Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 54)

thải sinh hoạt

VQG Ba Bể là một khu du lịch sinh thái, là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia. Để thu hút khách du lịch tham quan và phát triển khu du lịch sinh thái thì trước tiên phải giữ cho môi trường trong khu vực được trong lành, sạch sẽ nên việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở khu vực VQG nói chung và lõi VQG nói riêng là hết sức cần thiết.

Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ dàng hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề đáng được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm của cộng đồng có khác nhau.

Bảng 4.15: Đánh giá tảm quan trảng cảa viảc phân loải rác thải sinh hoảt sinh hoảt chia theo giải tính

Đánh giá việc phân loại rác Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất quan trọng 9 27,3 2 11,7 11 22,0 Quan trọng 12 36,3 7 41,2 19 38,0 Không quan trọng 6 18,2 3 17,6 9 18,0 Không biết 6 18,2 5 29,5 11 22,0 Tổng 33 100,0 17 100,0 50 100,0

Hình 4.5: Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải theo giới tính

Qua bảng số liệu trên ta thấy, 21/33 số lượng nam giới chiếm 73,6% cho rằng việc phân loại rác thải là rất quan trọng và quan trọng, còn lại 12/33 số lượng nam giới chiếm 36,4% cho rằng không quan trọng và không biết. Với nữ giới, số lượng cho rằng rất quan trọng là 9/17 chiếm 52,9%, còn lại là không quan trọng và không biết 8/17 chiếm 47,1%, sở dĩ một số người dân ở đây không biết là do họ không quan tâm và chưa nhận thức được việc phân loại rác quan trọng như thế nào.

So sánh mức độ quan tâm giữa nam và nữ qua biểu đồ 4.5 ta thấy được sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt giữa nam và nữ. Tỷ lệ nam giới đánh giá việc phân loại là rất quan trọng và quan trọng luôn nhiều hơn nữ giới. Nhìn chung nam giới đã quan tâm hơn đến việc phân loại rác thải sinh hoạt, đa số họ đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ một số ít hộ trong những hộ tham gia trả lời tỏ ra không quan tâm đến vấn đề phân loại mà thôi. Nữ giới tuy làm nhiều việc bếp núc trong gia đình, phải tiếp xúc nhiều với rác thải nhưng còn phải bận rộn công việc kiếm tiền và chăm sóc chồng con - là gánh nặng trong gia đình của người phụ nữ nên họ ít quan tâm tới việc phân loại rác thải.

Mức độ nhận thức là như vậy nhưng trên thực tế, việc phân loại rác trong cộng đồng người dân ở vùng lõi VQG lại chưa được nhiều hộ gia đình áp dụng. Đa số người dân được phỏng vấn đều không phân loại rác thải tại gia đình 44/50 người (chiếm 88%), số còn lại người dân đã biết phân loại thức ăn thừa để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc làm phân bón, còn một số bao bì nilon, kim loại được dùng để tái sử dụng. Nhưng tỷ lệ này rất ít, chỉ chiếm 12% và tập trung vào các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác thải này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế.

Việc phân loại rác thải là quan trọng, nhưng việc thu gom và xử lý rác thải cũng không kém phần quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được các kết quả sau:

Bảng 4.16: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Rất quan trọng 13 26,0 Quan trọng 22 44,0 Không quan trọng 9 18,0 Khó trả lời 6 12,0 Tổng 50 100,0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

44% 18% 12% 26% Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khó trả lời

Hình 4.6: Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Bảng 4.16 và biểu đồ 4.6 ta thấy người dân trong vùng lõi VQG Ba Bể đánh giá tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải là rất quan trọng và quan trọng là 35/50 hộ gia đình chiếm 70%, còn lại 9/50 hộ gia đình chiếm 18% cho rằng không quan trọng và 6/50 hộ gia đình chiếm 12% thấy khó trả lời. Điều này cho thấy người dân nơi đây coi việc thu gom và xử lý rác là rất quan trọng mặc dù công thu gom, xử lý không phải là của người dân mà là của các cơ quan chức năng và chính quyền. Vì trong thực tế rác thải có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của người dân, làm mất cảnh quan du lịch sinh thái, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương và của cả khách du lịch

Bảng 4.17: Đánh giá vả mảc đả thu gom, xả lý rác cảa ngảải dân trong vùng lõi Vảản Quảc gia Ba Bả

Nghề nghiệp Mức độ Tổng Rất tốt Tốt Chưa tốt Khó trả lời

Nông nghiệp Số lượng 2 3 12 5 22

Tỷ lệ % 9,1 13,7 54,5 22,8 100,0 Buôn bán dịch vụ Số lượng 3 3 4 3 13

Tỷ lệ % 23,1 23,1 30,7 23,1 100,0

Nghề tự do Số lượng 1 0 1 2 4

Tỷ lệ % 25,0 0,0 25,0 50,0 100,0 Học sinh, sinh viên Số lượng 0 0 1 1 2

Tỷ lệ % 0,0 0,0 50,0 50,0 100,0 Cán bộ, công viên

chức nhà nước

Số lượng 0 0 3 3 6

Tỷ lệ % 0,0 0,0 50,0 50,0 100,0 Nghỉ hưu, già yếu,

không lao động

Số lượng 1 1 0 1 3

Tỷ lệ % 33,3 33,3 0,0 33,4 100,0

Tổng Số lượng 7 7 21 15 50

Tỷ lệ % 14,0 14,0 42,0 3,0 100,0

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 28% hộ tham gia trả lời cho rằng việc thu gom, xử lý rác của địa phương hiện nay là rất tốt và tốt và còn lại là 72% hộ tham gia cho biết việc xử lý rác là chưa tốt và khó trả lời.

Đánh giá thể hiện sự khác nhau trong các nghề nghiệp của người dân. Trong tổng số 100% (14 người) trả lời tốt và rất tốt có 100% số hộ là nông nghiệp,buôn bán, nghề tự do nghỉ hưu già yếu, không có cán bộ công chức nhà nước và học sinh sinh viên nào trả lời là tốt. Sở dĩ, do những người đó đã được tuyên truyền hoặc học qua về kiến thức BVMT. Trong tổng số 36 người (100%) trả lời chưa tốt và khó trả lời thì có 16,7% người, còn lại nông nghiệp, buôn bán, nghề tự do và về hưu không nghề chiếm 83,3%. Kết quả trên cho thấy nhiều người dân chưa thực sự quan tâm đến việc thu gom và xử lý rác thải của địa phương.

Thực tế việc thu gom và xử lý rác thải trên trong vùng lõi chưa được thực hiện. Hiện nay chỉ có phụ nữ thực hiện 2 lần/tháng. Còn những nơi khác chưa được thực hiện tổ chức việc thu gom và xử lý rác thải. Đa số rác đều được xử lý bằng cách đốt trực tiếp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)