7. Bố cục của luận văn
2.2.3 Nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên
Trong các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Xuân Diệu, các ẩn dụ đƣợc xây dựng có nguồn là những hiện tƣợng tự nhiên không phải chỉ đơn thuần miêu tả các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: nắng, mƣa, bão, gió, trăng…mà các câu thơ chứa các hiện tƣợng tự nhiên ấy chủ yếu là để biểu trƣng, để nói về các trạng thái tình cảm, tính chất, nỗi niềm…của con ngƣời. Kết quả khảo sát cho thấy nguồn biểu trƣng từ giới tự nhiên có 44 ẩn dụ, chiếm 29.1% trong tổng số ẩn dụ cấu trúc thuộc thế giới tự nhiên. Nhƣ vậy có thể nhận thấy một loại ẩn dụ nữa trong thơ Xuân Diệu là "TRẠNG THÁI TÌNH CẢM CỦA CON NGƢỜI LÀ TRẠNG THÁI CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN".
Xuân Diệu mang trái tim của một con ngƣời “sống là yêu và chết đi
rồi vẫn còn yêu” nên nhà thơ thƣờng mang cảm xúc trẻ trung sôi nổi của
mình trải vào cảnh vật, đem những ƣớc mơ, khát vọng của mình phủ lên thiên nhiên. Ông bắt thiên nhiên phải chiều theo ý mình, để biến những cái vốn vô tri vô giác thành những cái trĩu nặng tâm tƣ hoặc tƣng bừng sự sống. Chỉ một từ “gió” mà Xuân Diệu đã tạo cho đời bao nhiêu sắc thái:
“Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát cành đào (Nụ cười xuân)
Những tiếng ân tình hoa bảo gió
Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân (Với bàn tay ấy )
Sao họ khéo nõn nà mà bợ ngợ
Những nàng hoa chờ đợi gió phong lƣu
(Hoa đêm)
Khác hẳn với “gió táp mƣa sa” trong ca dao. Kết hợp với các động từ
thơm, đụng, sát, bảo, ân tình, thỏ thẻ, khéo, chờ đợi, phong lưu tác giả đã
diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc của ngƣời mới chớm bƣớc vào tình yêu. Hình ảnh nắng, mƣa trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng mang dáng vẻ con ngƣời. Nắng biểu trƣng cho ngƣời đang yêu nhớ nhung, tƣơng tƣ:
Từng nhà mở cửa tương tư nắng
Sắp sửa lòng ta để lạnh lùng (Ngẩn ngơ).
Và nắng cũng biểu trƣng cho con ngƣời với niềm khao khát, lúc nào cũng bâng khuâng, lo sợ vì sự muộn màng của tình yêu:
Nõn nà sương ngọc bên thềm đậu Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì (Thu)
Ngoài hình ảnh nắng, mƣa cũng biểu trƣng cho sứ giả của tình yêu lứa đôi: “Nhờ mưa đưa bức chăn êm tới ngƣời” (Mƣa). Trong ca dao, mƣa biểu trƣng cho thân phận ngƣời phụ nữ: “Thân gái như hạt mưa sa/ Hạt vào
giống giọt ngọc, có kích cỡ ( cơn mƣa lũ- ào ạt) lại đƣợc ông liên tƣởng tới tình yêu của thi sĩ:
“Lòng ta là một cơn mƣa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
Mƣa biếc tha hồ rơi giọt ngọc Lá xanh không ướt đến da ngoài. (Nước đổ lá khoai )
