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22o
C. Biên độ nhiệt trong năm và trong ngày cao do ảnh hưởng của địa hình, độ cao so với mặt nước biển. Nhiệt độ tối cao không quá 40oC nhưng nhiệt độ tối thấp có thể xuống 0o
C. Độ ẩm trung bình năm khá cao >80%, lượng mưa không lớn do bị núi che chắn (trung bình 1.378 mm/năm). Mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, 91% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa. Nhìn chung khí hậu khá thuận lợi cho sinh
trưởng, phát triển của cây rừng. Tuy nhiên, trong vùng cũng có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Sương muối vào các tháng mùa đông; lũ, sạt lở đất vào mùa mưa.
4.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Hệ thống thuỷ văn Vườn quốc gia Ba Bể: Tổng diện tích mặt nước trong khu vực Vườn gần 500 ha bao gồm hồ Ba Bể và 4 con sông, suối chính nối với hồ. Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông Chợ Lèng: 194 km2, suối Bó Lù: 137 km2 và suối Tả Han: 89km2). Nước trong Hồ chảy ra sông Năng ở phía Bắc, tiếp tục chảy về sông Gâm, cung cấp nước cho hồ thủy điện Na Hang - Tuyên Quang. Sông Năng là thượng nguồn của sông Hồng, chảy theo hướng Đông Tây. Tổng diện tích lưu vực sông Năng là 1.420 km2. Vào mùa lũ, nước từ sông Năng có thể chảy vào Hồ làm mực nước ở Hồ dâng lên từ 2 -3 m. Khi nước lũ sông Năng giảm xuống, nước trong Hồ lại tiếp tục chảy vào sông Năng. Mực nước tích lại trong hồ khoảng 8 - 9 triệu m3, có tác dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng.
Cả 4 con sông, suối nói trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình dốc, thường gây ra lũ lớn vào mùa mưa. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Khoa học Thuỷ lợi, thực hiện trong năm 2002, lưu lượng của ba con sông, suối phía Nam khoảng gần 1.000 m3
/s đổ vào Hồ, còn sông Năng, kết quả đo được vào tháng 8/1971 là 942 m3/s chảy qua Hồ.
4.1.1.5. Địa chất, đất đai
VQG Ba Bể nằm trong vùng Kastơ chợ Rã Ba Bể - Chợ Đồn, hai khối này là khối đá vôi Givet (Kỷ Đề Vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezol, bên cạnh hai khối đá hoa cương. Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm. Điều này nói nên sự già nua các địa hình Caxtơ ở đây khác với các nơi khác.
Đá khu vực Ba Bể là đá hoa với tinh thể màu trắng, có Biotít piroxen và Graphít xâm tán và Granít hai mica.
Đất khu vực VQG Ba Bể chủ yếu là Feralit đỏ vàng có mùn và đất Feralit đỏ sẫm trên đá vôi. Đất khá phì nhiêu, phù hợp với nhiều loài thực vật.
Ở các thung lũng và soi bãi ven hồ, sông suối còn có đất phù sa là sản phẩm của quá trình bồi lắng tự nhiên, phù hợp với canh tác nông nghiệp.
4.1.1.6. Hiện trạng rừng và sử dụng đất
Vườn quốc gia Ba Bể được quy hoạch ban đầu có diện tích là 7.610 ha (theo Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2004, theo Dự án rà soát và đầu tư xây dựng VQG Ba Bể giai đoạn 2005 - 2010, được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 2766/QĐ-UB ngày 26/11/2004 diện tích vườn là 10.048 ha.
Căn cứ vào phạm vi ranh giới đóng mốc ngoài thực địa, ranh giới các phân khu chức năng do Ban quản lý VQG Ba Bể cung cấp; kết quả kiểm kê rừng huyện Ba Bể, Chợ Đồn của Viện Điều tra Quy hoạch rừng năm 2011 và kết quả phúc tra hiện trạng của Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc bộ tháng 7 năm 2012, diện tích tính lại của các phân khu chức năng như sau: Bảo vệ nghiêm ngặt 4.488,3 ha, phục hồi sinh thái 5.519,7 ha, hành chính - dịch vụ 40,0 ha, hiện trạng tài nguyên và sử dụng đất VQG Ba Bể thể hiện dưới bảng:
Qua kết quả kiểm kê và rà soát lại thì diện tích các phân khu chức năng Vườn có sai khác so với diện tích quy hoạch được phê duyệt theo Dự án rá soát và đầu tư xây dựng VQG Ba Bể giai đoạn 2005 - 2010. Nguyên nhân do khi tính toán diện tích sử dụng bản đồ hệ toạ độ khác nhau (Bản đồ năm 2004 hệ UTM tỷ lệ 1/25.000, múi chiếu 6 độ, bản đồ hiện tại hệ VN2000 tỷ lệ 1/10.000, múi chiếu 3 độ) dẫn đến sai lệch do phép chiếu (tỷ lệ bản đồ càng lớn, múi chiếu càng nhỏ thì sai số do biến dạng địa hình khi chiếu mặt đất lên mặt phẳng bản đồ càng nhỏ).
