Hiện trạng môi trường vùng lõi VQG Ba Bể

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 44)

4.3.1. Vển để sể dểng nểểc sinh hoểt tểi đểa phểểng

Thực trạng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong vùng lõi VQG Ba Bể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Nguản nảảc sinh hoảt cảa ngảải dân vùng lõi VQG Ba Bả

Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỷ lệ %

Nước máy 0 0,0

Giếng khoan 5 10,0

Giếng đào 10 20,0

Nước hồ 4 8,0

Nguồn khác (suối, khe trên rừng) 31 62,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 4.2: Nguồn nước sinh hoạt của người dân

Qua bảng 4.8 và hình 4.2 ta thấy: VQG có Hồ và sông Chợ Lèng, sông Năng và suối Bó Lù chảy vào hồ và có đồi núi cao. Do thu nhập của

người dân còn thấp nên chưa đầu tư được máy lọc nước và giếng khoan và chưa được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nên đa số người dân ở đây đều dùng nước khe trên rừng (chiếm 62%) nước được bắc vòi đến các khe núi có nước tự nhiên chảy ra và nước giếng đào thủ công (chiếm 20%) dùng làm nước sinh hoạt. Còn nước hồ ít được sử dụng, nếu sử dụng chỉ để giặt giũ vì đa phần các hộ ở xung quanh hồ đều thải nước thải vào hồ và vứt rác xuống hồ.

Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt.

Bảng 4.9: Đánh giá chảt lảảng nảảc sinh hoảt

Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ % Không có 44 88,0 Có mùi 4 8,0 Có vị 0 0,0 Khác 2 4,0 Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Do đặc điểm của VQG có núi đá vôi và hồ Ba Bể lại nằm trên dãy núi đá vôi nên nước bị nhiễm đá vôi. Đa số nước sinh hoạt được các hộ dân dẫn từ các khe rừng, nguồn nước tự nhiên chảy từ trong các khe nứt của núi đá vôi. Đây là nguồn nước tự nhiên đa phần là sạch. Tuy nhiên, vẫn còn bị đục khi có trời mưa. Số hộ gia đình cho là nước sinh hoạt không có vấn đề gì chiếm 88% và còn lại là 12% hộ gia đình nhận xét là nước có vấn đề về mùi, vị… Tuy nhiên, chỉ có 3/50 hộ có hệ thống lọc nước khi dẫn nước từ khe và bơm từ giếng lên vì đa phần người dân ở đây là các hộ nghèo và cận nghèo nên chưa đầu tư được hệ thống lọc nước. hệ thống lọc đều đơn giản chủ yếu là bình lọc nước nhỏ có bán trên thị trường. Còn lại là các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem ra sử dụng luôn (chiếm 88%) vì các hộ cho rằng nước dẫn từ khe về là nước sạch, không có vấn đề gì.

4.3.2. Vển để nểểc thểi tểi đểa phểểng

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.10: Tả lả hả gia đình sả dảng cảng thải

Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Cống thải có nắp đậy 0 0,0

Cống thải lộ thiên 4 8,0

Không có cống thải 46 92,0

Loại khác 0 0,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

0 8 92 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Cống thải có nắp đậy Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác Tỷ lệ %

Hình 4.3:Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại cống thải

Qua bảng 4.10 và biểu đồ cho ta thấy không có hộ gia đình nào sử dụng cống thải có nắp đậy, còn cống thải lộ thiên chỉ có vài hộ gia đình chủ yếu là các hộ gia đình khá giả, có mức thu nhập cao và các hộ là cán bộ công viên chức có ý thức BVMT (chiếm 8%). Còn lại, đa số các hộ gia đình đều không

có cống thải (chiếm 92%), cho nước thải ngấm xuống đất và chảy vào suối, hồ gây mất vệ sinh môi trường.

Bảng 4.11: Tả lả % sả hả gia đình có các nguản thải

Nguồn thải Số lượng Tỷ lệ %

Cống thải chung 0 0,0

Thải xuống hồ, suối 29 58,0

Bể chứa 0 0,0

Bể tự hoại 0 0,0

Ngấm xuống đất 13 26,0

Nơi khác 8 16,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tồng hồp tồ phiồu điồu tra)

Qua bảng trên và khảo sát thực tế thì ở vùng lõi VQG Ba Bể chưa có cống thải chung, các hộ gia đình cũng không có bể chứa và bể tự hoại nên đa số các hộ gia đình nằm ở ven suối, hồ đều thải xuống hồ, suối (chiếm 58%); ngấm xuống đất (chiếm 26%). Điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và mất cảnh quan khu vực sinh thái.

