Nhận thức của người dân về môi trường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 51)

Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp, đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng qua các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá cộng đồng về nguyên nhân gây ô

nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

4.4.1. Nhển thểc cểa ngểểi dân vể môi trểểng xung quanh

Ngành môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?… Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau:

− Khái niệm “Môi trường là gì”: Theo kết quả điều tra, đa số người dân tham gia chưa hiểu và không biết về khái niệm môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005 của nước ta. Đây là khái niệm được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng đa số người dân không để ý đến khái niệm, nên được hỏi và trả lời với khái niệm rất mới và đặc biệt : “Môi trường là đất, nước, không khí và sinh vật ảnh hưởng tới con người” hoặc “Môi trường là những vấn đề xung quanh con người, ảnh hưởng tới con người”.

− Khái niệm “Rác vô cơ, hữu cơ là gì?”: Cũng giống như khái niệm Môi trường là gì, khái niệm này cũng làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân, khi mà có đến 36/50 người chiếm 72% chưa nêu được đúng khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ và cũng chưa nêu được đúng thành phần của rác vô cơ và rác hữu cơ.

− Các khái niệm trên đều là khái niệm về môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, đa số người dân chưa hiểu và nhận biết được, nếu có biết thì cũng chưa được đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Ở đây đa số người dân đều có trình độ thấp nên trình độ hiểu biết cũng chưa chính xác. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong vùng lõi VQG và cả vùng đệm.

4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người sức khỏe của con người

Chúng ta đã biết ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các hành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên, một nguyên nhân rất quan trọng đó là ý thức của con người. Con người tác động vào môi trường, làm biến đổi các tính chất, các quá trình của tự nhiên, do đó con người phải chịu các tác động mà ô nhiễm môi trường mang lại. Biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra như hiện tượng mưa axit, màu sắc, mùi vị của nước sinh hoạt bị biến đổi. Ô nhiễm môi trường cũng gây cho con người các loại bệnh như các bệnh về dường hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh về da… Tuy nhiên, trên địa bàn lõi VQG Ba Bể không phải ai cũng nhận thức được điều đó.

Qua khảo sát những người dân có trình độ từ THPT trở lên có nhận thức về ô nhiễm môi trường rõ ràng hơn là người dân có trình độ thấp. Tỷ lệ nhận biết chiếm 44%, tập trung ở người dân có trình độ học vấn cao, còn lại là 56% người dân chưa biết, đây là một tỷ lệ đáng phải lưu ý bởi vì hiện nay ONMT ngày càng lan rộng và ảnh hưởng không nhỏ đến con người. Tuy nhiên, nếu địa phương có các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong vùng về BVMT thì nhận thức của người dân chắc chắn sẽ được cải thiện.

Trong quá trình điều tra, có câu hỏi: “Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông (bà) hay không?” có 37/50 người dân (chiếm 74%) được phỏng vấn trả lời là có ảnh hưởng. Còn lại là 13/50 người dân (chiếm 26%) được phỏng vấn trả lời là ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng đến gia đình họ. Họ thấy rằng trên khu vực họ sinh sống môi trường chưa có vấn đề gì (nguồn nước vẫn sạch, rác thải còn ít…). Có người cho rằng, nơi nào môi trường bị ô nhiễm thì chỉ ảnh hưởng đến người dân ở chỗ đó, còn những nơi khác không bị ảnh hưởng. Đó là quan niệm sai lầm bởi vì nếu môi trường đã bị ảnh hưởng một nơi nào đó, tất nhiên nó sẽ lan ngày càng rộng ra khắp nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến người dân toàn thế giới.

4.4.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thải sinh hoạt

VQG Ba Bể là một khu du lịch sinh thái, là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia. Để thu hút khách du lịch tham quan và phát triển khu du lịch sinh thái thì trước tiên phải giữ cho môi trường trong khu vực được trong lành, sạch sẽ nên việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở khu vực VQG nói chung và lõi VQG nói riêng là hết sức cần thiết.

Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ dàng hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề đáng được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm của cộng đồng có khác nhau.

