Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)

Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt

Trồng trọt vẫn là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cuộc sống của nhân dân trong khu vực VQG Ba Bể. Theo số liệu thống kê năm 2012 của UBND các xã tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.150,6 ha, trong đó diện tích nằm trong ranh giới VQG khoảng 497,9 ha (480,7 ha đất ruộng nước, ruộng bậc thang, soi bãi; 17,2 ha đất nương rẫy cố định). Như vậy, thực tế gần 300 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc sự quản lý của VQG Ba Bể.

Lương thực bình quân đầu người 520kg/người/năm (theo Báo cáo tổng kết năm 2011 các xã), bằng với mức trung bình toàn tỉnh. Tuy nhiên, bình

quân lương thực đầu người các thôn bản vùng cao chỉ đạt 150 - 180 kg/người/năm do diện tích ruộng nước ít, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người các thôn bản vùng cao chỉ bằng 1/5 vùng thấp. Để đảm bảo đời sống hàng ngày, người dân phải làm nương rẫy. Nhưng ở vùng lõi của VQG thì hoạt động này không hợp pháp, dù phần lớn diện tích nương rẫy người dân làm ổn định, lâu dài từ nhiều năm nay, một số diện tích gần nhà, độ dốc thấp có khả năng quy hoạch thành nương rẫy cố định.[10]

Chăn nuôi

Ngoài trồng trọt người dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà..., tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Hình thức chăn thả theo kiểu cũ, giống địa phương cho năng suất thấp, công tác thú y chưa được chú trọng, người dân chưa hướng tới sản xuất hàng hóa.

Trong VQG Ba Bể có hệ sông, suối và hồ rất thuận lợi trong khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, song chưa được khai thác một cách hợp lý. Hiện nay, Ban quản lý VQG đang thử nghiệm nuôi cá lồng dưới chân thác Đầu Đẳng. Kết quả bước đầu cho thấy cá sinh trưởng khá tốt, nhưng để mô hình này có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đem lại thu nhập cho người dân cần phải có thời gian kiểm chứng thêm.[10]

∗ Sản xuất lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thực hiện trong vùng đệm của Vườn quốc gia.

Đối với vùng lõi, từ năm 1994 đến nay, Ban quản lý vườn quốc gia Ba Bể đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi và trồng bổ sung trong phân khu phục hồi sinh thái. Nhằm tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình đang sinh sống đan xen trong vùng. Ban quản lý Vườn còn hỗ trợ cây giống, công trồng, chăm sóc để người dân thực hiện trồng rừng trên nương rẫy bỏ hóa.[10]

∗ Dưch vư du lưch và thưưng mưi

Du lịch là thế mạnh của Vườn quốc gia Ba Bể, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch thăm quan nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Trong thời gian qua, Ban quản lý VQG phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình dịch vụ du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng như:

+ Tổ chức hợp tác xã dịch vụ vận chuyển khách bằng xuồng với sự tham gia của cán bộ thôn bản trong ban quản lý.

+ Tổ chức du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa (Homestay) tại các thôn bản ven Hồ.

Tuy nhiên, du lịch có sự tham gia của cộng đồng mới chỉ thực hiện được ở một số thôn vùng thấp như: Pác Ngòi, Bó Lù, Bản Cám xã Nam Mẫu. Số hộ gia đình tham gia còn hạn chế, do điều kiện kinh tế thiếu thốn không có phương tiện, nhà nghỉ cho khách... Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng.[10]

4.1.3. Tình hình cể sể hể tểng

4.1.3.1. Hạ tầng cơ sở, giao thông và liên lạc

Hệ thống giao thông có tỉnh lộ 258 từ thị trấn Chợ Rã đi qua vùng lõi của Vườn sang huyện Chợ Đồn, đã được rải nhựa, nhưng đoạn qua trung tâm Vườn đang bị xuống cấp, cần sửa chữa. 100% xã đã có đường ô tô đến được trung tâm tuy lòng đường còn hẹp, nhiều đoạn bị hư hỏng do mưa lũ. Ngoài ra người dân còn di chuyển bằng thuyền trên mặt Hồ, sông Năng và sông Chợ Lèng. Đường đến các thôn bản đang được mở mới, nâng cấp theo các dự án của Vườn, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Dự án giảm nghèo bền vững (30a). [9]

4.1.3.2. Y tế và giáo dục

- Các xã trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể đều có trạm y tế ở trung tâm xã. Mặc dù điều kiện vật chất, nhân lực còn nhiều thiếu thốn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

- Hệ thống trường, lớp đã và đang được đầu tư thông qua các dự án như Dự án giảm nghèo nhanh bền vững (30a), xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên do đặc thù nhiều thôn bản ở rất xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn nên tỷ lệ học sinh học hết cấp 1 sang cấp 2, cấp 3 chưa cao. Cơ sở vật chất ở các lớp cắm bản còn hết sức nghèo nàn.[9]

4.2. Mô tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Vùng lõi VQG Ba Bể gồm 9 thôn thuộc xã Nam Mẫu (Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, Bản Cám, Khâu Qua, Nặm Dài, Đán Mẩy, Nà Nghè, Nà Phại), 3 thôn - xã Khang Ninh (Nà Hàn, Pác Nghè, Nà Mằm), 3 thôn - xã Quảng Khê (Lủng Quang, Lẻo Keo, Bản Pjạc). Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân của vùng lõi VQG Ba Bể về một số vấn đề môi trường.