Bảng 4.1. Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất VQG Ba Bể
Đơn vị: ha
TT Cơ cấu đất Cộng
Phân khu chức năng Bảo vệ nghiêm ngặt Phục hồi sinh thái Hành chính, dịch vụ Diện tích tự nhiên 10.048,0 4.488,3 5.519,7 40,0 I Đất lâm nghiệp 9.026,0 3.862,3 5.140,1 23,6 1 Đất có rừng 7.724,8 3.347,3 4.361,3 16,2 a Rừng tự nhiên 7.696,7 3.344,7 4.335,8 16,2 Rừng giàu 2.247,5 1.648,9 585,4 13,2 Rừng trung bình 2.522,4 952,6 1.569,8 - Rừng nghèo 97,8 16,8 79,8 1,2 Rừng phục hồi 526,0 54,3 471,7 - Rừng hỗn giao 61,5 - 61,5 - Rừng tre nứa 55,3 2,3 53,0 - Rừng trên núi đá 2.186,2 669,8 1.514,6 1,8 b Rừng trồng 28,1 2,6 25,5 - Có trữ lượng 6,9 2,6 4,3 - Chưa có trữ lượng 0,7 - 0,7 - Tre nứa 15,4 - 15,4 - Đặc sản 5,1 - 5,1 - 2 Đất chưa có rừng 1.301,2 515,0 778,8 7,4 Trạng thái IA, IB 60,3 - 60,3 - Trạng thái IC 332,1 34,6 295,7 1,8 Nương rẫy không cố định 725,7 458,7 261,4 5,6
Núi đá trọc 183,1 21,7 161,4 -
Đất ngoài lâm nghiệp 1.022,0 626,0 379,6 16,4
(Nguồn: Ban quản lý VQG Ba Bể)[10]
Theo kết quả bảng trên, diện tích đất có rừng trên địa bàn VQG là 7.724,8 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên (99,6% đất có rừng), độ che phủ rừng đạt
75,6%. Chất lượng rừng còn khá tốt, rừng tự nhiên trung bình trở lên chiếm 61,8% đất có rừng, rừng trên núi đá chiếm 28,3% đất có rừng, còn lại là rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng phục hồi, rừng nghèo... chiếm 10,0% đất có rừng. Diện tích rừng trồng là 28,1 ha, chiếm 0,4% đất có rừng, chủ yếu là cây bản địa: Lát hoa, Lim xanh, Quế,... trồng trong phân khu phục hồi sinh thái. Do đặc thù VQG có dân cư sinh sống trong vùng lõi nên một số hộ gia đình cũng tiến hành trồng rừng trên đất nương rẫy thoái hóa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Diện tích đất chưa có rừng trong Vườn quốc gia còn 1.301,2 ha, chiếm 12,9% diện tích Vườn. Trong đó, nương rẫy không cố định là 725,7 ha; đất trống có cây gỗ rải rác (IC) 332,1 ha; đất trống trảng cỏ, cây bụi 51,7 ha; núi đá không có rừng 183,1 ha. Diện tích nương không cố định còn nhiều, do trong Vườn hiện có 15 thôn, bản với hơn 3000 dân đang định cư hoặc có đất canh tác trong Vùng lõi (Nam Mẫu 9 thôn, Quảng Khê 3 thôn, Khang Ninh 3 thôn). [9]
4.1.1.7. Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm
− Tài nguyên thực vật rừng
Theo điều tra ban đầu, khu hệ thực vật VQG Ba Bể bao gồm 4 yếu tố: thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, thực vật di cư India - Myanma, thực vật quý hiếm và thực vật đặc hữu của vùng.
Trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể có 26 loài quí hiếm thuộc 24 chi, 20 họ. Trong đó có 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 gồm: cấp EN (nguy cấp) có 6 loài, cấp VU (cấp sẽ bị nguy cấp) có 10 loài. Có 9 loài được ghi trong danh lục đỏ của IUCN 2009, gồm cấp EN (Nguy cấp) có 3 loài, cấp VU (Sắp nguy cấp) có 2 loài, cấp NT (sắp bị đe dọa) có 1 loài cấp LC (ít được biết đến) có 3 loài. Có 11 loài thuộc Nghị định 32 CP/2006, trong đó nhóm IA có 1 loài, còn lại 10 loài thuộc nhóm IIA. Ngoài ra trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể có 1 loại đặc hữu là Trúc dây (Ampelocalamus sp). Loài này thuộc Họ cỏ (Poaceae), lợp 1 lá mầm (Liliopsida), thường mọc trên các vách đá quanh Hồ và dọc sông Năng. Danh sách các loài được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2. Các loài thực vật bậc cao quí hiếm tại Vườn quốc gia Ba Bể
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Sách đỏ VN 2007 IUCN 2009 Nghị định 32/CP
1 Asarum glabrum Merr. Hoa tiên IIA 2 Markhamia stipulata (Wall.)
Seem. ex Schum
Đinh VU IIA
3 Canarium tramdendum Dai. &
Yakof.