Bảng 4.15: Đánh giá tảm quan trảng cảa viảc phân loải rác thải sinh hoảt sinh hoảt chia theo giải tính

Đánh giá việc phân loại rác Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất quan trọng 9 27,3 2 11,7 11 22,0 Quan trọng 12 36,3 7 41,2 19 38,0 Không quan trọng 6 18,2 3 17,6 9 18,0 Không biết 6 18,2 5 29,5 11 22,0 Tổng 33 100,0 17 100,0 50 100,0

Hình 4.5: Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải theo giới tính

Qua bảng số liệu trên ta thấy, 21/33 số lượng nam giới chiếm 73,6% cho rằng việc phân loại rác thải là rất quan trọng và quan trọng, còn lại 12/33 số lượng nam giới chiếm 36,4% cho rằng không quan trọng và không biết. Với nữ giới, số lượng cho rằng rất quan trọng là 9/17 chiếm 52,9%, còn lại là không quan trọng và không biết 8/17 chiếm 47,1%, sở dĩ một số người dân ở đây không biết là do họ không quan tâm và chưa nhận thức được việc phân loại rác quan trọng như thế nào.

So sánh mức độ quan tâm giữa nam và nữ qua biểu đồ 4.5 ta thấy được sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt giữa nam và nữ. Tỷ lệ nam giới đánh giá việc phân loại là rất quan trọng và quan trọng luôn nhiều hơn nữ giới. Nhìn chung nam giới đã quan tâm hơn đến việc phân loại rác thải sinh hoạt, đa số họ đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ một số ít hộ trong những hộ tham gia trả lời tỏ ra không quan tâm đến vấn đề phân loại mà thôi. Nữ giới tuy làm nhiều việc bếp núc trong gia đình, phải tiếp xúc nhiều với rác thải nhưng còn phải bận rộn công việc kiếm tiền và chăm sóc chồng con - là gánh nặng trong gia đình của người phụ nữ nên họ ít quan tâm tới việc phân loại rác thải.

Mức độ nhận thức là như vậy nhưng trên thực tế, việc phân loại rác trong cộng đồng người dân ở vùng lõi VQG lại chưa được nhiều hộ gia đình áp dụng. Đa số người dân được phỏng vấn đều không phân loại rác thải tại gia đình 44/50 người (chiếm 88%), số còn lại người dân đã biết phân loại thức ăn thừa để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc làm phân bón, còn một số bao bì nilon, kim loại được dùng để tái sử dụng. Nhưng tỷ lệ này rất ít, chỉ chiếm 12% và tập trung vào các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác thải này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế.

Việc phân loại rác thải là quan trọng, nhưng việc thu gom và xử lý rác thải cũng không kém phần quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được các kết quả sau:

Bảng 4.16: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Rất quan trọng 13 26,0 Quan trọng 22 44,0 Không quan trọng 9 18,0 Khó trả lời 6 12,0 Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

44% 18% 12% 26% Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khó trả lời

Hình 4.6: Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Bảng 4.16 và biểu đồ 4.6 ta thấy người dân trong vùng lõi VQG Ba Bể đánh giá tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải là rất quan trọng và quan trọng là 35/50 hộ gia đình chiếm 70%, còn lại 9/50 hộ gia đình chiếm 18% cho rằng không quan trọng và 6/50 hộ gia đình chiếm 12% thấy khó trả lời. Điều này cho thấy người dân nơi đây coi việc thu gom và xử lý rác là rất quan trọng mặc dù công thu gom, xử lý không phải là của người dân mà là của các cơ quan chức năng và chính quyền. Vì trong thực tế rác thải có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của người dân, làm mất cảnh quan du lịch sinh thái, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương và của cả khách du lịch

Bảng 4.17: Đánh giá vả mảc đả thu gom, xả lý rác cảa ngảải dân trong vùng lõi Vảản Quảc gia Ba Bả