Số liệu trong các bảng dưới đây là số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu:

Bảng 4.5: Giải tính cảa ngảải tham gia phảng vản

Giới tính Số lượng Tỷ lệ %

Nam 33 66,0

Nữ 17 34,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Trong 50 người được phỏng vấn để nghiên cứu, em tiến hành chọn 33 người thuộc nam giới chiếm 66%, còn lại 17 người thuộc nữ giới chiếm 34%.

Bảng 4.6. Đả tuải cảa ngảải tham gia phảng vản

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % < 20 0 0,0 20 – 29 11 22,0 30 – 39 14 28,0 40 – 49 20 40,0 50 – 59 3 6,0 ≥ 60 2 4,0 Tổng 50 100,0

Tỷ lệ % 0 22 28 40 6 4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 <20 20-29 30-39 40-49 50-59 >60

Hình 4.1: Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn

Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.1 cho thấy số lượng người được phỏng vấn trong độ tuổi lao động chiếm đa số (chiếm 96%), còn lại là người dân trên 60 tuổi chiếm 4%, có thể thấy rằng họ đều là những người trưởng thành, có thể chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình, nhận thức của họ về các vấn đề xã hội cũng đầy đủ hơn.

Bảng 4.7: Nghả nghiảp cảa ngảải tham gia phảng vản

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ %

Nông nghiệp 22 44,0

Buôn bán, dịch vụ 13 26,0

Nghề tự do 4 8,0

Học sinh, sinh viên 2 4,0

Cán bộ, công viên chức nhà nước

6 12,0

Về hưu, già yếu, không làm việc

3 6,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.7 ta thấy người dân trong VQG nói chung và vùng lõi VQG nói riêng đều có các nghề nghiệp khác nhau phù hợp với từng hộ gia đình. Là vùng núi nên hầu hết các hộ gia đình đều có nhiều đất ruộng và đất rừng nên

nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (chiếm 44%). Còn các nghề buôn bán dịch vụ, cán bộ công viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ.

4.3. Hiện trạng môi trường vùng lõi VQG Ba Bể

4.3.1. Vển để sể dểng nểểc sinh hoểt tểi đểa phểểng

Thực trạng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong vùng lõi VQG Ba Bể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Nguản nảảc sinh hoảt cảa ngảải dân vùng lõi VQG Ba Bả

Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỷ lệ %

Nước máy 0 0,0

Giếng khoan 5 10,0

Giếng đào 10 20,0

Nước hồ 4 8,0

Nguồn khác (suối, khe trên rừng) 31 62,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 4.2: Nguồn nước sinh hoạt của người dân

Qua bảng 4.8 và hình 4.2 ta thấy: VQG có Hồ và sông Chợ Lèng, sông Năng và suối Bó Lù chảy vào hồ và có đồi núi cao. Do thu nhập của

người dân còn thấp nên chưa đầu tư được máy lọc nước và giếng khoan và chưa được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nên đa số người dân ở đây đều dùng nước khe trên rừng (chiếm 62%) nước được bắc vòi đến các khe núi có nước tự nhiên chảy ra và nước giếng đào thủ công (chiếm 20%) dùng làm nước sinh hoạt. Còn nước hồ ít được sử dụng, nếu sử dụng chỉ để giặt giũ vì đa phần các hộ ở xung quanh hồ đều thải nước thải vào hồ và vứt rác xuống hồ.

Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt.

Bảng 4.9: Đánh giá chảt lảảng nảảc sinh hoảt

Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ % Không có 44 88,0 Có mùi 4 8,0 Có vị 0 0,0 Khác 2 4,0 Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Do đặc điểm của VQG có núi đá vôi và hồ Ba Bể lại nằm trên dãy núi đá vôi nên nước bị nhiễm đá vôi. Đa số nước sinh hoạt được các hộ dân dẫn từ các khe rừng, nguồn nước tự nhiên chảy từ trong các khe nứt của núi đá vôi. Đây là nguồn nước tự nhiên đa phần là sạch. Tuy nhiên, vẫn còn bị đục khi có trời mưa. Số hộ gia đình cho là nước sinh hoạt không có vấn đề gì chiếm 88% và còn lại là 12% hộ gia đình nhận xét là nước có vấn đề về mùi, vị… Tuy nhiên, chỉ có 3/50 hộ có hệ thống lọc nước khi dẫn nước từ khe và bơm từ giếng lên vì đa phần người dân ở đây là các hộ nghèo và cận nghèo nên chưa đầu tư được hệ thống lọc nước. hệ thống lọc đều đơn giản chủ yếu là bình lọc nước nhỏ có bán trên thị trường. Còn lại là các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem ra sử dụng luôn (chiếm 88%) vì các hộ cho rằng nước dẫn từ khe về là nước sạch, không có vấn đề gì.