Mây thuộc hiện tƣợng thiên nhiên, nhƣng khi đi vào thơ Xuân Diệu, mây không còn là mây của tự nhiên nữa, mà đã đƣợc nâng lên thành con ngƣời, cũng đa tình, đa cảm. Phải chăng dựa vào đặc điểm mây lang thang trên bầu trời, Xuân Diệu đã liên tƣởng tới kẻ đa tình và so sánh với thi sĩ:
Những hoa quả tỏa hương vương giả Mây đa tình như thi sĩ đời xưa
(Tình mai sau)
Hình ảnh trời cũng xuất hiện trong thơ tình Xuân Diệu. Có khi trời là ngƣời ban điều tốt lành hạnh phúc:
Một trời mơ đang cầu nguyện trong tôi Chờ một tiếng để bừng lên hạnh phúc (Mời yêu)
Hơn thế nữa, Xuân Diệu còn liên tƣởng trời xanh nhƣ thiếu nữ mƣời sáu tuổi, cũng náo nức trao tình và hồi hộp với tình. Nhƣ vậy, trời và mây xanh biểu trƣng cho sự kết hợp lứa đôi:
Mặt trời vừa mới cưới trời xanh Duyên đẹp hôm nay sẽ tốt lành Son sẻ trời như mười sáu tuổi Má hồng phơn phớt mắt long lanh (Rạo rực)
Trời- đất cũng xuất hiện trong bữa tiệc của đôi tình nhân, nhƣ là sự chứng kiến hạnh phúc của con ngƣời. Ngƣời Việt Nam thƣờng nói “có trời đất chứng giám!” khi thể hiện một lời thề hay chứng kiến một sự việc quan trọng! Ở trong thơ, Xuân Diệu đã cho sự xuất hiện của trời- đất là để chia sẻ niềm vui:
Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây Ta mời trời sự đất vui lây
(Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây).
Con sóng là vật hữu hình, có lúc to lúc nhỏ, có lúc nhanh lúc chậm, có lúc dịu êm, có lúc ào ạt. Con sóng luôn ấp ủ lòng biển, lúc nào cũng vỗ về bờ cát chẳng khác nào con ngƣời cần đến sự yêu thƣơng, đến tình yêu lứa đôi. Xuân Diệu đã tạo ra nét tƣơng đồng ý niệm về khát vọng hòa quyện tình yêu giữa con ngƣời với thiên nhiên nên đã liên tƣởng ngƣời con trai nhƣ
sóng, nhƣ bể/biển, ngƣời con gái nhƣ cát, nhƣ gành. Họ yêu nhau, và yêu mãi mãi- một tình yêu không có điểm dừng:
Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em … Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc Để hát mãi bên gành
( Biển)
Rõ ràng lời thơ là tiếng van nài của một con ngƣời khao khát mãnh liệt đƣợc yêu nhƣng chƣa bao giờ có đƣợc một tình yêu trọn vẹn. Với Xuân Diệu sống là để yêu và yêu là để sống, tâm hồn ông luôn rộng mở sẵn, sẵn sàng đón nhận tình yêu. Ông là một ngƣời đa tình, muốn đón nhận nhiều ân ái, bao giờ cũng muốn vƣơn tới cái vô biên, cái tuyệt đích của tình yêu, không biết đến điểm dừng:
Trời cao trêu nhử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm. (Vô biên)
Với lối tƣ duy cụ thể hóa, nhà thơ đã gắn kết các vị từ chỉ cảm giác (đắng, khát, thèm) với danh từ chỉ sự vật hiện tƣợng (biển) là Xuân Diệu muốn kéo thiên nhiên, vũ trụ xích lại gần mình để hƣởng thụ trong cái thế giới trần gian của riêng mình và đƣợc ông cảm nhận bằng đủ tất cả các giác quan vốn có.