Trám đen VU
4 Caesalpinia sappan L. Tô mộc LC
5 Erythrophleum fordii Oliv Lim xanh EN IIA 6 Garcinia fagraeoides Trai lý IIA 7 Cycas balansae Warb. Sơn tuế VU NT IIA 8 Tetrameles nudiflora R. Br. Thung LC
9 Parashorea chinensis H.Wang. Chò chỉ EN
10 Castanopsis tesselata Hick & A.
Camus
Cà ổi VU
11 Annamocarya sinensis (Dode) J.
Leroy
Chò đãi EN EN
12 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi ăn hạt VU
13 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU LC
14 Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi IIA
15 Stephania sinica Diels. Bình vôi tán ngắn
IIA
16 Fibraurca tinctoria Lour. Hoàng đằng IIA
17 Ardisia silvestris Pitard. Lá khôi VU
18 Meliantha suavis Pierre. Rau sắng VU
19 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến tơ EN IA
20 Dendrobium bellatulum Rolfe. Hoàng thảo đốm
đỏ
VU
21 Dendrobium bellatulum Rolfe. Hoàng thảo đốm
đỏ
VU
22 Dendrobium nobile Lindl Thạch hộc IIA
23 Drynaria fortunei (Kunztze ex
Mett.) J. Smith.
Cốt toái bổ EN
24 Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam
Sến mật EN VU
25 Burretiodendron hsienmu Chiang. & How.
Nghiến EN VU IIA
26 Peris polyphylla Smith. Bảy lá một hoa EN
27 Ampelocalamus sp. Trúc dây
− Tài nguyên động vật rừng
Bảng 4.3. Các loài động vật quí hiếm tại Vườn quốc gia Ba Bể
TT Loài Tên khoa học SĐVN
(2007)
IUCN
(2012) NĐ32
1 Tê tê vàng Manis pentadactyla EN EN IIB 2 Culi lớn Nycticebus coucang VU VU IB 3 Khỉ vàng Macaca mulatta LR LC IIB 4 Khỉ mốc Macaca assamensis VU NT
5 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU VU IIB 6 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi EN EN IB 7 Gấu ngựa Ursus thibetanus EN VU IB 8 Gấu chó Helarctos malayanus EN VU
9 Rái cá thường Lutra lutra VU NT IB 10 Cầy gấm Prionodon pardicolor VU LC IIB 11 Cầy vằn bắc Hemigalus owstoni VU VU IIB 12 Báo lửa Catopuma temminckii EN IB
13 Nai Cervus unicolor VU
14 Hoẵng Muntiacus muntjak VU LC
15 Sơn dương Capricornis milneedwardsi EN IB
16 Sóc đen Ratufa bicolour VU II
17 Sóc bay lông tai Belomys pearsoni CR DD
18 Gà lôi trắng Lophura nycthemera LR LC IB 19 Gà tiền mặt vàng
Polyplectron
bicalcarratum VU LC IB 20 Hồng hoàng Buceros bicornis VU NT IIB 21 Đuôi cụt nâu Piita phayrei LR
22 Bồ các Pica pica EN LC
23 Tắc kè Gekko gecko VU
24 Rồng đất Physignathus coccincinus VU
25 Rắn sọc xanh E. prasina VU 26 Rắn ráo thường Ptyas korros EN
27 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN IIB
28 Rắn hổ mang Naja naja EN IIB
29 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah CR VU IB 30 Rùa đầu to
Platysternon
megacephalum EN
VQG Ba Bể có khu hệ động vật hoang dã rất phong phú với nhiều loài quý hiếm
Cho đến năm 2012 qua khảo sát nghiên cứu của trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc bộ đã ghi nhận được 316 loài động vật có xương sống trên cạn (40 loài thú, 233 loài chim, 27 bò sát) và 16 loài lưỡng cư. Hồ Ba Bể cũng là nơi ghi nhận số lượng loài cá rất phong phú, theo nhiều nghiên cứu có khoảng 107 loài, thuộc 5 bộ, 18 họ (theo hồ sơ đăng ký di sản thiên nhiên thế giới của VQG Ba Bể năm 2006).
Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có đến 41 loài (30 loài động vật có xương sống trên cạn và 11 loài cá) được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 là