4.3.2. Vển để nểểc thểi tểi đểa phểểng

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.10: Tả lả hả gia đình sả dảng cảng thải

Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Cống thải có nắp đậy 0 0,0

Cống thải lộ thiên 4 8,0

Không có cống thải 46 92,0

Loại khác 0 0,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

0 8 92 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Cống thải có nắp đậy Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác Tỷ lệ %

Hình 4.3:Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại cống thải

Qua bảng 4.10 và biểu đồ cho ta thấy không có hộ gia đình nào sử dụng cống thải có nắp đậy, còn cống thải lộ thiên chỉ có vài hộ gia đình chủ yếu là các hộ gia đình khá giả, có mức thu nhập cao và các hộ là cán bộ công viên chức có ý thức BVMT (chiếm 8%). Còn lại, đa số các hộ gia đình đều không

có cống thải (chiếm 92%), cho nước thải ngấm xuống đất và chảy vào suối, hồ gây mất vệ sinh môi trường.

Bảng 4.11: Tả lả % sả hả gia đình có các nguản thải

Nguồn thải Số lượng Tỷ lệ %

Cống thải chung 0 0,0

Thải xuống hồ, suối 29 58,0

Bể chứa 0 0,0

Bể tự hoại 0 0,0

Ngấm xuống đất 13 26,0

Nơi khác 8 16,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tồng hồp tồ phiồu điồu tra)

Qua bảng trên và khảo sát thực tế thì ở vùng lõi VQG Ba Bể chưa có cống thải chung, các hộ gia đình cũng không có bể chứa và bể tự hoại nên đa số các hộ gia đình nằm ở ven suối, hồ đều thải xuống hồ, suối (chiếm 58%); ngấm xuống đất (chiếm 26%). Điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và mất cảnh quan khu vực sinh thái.

4.3.3. Vển để rác thểi tểi đểa phểểng

Rác thải là chất thải rắn mà con người không sử dụng thải bỏ ra ngoài. Đa số rác thải ở khu vực này đều là bao bì, nilon, thức ăn thừa, tro bếp, phân chuồng và các loại khác… Đây là khu vực miền núi nông thôn, mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng lớn và tiềm năng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và du lịch sinh thái nên lượng rác thải còn khá ít. Bao bì, nilon được tập trung lại rồi đốt; còn que củi, cành cây khô đều được mang làm củi đun; thức ăn thừa đều được đổ cho lợn, gà ăn; tro bếp được dùng để làm phân bón cho các cây hoa màu.

Ở các điểm du lịch như động Puông, Ao Tiên, đảo An Mã… đã có một số thùng rác được đặt ở đó để du khách đến thăm quan rồi bỏ rác vào thùng để tránh việc vứt rác bừa bãi ra môi trường ngoài. Nhưng rác trong thùng lại chưa thường xuyên vận chuyển đi xử lý.

Các hình thức đổ rác của người dân trên địa bàn lõi VQG được mô tả qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.12: Tả lả hả gia đình có các hình thảc đả rác

Hình thức đổ rác Số lượng Tỷ lệ %

Hố rác riêng 0 0,0

Đổ rác ở bãi rác chung 0 0,0

Đổ rác tùy nơi 30 60,0

Được thu gom rác theo hợp đồng 10 40,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

0 0 60 40 0 10 20 30 40 50 60 70

Hố rác riêng Bãi rác chung Đổ rác tùy nơi Thu gom theo hợp đồng

Tỷ lệ %

Hình 4.4: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác

Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.4 tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác, ta thấy: Đa số người dân được phỏng vấn đều đổ rác theo hình thức đổ tùy nơi (chiếm 60%) hoặc tập trung lại rồi đốt điều này dễ gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thẩm mỹ quan chung của khu du lịch sinh thái, chỉ có những hộ gia đình thuộc thôn Cốc Tộc, Bó Lù và Pác Ngòi của xã Nam Mẫu được hội phụ nữ tổ chức thu gom và xử lý rác 2 lần/tháng. Nhằm nâng cao việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Ba Bể.

4.3.4. Vển để vể sinh môi trểểng

Vấn đề vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loăng quăng, diệt trừ muỗi, côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn các xã thuộc vùng lõi VQG Ba Bể tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13: Tả lả kiảu nhà vả sinh

Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Nhà vệ sinh tự hoại 7 14,0

Nhà vệ sinh hai ngăn 15 30,0

Nhà vệ sinh đất 26 52,0

Loại khác 0 0,0

Không có 2 4,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh ta thấy nếu xét theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011 (QCVN 01: 2011/BYT) [14], có 14% hộ gia đình của của khu vực có nhà tiêu hợp vệ sinh, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, đây đều là các hộ có điều kiện như các nhà nghỉ, nhà dịch vụ … Số còn lại có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. Có 30% hộ gia đình sử dụng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)