Những cảm xúc về yêu thƣơng, về sự âu yếm, sự mơn trớn cũng trở thành những cái hữu hình trong thơ Xuân Diệu, nhằm diễn tả nỗi khát khao:
Như kẻ hành quân quáng nắng thiêu, Ta cần uống ở suối thương yêu Hãy tuôn âu yếm lùa mơn trớn
Thơ Xuân Diệu viết về tình yêu của một con ngƣời sống giữa loài ngƣời trần tục chứ không phải một thứ tình yêu cao đạo, xa xôi nào. Cũng vẫn là những cung bậc, những trạng thái: yêu, buồn, ghét, nhớ nhung, đau khổ, nhƣng ở ông lại tạo nên đƣợc một thế giới nghệ thuật riêng tràn đầy cảm xúc, cảm giác. Ông đã huy động hết tất cả các giác quan để liên tƣởng tới những trạng thái của tình yêu. Bất cứ một vật vô tri, vô giác nào qua cảm nhận của Xuân Diệu cũng trở nên có hồn:
Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân (Thơ duyên)
Rõ ràng với tình yêu, thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu đều thiết tha say đắm. Ngôn ngữ mà nhà thơ dành cho thiên nhiên cũng là ngôn ngữ của tình yêu. Chính lòng yêu đời, nhạy cảm với đời đã giúp nhà thơ cảm nhận đƣợc những mối tƣơng giao thầm kín, hô ứng giữa sự vật với nhau và với con ngƣời:
Chính hôm nay gió dại tới trên đồi/ Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát/ Trời
đã thắm lẽ đâu vườn cứ nhạt?” (Tặng thơ)
Thơ Xuân Diệu thuộc dòng văn chƣơng bác học, và ở thời mà cái tôi hiện rõ. Thơ ông thể hiện tình yêu của một con ngƣời cuồng nhiệt, sống hết mình vì yêu. Ông muốn hòa bình vào đời nhƣng lại tự thấy mình là kẻ cô đơn, lạc loài nên lại nhƣ ngƣời bị giam lỏng. Ƣớc vọng không thành, không thỏa mãn với thực tại cho nên ông càng thêm ảo tƣởng. Phải chăng, vì vậy mà trong thơ ông, ta ít thấy có sự hòa hơp, xứng lứa vừa đôi, khổ đau nhiều hơn hạnh phúc! Điều này thể hiện ở việc các từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ biểu hiện những cung bậc tình cảm của thi sĩ hầu hết đều ở dạng đơn lẻ. Trong thơ ông cũng có cặp từ sóng đôi nhƣ thuyền- bến, nhƣng mối quan hệ giữa thuyền và bến ở đây chỉ là tạm bợ, không chặt chẽ, một quan hệ hết sức
lỏng lẻo của “người giai nhân” và “tình du khách”, không biểu trƣng cho hạnh phúc con ngƣời:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.” (Lời kỹ nữ)
Bến không lấy gì để ràng buộc thuyền đƣợc. Câu thơ đau đáu một nỗi niềm xót xa cho số phận bất hạnh bởi tình cảnh cô đơn của kẻ giai nhân. Nó khác hẳn với thuyền và bến trong ca dao:
Một thuyền một bến một dây
Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng (Ca dao)
Những lúc một mình, nhà thơ đã đủ thấm thía nỗi sầu cô đơn, ngay cả lúc sánh bƣớc bên ngƣời tâm đầu ýhợp:
Hoa ngỡ đem hương gió gửi kiều Là truyền tin thắm gọi tình yêu Song le hoa đợi càng thêm tủi
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.
(Gửi hương cho gió)
Bởi hoa (cô gái) vẫn cứ là hoa, gió vẫn cứ là gió (chàng trai), chẳng bao giờ hoàn toàn hòa quyện. Vì cái tôi của nhà thơ là cái tôi luôn xê dịch đâu phải “cái tôi” đứng yên. Vì vậy lúc nào nhà thơ cũng cảm thấy cô đơn, lạnh lùng.
Rõ ràng, thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu đều có thể mang tâm trạng vui, buồn, yêu, đau của con ngƣời. Thiên nhiên cũng hồi hộp, xao xuyến, cũng nồng nàn say đắm nhƣ một ngƣời trai trẻ tràn trề sức sống, tràn trề niềm yêu
Các ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu góp phần giãi bày mọi bí mật của cõi lòng, từ nỗi buồn, nỗi cô đơn, những khát khao phi chuẩn mực, những giây phút yếu đuối, thất vọng chán chƣờng có tính suy đồi, đến ghen tuông, thèm khát trần tục. Theo nhà thơ không có gì là vĩnh cửu tất cả đều có thể biến đổi, từ thiên nhiên đến lòng ngƣời.