Nghề nghiệp Mức độ Tổng Rất tốt Tốt Chưa tốt Khó trả lời

Nông nghiệp Số lượng 2 3 12 5 22

Tỷ lệ % 9,1 13,7 54,5 22,8 100,0 Buôn bán dịch vụ Số lượng 3 3 4 3 13

Tỷ lệ % 23,1 23,1 30,7 23,1 100,0

Nghề tự do Số lượng 1 0 1 2 4

Tỷ lệ % 25,0 0,0 25,0 50,0 100,0 Học sinh, sinh viên Số lượng 0 0 1 1 2

Tỷ lệ % 0,0 0,0 50,0 50,0 100,0 Cán bộ, công viên

chức nhà nước

Số lượng 0 0 3 3 6

Tỷ lệ % 0,0 0,0 50,0 50,0 100,0 Nghỉ hưu, già yếu,

không lao động

Số lượng 1 1 0 1 3

Tỷ lệ % 33,3 33,3 0,0 33,4 100,0

Tổng Số lượng 7 7 21 15 50

Tỷ lệ % 14,0 14,0 42,0 3,0 100,0

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 28% hộ tham gia trả lời cho rằng việc thu gom, xử lý rác của địa phương hiện nay là rất tốt và tốt và còn lại là 72% hộ tham gia cho biết việc xử lý rác là chưa tốt và khó trả lời.

Đánh giá thể hiện sự khác nhau trong các nghề nghiệp của người dân. Trong tổng số 100% (14 người) trả lời tốt và rất tốt có 100% số hộ là nông nghiệp,buôn bán, nghề tự do nghỉ hưu già yếu, không có cán bộ công chức nhà nước và học sinh sinh viên nào trả lời là tốt. Sở dĩ, do những người đó đã được tuyên truyền hoặc học qua về kiến thức BVMT. Trong tổng số 36 người (100%) trả lời chưa tốt và khó trả lời thì có 16,7% người, còn lại nông nghiệp, buôn bán, nghề tự do và về hưu không nghề chiếm 83,3%. Kết quả trên cho thấy nhiều người dân chưa thực sự quan tâm đến việc thu gom và xử lý rác thải của địa phương.

Thực tế việc thu gom và xử lý rác thải trên trong vùng lõi chưa được thực hiện. Hiện nay chỉ có phụ nữ thực hiện 2 lần/tháng. Còn những nơi khác chưa được thực hiện tổ chức việc thu gom và xử lý rác thải. Đa số rác đều được xử lý bằng cách đốt trực tiếp.

4.4.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của Vườn Quốc gia Ba Bể công tác tuyên truyền của Vườn Quốc gia Ba Bể

Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong mọi lĩnh vực luôn là việc làm hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân. Có nhiều cách thức tuyên truyền khác nhau và mỗi địa phương áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của địa phương mình. Với riêng vùng lõi VQG là khu vực thu hút khách du lịch tham quan nên người dân cũng được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý. Tuy nhiên, về lĩnh vực môi trường lại chưa được quan tâm đúng mức. Khi được phỏng vấn người dân ở đây, đa số người dân nhận xét là chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động VSMT như phát cỏ ven đường, phun thuốc diệt muỗi…

Bảng 4.18: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn phân theo giới tính

Nguồn tìm hiểu các chương trình BVMT Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Các phong trào tuyên

truyền, cổ động 2 6,06 2 11,76 4 8,0 Bạn bè, những người xung quanh 1 3,03 3 17,65 4 8,0 Sách, báo chí 1 3,03 1 5,88 2 4,0 Đài, ti vi 19 57,58 8 47,06 27 54,0 Đài phát thanh địa

phương 5 15,15 0 0,0 5 10,0

Chính quyền cơ sở 5 15,15 3 17,65 8 16,0

Tổng 33 100,0 17 100,0 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hầu hết các hộ gia đình đều tiếp nhận được các thông tin về công tác VSMT. Và đa số nguồn thông tin này người dân đều tiếp nhận qua đài và tivi, chiếm 54%, trong đó nữ giới tiếp nhận thông tin từ đài, tivi chiếm 70%. Còn đối với nam giới tiếp nhận nguồn thông tin đại chúng là 57,8%, ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ còn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua chính quyền địa phương. Điều đó cho thấy đặc trưng chung của xã hội Việt Nam mặc dù đã có sự thay đổi theo chiều hướng hiện nay nam và nữ đều tham gia vào các công việc xã hội nên có nhiều cơ hội và nguồn tìm hiểu thông tin về môi trường. Nhưng người nam giới vẫn còn mang vai trò là người trụ cột trong gia đình, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và là người hay tham gia các cuộc họp thôn nên nguồn tiếp nhận thông tin nhiều

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)