4.3.3. Vển để rác thểi tểi đểa phểểng

Rác thải là chất thải rắn mà con người không sử dụng thải bỏ ra ngoài. Đa số rác thải ở khu vực này đều là bao bì, nilon, thức ăn thừa, tro bếp, phân chuồng và các loại khác… Đây là khu vực miền núi nông thôn, mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng lớn và tiềm năng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và du lịch sinh thái nên lượng rác thải còn khá ít. Bao bì, nilon được tập trung lại rồi đốt; còn que củi, cành cây khô đều được mang làm củi đun; thức ăn thừa đều được đổ cho lợn, gà ăn; tro bếp được dùng để làm phân bón cho các cây hoa màu.

Ở các điểm du lịch như động Puông, Ao Tiên, đảo An Mã… đã có một số thùng rác được đặt ở đó để du khách đến thăm quan rồi bỏ rác vào thùng để tránh việc vứt rác bừa bãi ra môi trường ngoài. Nhưng rác trong thùng lại chưa thường xuyên vận chuyển đi xử lý.

Các hình thức đổ rác của người dân trên địa bàn lõi VQG được mô tả qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.12: Tả lả hả gia đình có các hình thảc đả rác

Hình thức đổ rác Số lượng Tỷ lệ %

Hố rác riêng 0 0,0

Đổ rác ở bãi rác chung 0 0,0

Đổ rác tùy nơi 30 60,0

Được thu gom rác theo hợp đồng 10 40,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

0 0 60 40 0 10 20 30 40 50 60 70

Hố rác riêng Bãi rác chung Đổ rác tùy nơi Thu gom theo hợp đồng

Tỷ lệ %

Hình 4.4: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác

Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.4 tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác, ta thấy: Đa số người dân được phỏng vấn đều đổ rác theo hình thức đổ tùy nơi (chiếm 60%) hoặc tập trung lại rồi đốt điều này dễ gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thẩm mỹ quan chung của khu du lịch sinh thái, chỉ có những hộ gia đình thuộc thôn Cốc Tộc, Bó Lù và Pác Ngòi của xã Nam Mẫu được hội phụ nữ tổ chức thu gom và xử lý rác 2 lần/tháng. Nhằm nâng cao việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Ba Bể.

4.3.4. Vển để vể sinh môi trểểng

Vấn đề vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loăng quăng, diệt trừ muỗi, côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn các xã thuộc vùng lõi VQG Ba Bể tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13: Tả lả kiảu nhà vả sinh

Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Nhà vệ sinh tự hoại 7 14,0

Nhà vệ sinh hai ngăn 15 30,0

Nhà vệ sinh đất 26 52,0

Loại khác 0 0,0

Không có 2 4,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh ta thấy nếu xét theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011 (QCVN 01: 2011/BYT) [14], có 14% hộ gia đình của của khu vực có nhà tiêu hợp vệ sinh, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, đây đều là các hộ có điều kiện như các nhà nghỉ, nhà dịch vụ … Số còn lại có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. Có 30% hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh hai ngăn nhưng qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn thì số đó hầu như không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo quy chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn còn ruồi nhặng, côn trùng, nhiều hộ gia đình lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng). Do điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân chưa cao nên còn một tỷ lệ các hộ gia đình có hố xí đất khá cao (chiếm 52%), điều này gây mất vệ sinh môi trường trầm trọng, còn có một số hộ gia đình không có nhà vệ sinh (chiếm 4%) đi bừa bãi gây mùi hôi thối, tạo điều kiện cho ruồi nhặng phát triển thêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bảng 4.14: Các nguản tiảp nhản nảảc thải tả nhà vả sinh

Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Cống thải chung 0 0,0

Bể tự hoại 7 14,0

Ngấm xuống đất 38 76,0

Thải xuống hồ 2 4,0

Nơi khác(sông, suối) 3 6,0

Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bảng 4.14 thể hiện các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ hộ gia đình thải nước thải vệ sinh ra sông suối hồ và ngấm xuống đất là rất cao (chiếm 43%) gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên địa bàn nói chung và khách du lịch nói riêng, làm mất thẩm mỹ cảnh quan. Vì vậy, các cấp chính quyền cần có các biện pháp khắc phục như xây dựng, lắp đặt hệ thống cống thải chung của địa phương để xử lý, các hộ gia đình cũng nên đầu tư hơn vào các công trình phụ của gia đình mình để giữ gìn vệ sinh chung cho toàn VQG.