2.3 Nguồn biểu trƣng là thời gian
Sống vội vàng, gấp gáp là cảm giác luôn thƣờng trực trong tâm hồn Xuân Diệu, bởi thời gian luôn là nỗi ám ảnh trong ông. Xuân Diệu luôn tận hƣởng, nắm giữ khoảnh khắc trong từng giây từng phút…Vì vậy nguồn biểu trƣng là thời gian đƣợc quy chiếu sang đích hay biểu trƣng cho con ngƣời, cho tình yêu, cho lý tƣởng cách mạng... Miền Nguồn gồm các từ chỉ thời gian có 110 ẩn dụ, chiếm 25% trong tổng số các ẩn dụ cấu trúc. Nhƣ vậy có thể nhận thấy một loại ẩn dụ cấu trúc nữa trong thơ Xuân Diệu là "CON NGƢỜI LÀ THỜI GIAN", do đó các trạng thái tâm lí tình cảm của con ngƣời đƣợc nhà thơ gắn với các trạng thái của thời gian.
Là nhà thơ tự nhận “tôi giàu đôi mắt”, Xuân Diệu nhìn đời và cảm nhận cuộc đời theo nhịp bƣớc của thời gian một cách đồng điệu. Qua thơ, thi nhân đã giãi bày mọi tâm trạng – cảm xúc thật sinh động.
Tháng - ngày là khái niệm thời gian chung chung nhƣng Xuân Diệu đã thổi vào đó cái hồn của con ngƣời, chúng cũng biết thảm, sầu, thƣơng,
nhớ, cũng có khi gần, khi xa… Chính vì vậy ông đã dùng hình ảnh này để làm thƣớc đo tâm trạng của những ngƣời đang yêu:
Sao mà xa cách giữa nhau
Để cho tháng thảm, ngày sầu thế em (Hôn)
Chiều trong thơ Xuân Diệu không còn là thời gian vật lý mà chiều của tình yêu, của sự sống, “cái chiều” đã mang đến cho thi sĩ không chỉ nỗi buồn, sự lạnh nhạt mà còn gợi sự bơ vơ giữa cuộc đời:
Chiều góa không em lạnh lẽo sao Một mình anh lạc dưới thu ao. (Hết ngày hết tháng)
Cái chiều đã cuốn trôi đi tất cả những gì đẹp đẽ nhất, vàng son nhất của thi sĩ, kể cả lâu đài hạnh phúc ái ân: “Vàng son đang lộng lẫy buổi
chiều xanh/ Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ” (Giục giã.)
Rồi thời gian cũng biết lắng nghe tiếng nói của con tim, làm ngƣời đƣa đƣờng dẫn lối tác giả đến với tình yêu:
Xin em nói với thời gian
Ghé thuyền chở hộ ta sang bến thần (Bến thần tiên)
Không những thế, ông coi ngày - đêm nhƣ những vật cụ thể làm ngăn cách tình yêu. Vì khao khát yêu đƣơng cuồng nhiệt, nên ông muốn bóp vụn ngày và xé nát đêm để cho những con ngƣời yêu nhau không bị rời xa. Khao khát nhƣng bất lực và lại cô đơn, nên mới càng thảm thiết: “Anh
bóp vụn ngày anh xé nát đêm/ Anh vá víu những người trên mặt đất” (Biết tạc đâu ra em của anh)
Thời gian là cái qua đi không thể lấy lại đƣợc, vì thời gian không đợi chờ bất cứ ai. Ta cũng bắt gặp giá trị này của thời gian trong thơ tình Xuân Diệu. Ở đây, Thời gian đƣợc tri nhận nhƣ là con ngƣời có những hành động rất đời thƣờng, biết giục giã ngƣời khác, điều đó thể hiện đƣợc lòng ham sống của nhà thơ: “Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi” (Giục giã).
