Sức mạnh của ẩn dụ tri nhận trong thơ ca

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 25)

7. Bố cục của luận văn

1.3Sức mạnh của ẩn dụ tri nhận trong thơ ca

Nếu trƣớc đây ngôn ngữ học truyền thống quan niệm rằng ngôn ngữ mở cánh cửa đi vào thế giới khách quan quanh ta thì nay, với sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ giờ đƣợc coi là cánh cửa bƣớc vào thế giới tinh thần cũng nhƣ trí tuệ của con ngƣời, cũng nhƣ là phƣơng tiện nhằm khám phá ra những bí mật của quá trình tƣ duy mà trƣớc đây bị coi là không thể thấu đạt đƣợc của con ngƣời.

Trong bài viết “Chức năng của ẩn dụ” [58] của Phan Thị Hồng Xuân, tác giả đã xét chức năng ẩn dụ trên hai phƣơng diện cơ bản: Ngôn ngữ và nhận thức, trong đó đối với ngôn ngữ ẩn dụ có 5 chức năng cơ bản:

Ẩn dụ làm giàu vốn từ ngôn ngữ

Ẩn dụ làm giàu thêm ý nghĩa cho một từ Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên hàm súc

Ẩn dụ tạo ra những cách nói mới giúp cho ngƣời nói diễn đạt những tình cảm của riêng mình.

Ẩn dụ làm cho câu thơ nhập nhòe nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình

con ngƣời và thế giới tƣơng tác với nhau. Bởi thế, nhờ ngôn ngữ học tri nhận, ngƣời ta hiểu rõ hơn, nắm bắt rõ hơn về quá trình ẩn dụ, nhờ đó, hé mở cánh cửa nhằm hiểu sâu sắc hơn các tầng bậc ngôn ngữ cũng nhƣ chính bản thân mình.

Thơ ca mang tính cô đọng, hàm súc, do vậy ẩn dụ ý niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thơ ca. Để hiểu đƣợc ý nghĩa đầy đủ của một câu, một đoạn, một bài thơ, ngƣời đọc phải giải mã (encode) ẩn dụ ý niệm do nhà thơ lập mã (code) dựa trên ẩn dụ ý niệm phổ quát (conventionalized metaphors).

Ví dụ:

Ý chết đã phơi vàng héo úa Mùa thu lá sắp rụng trên đường

Mơ chi ảo mộng ngàn xƣa nữa?

Cây hết thời xuân đến tiết vàng

(Tố Hữu- Dửng dưng)

Đó là những dòng thơ ẩn dụ ý niệm về đời ngƣời. Đời ngƣời là cây cỏ- sinh ra rồi sẽ chết, giống nhƣ cây cỏ sớm nở tối tàn.

Ví dụ 2:

Đi đƣờng mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Ví dụ trên chứa ẩn dụ ý niệm về cuộc đời, Cuộc Đời là Một Cuộc Hành Trình. Ẩn dụ ý niệm này đề cập đến những khó khăn trong cuộc sống tƣơng ứng với những khó khăn trong một chuyến leo núi.

Đúng nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: “sức mạnh của ẩn dụ là

nhận thức”. Ẩn dụ đem đến cho thơ ca những cái mới trong cảm nhận thế

giới và mở ra cho con ngƣời những khả năng tìm tòi, khám phá về các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng. Nó làm cho trí tƣởng tƣợng thêm phong phú, bay bổng, thoát khỏi sự phản ánh các sự kiện bằng lối cấu trúc ngôn ngữ thông thƣờng. Thông qua ẩn dụ, ngƣời ta có thể nhận ra phong cách cá nhân của mỗi nhà thơ cùng những sáng tạo nghệ thuật đƣợc xây dựng từ một cái nền riêng của thơ ca mỗi dân tộc.

Nhƣ vậy, vai trò và ứng dụng của ẩn dụ không chỉ là phƣơng tiện tạo ra những giá trị mỹ học mà còn nâng cao thành phƣơng tiện của tƣ duy đời thƣờng, làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và con ngƣời. Chính sự khám giá hiện thực, óc liên tƣởng về sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan của mỗi nhà thơ có tƣ duy khác nhau là nguồn thôi thúc chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này.

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 25)