4.3.5. Những hoạt động của người dân có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

VQG Ba Bể thuộc huyện miền núi, có số lượng hộ nghèo ở đây khá cao, mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng lớn và tiềm năng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và du lịch sinh thái. Nên việc khai thác sỏi cát, khai thác gỗ, đánh bắt cá trong hồ và phát nương để canh tác không thể tránh khỏi. Vì đây là mức thu nhập chính của người dân.

Qua khảo sát em được thấy và biết được số lượng các hộ dân khai thác sỏi cát ở khu vực lõi VQG khá nhiều chủ yếu là ở xã Khang Ninh và Quảng khê (11/20 hộ). Nhiều hộ khai thác chỉ với mục đích phục vụ cho xây dựng nhưng cũng có hộ lại khai thác cho mục đích thương mại nhất là Hợp Tác Xã Sông Năng điều này sẽ là nguyên nhân gây bồi lắng hồ Ba Bể trong tương lai. Còn hoạt động đánh bắt cá trong hồ cũng chiếm tỷ lệ khá cao chủ yếu là các hộ thuộc xã Nam Mẫu ở ven hồ, khai thác bằng lưới. BQL VQG đã quy định chỉ được đánh bắt bằng lưới với độ rộng của các ô lưới là 3x3cm. Nhưng nếu

khai thác quá mức sẽ cạn kiệt các loài thủy sản gây suy giảm đa dạng sinh học trong hồ.

Nghề nghiệp của người dân trong vùng lõi VQG chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế đều phụ thuộc vào lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi nên việc phát rừng canh tác thì không thể tránh khỏi. Vậy đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học. BQL đã ngăn cấm việc khai thác gỗ trong VQG nên các hộ gia đình trong vùng lõi đã có ý thức tuân theo, chỉ có vài hộ khai thác nhưng chỉ để phục vụ xây dựng cho gia đình và với số lượng nhỏ. Theo được biết gỗ trong VGQ vẫn bị chặt phá, khai thác nhưng không phải người dân trong khu vực mà là những người ở nơi khác đã cố tình khai thác trái phép nhất là gỗ nghiến, lát hoa… với số lượng lớn. Vậy BQL VQG cần quản lý sát sao hơn.

4.3.6. Sểc khểe và môi trểểng

Qua khảo sát thì được biết người dân trong khu vực chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của y tế. Đa số các hộ gia đình ở đây đều hay bị bệnh đường ruột và đường hô hấp (60%), do ăn uống không hợp vệ sinh, chưa có máy lọc nước và chưa biết cách dùng các dụng cụ bảo hộ cơ thể trong khi làm việc như dùng khẩu trang, găng tay, mũ nón, ủng,… chính vì vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.

4.4. Nhận thức của người dân về môi trường

Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp, đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng qua các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá cộng đồng về nguyên nhân gây ô

nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

4.4.1. Nhển thểc cểa ngểểi dân vể môi trểểng xung quanh

Ngành môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?… Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau:

− Khái niệm “Môi trường là gì”: Theo kết quả điều tra, đa số người dân tham gia chưa hiểu và không biết về khái niệm môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005 của nước ta. Đây là khái niệm được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng đa số người dân không để ý đến khái niệm, nên được hỏi và trả lời với khái niệm rất mới và đặc biệt : “Môi trường là đất, nước, không khí và sinh vật ảnh hưởng tới con người” hoặc “Môi trường là những vấn đề xung quanh con người, ảnh hưởng tới con người”.

− Khái niệm “Rác vô cơ, hữu cơ là gì?”: Cũng giống như khái niệm Môi trường là gì, khái niệm này cũng làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân, khi mà có đến 36/50 người chiếm 72% chưa nêu được đúng khái niệm rác vô cơ và rác hữu cơ và cũng chưa nêu được đúng thành phần của rác vô cơ và rác hữu cơ.

− Các khái niệm trên đều là khái niệm về môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, đa số người dân chưa hiểu và nhận biết được, nếu có biết thì cũng chưa được đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Ở đây đa số người dân đều có trình độ thấp nên trình độ hiểu biết cũng chưa chính xác. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)