Tháng giêng là tháng đầu tiên của mùa xuân ấm áp, cũng là của cả năm, vạn vật nhuận sắc. Xuân Diệu đã dựa vào những đặc điểm ấy để liên tƣởng tới ngƣời con gái đẹp, đáng yêu: “Tháng giêng cười không e lệ chút nào/ Bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm” (Mời yêu)
Ngoài thời gian nói chung, các từ chỉ mùa cụ thể trong năm cũng đƣợc sử dụng để tạo nên ẩn dụ cấu trúc. Đối với ngƣời Việt, mỗi năm có bốn mùa, mỗi mùa có những đặc trƣng thời tiết, cảnh quan, khí hậu nhất định. Thời gian bốn mùa không chỉ là thời gian vật lý lƣu chuyển một cách tuần tự, khách quan mà còn là thời gian tâm lý chủ quan, đƣợc đo bằng ấn tƣợng, biểu thị cảm xúc và mang nhiều tâm trạng. Con ngƣời là một sinh vật có “nhịp sinh học theo mùa”, có khả năng nhận biết, và đặc biệt có khả năng cảm nhận thời gian qua mỗi mùa. Do vậy, tình cảm của con ngƣời liên quan đến mùa, xúc cảm “theo mùa”: mùa – thời gian vật lý đã chuyển thành mùa- thời gian tâm lý.
Tuỳ theo từng trạng thái cảm xúc khác nhau mà biểu đồ vận động của thời gian trong thơ Xuân Diệu cũng khác nhau. Dƣờng nhƣ ông có những “mã” thời gian – tâm trạng tƣơng ứng với từng mùa. Nếu mùa xuân, thời điểm mở đầu trong năm là biểu hiện non tơ của sự sống: “Xuân đầu
sang mùa thu là sang độ phai tàn, héo úa: “Hoa thu không nắng cũng phai màu”; “Những chút hồn buồn trong lá rụng”; “Thu gồm xa vắng tự muôn đời”… Nếu mùa hè, thế giới tâm tƣ của nhà thơ đƣợc đốt cháy đến cực lạc: “Mùa hạ cháy ở dƣới trời đốt nắng/ Nắng hồng nung mây bạc chảy ngân nga”; “Muốn đi chết ở trong lòng nắng đỏ/Để lòng tàn thiêu huỷ cả hƣ vô” thì mùa đông là lạnh lùng, tê tái của lòng ngƣời: “Cốt nhất là em chớ lạnh nhƣ đông”; “Giữa ngày đông cắt mãi thê lƣơng”; “Để bừng tia trong những mắt tê đông”.
Tuy nhiên, trong thơ, Xuân Diệu dành tình cảm cho mùa xuân nhiều nhất. Ông quan niệm thời gian chỉ có hai mùa: mùa xuân và mùa còn lại; mùa còn lại có thể đó là mùa thu, mà thu cũng là xuân. Ông tâm sự: “Với lòng tôi trời đất chỉ có hai mùa xuân và thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh. Từ xuân sang hè là từ ấm sang nóng, từ thu sang đông là từ mát sang lạnh, sự thay đổi làm ta bực tức mà không có gì thực mới cả. Đông với hè chỉ là sự thái quá của thu và xuân. Xuân với thu là hai bình minh trong một năm, sự thay đổi hệ trọng của tâm hồn. Và bởi vậy, thu cũng là một mùa xuân. Đầu xuân là bình minh mát của lòng tôi. Và ấm hay
mát, thu hay xuân lòng tôi đều rạo rực những tiếng gọi mùa thu ” (Thu –
Trƣờng ca). Quan niệm mùa xuân của Xuân Diệu cũng không giống ai: mùa xuân trƣớc hết là "mùa tình". "Tình" là cốt lõi của xuân. Vậy là trong "vƣờn tình" chỉ tồn tại duy nhất một mùa - mùa xuân, đúng hơn là "mùa tình" (Tình không tuổi và xuân không ngày tháng).
Khảo sát các tập thơ, chúng tôi thấy xuân/mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đƣợc sử dụng xây dựng ẩn dụ nhiều nhất. Đó là các ẩn dụ hạ cấp:" NGƢỜI TÌNH LÀ MÙA XUÂN", " TUỔI TRẺ LÀ MÙA XUÂN", "SỨC SỐNG MỚI