Nguồn biểu trưng từ thực vật

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1 Nguồn biểu trưng từ thực vật

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006): Thực vật có nghĩa nhƣ sau:

“Thực vật (d): Tên gọi chung của cây cỏ và những sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có màng bằng cellulos. Vườn thực vật”. [34; 974].

lá, cành, cỏ…nghĩa là những thứ cỏ cây hết sức phổ biến và gần gũi với đời sống thƣờng ngày của con ngƣời Việt Nam. Và những hình ảnh này đã đi vào trong thơ Xuân Diệu trở thành miền Nguồn đƣợc quy chiếu đến miền Đích là con ngƣời, hay đó là những nét nghĩa biểu trƣng cho con ngƣời hay ý niệm nào đó về con ngƣời. Đây chính là ẩn dụ cấu trúc thƣợng cấp: "CON NGƢỜI LÀ THỰC VẬT" trong thơ Xuân Diệu.

Thế giới thực vật, cụ thể là cỏ cây hoa lá có nhiều thuộc tính. Nhƣng khi vào trong thơ, chúng chỉ đƣợc thâu nhận miền thuộc tính nổi trội nhất định nào đó để tƣơng đồng với con ngƣời. Dựa vào thuộc tính đẹp đẽ, kiêu sa của hoa, của liễu, Xuân Diệu đã đem chúng vào trong thơ để quy chiếu cho vẻ đẹp của con

ngƣời. Do đó có thể nhận thấy ẩn dụ hạ cấp đầu tiên trong thơ Xuân Diệu: " NGƢỜI ĐẸP LÀ HOA".

Hoa là tặng vật đẹp đẽ mà đất trời ban tặng cho cây cối. Hoa nở trên đá, hoa nảy trên cát, với sắc màu đa dạng, hƣơng thơm quyến rũ. Thuộc tính đẹp đó đã mang lại cho hoa một ý nghĩa biểu trƣng dịu dàng: hoa tƣợng trƣng cho cái đẹp, cái thanh cao của sắc đẹp, của sự toàn hảo về tinh thần. Vì vậy, trong thơ

hoa đƣợc quy chiếu đến đích hay biểu trƣng cho một ngƣời con gái đẹp:

Miệng thở ra hương, hương tỏa tình ngầm

Hoa kĩ nữ đã mở lời trêu ghẹo

(Hoa đêm).

Có khi hoa nhƣ những con ngƣời cụ thể, rất dễ thƣơng: Chen lá lục những búp lài mở cửa

Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh (Hoa đêm)

Và cũng biết sánh đôi:

Ôi vắng lặng!

Trong giờ mơ ngủ ấy

Bông hoa lài thức dậy, sánh từng đôi. (Hoa đêm)

Có khi hoa lại biểu trƣng cho một sức sống bền bỉ đang âm thầm lan tỏa:

Hoa trong cỏ dại chiều hôm ấy

Đã đẹp tưng bừng hơn mọi hôm (Gặp gỡ)

Có lúc Xuân Diệu gọi thẳng: hoa kỹ nữ:

Miệng thở ra hương, hương tỏa tình ngầm

Hoa kĩ nữ đã mở lời trêu ghẹo (Hoa đêm)

Gọi kỹ nữ là hoa với đậm sắc hƣơng đủ thấy lòng si mê của Xuân Diệu đối với nàng đến dƣờng nào. Chỉ một từ hoa mà Xuân Diệu đã phác thảo đƣợc hình ảnh ngƣời kỹ nữ đầy quyến rũ. Với ông, hoa là ngƣời và ngƣời cũng là hoa. Có lẽ chính vì vậy mà ông đã tạo ra những kết hợp từ độc đáo: người hoa, môi hoa:

Có lẽ ngƣời hoa nay đã tươi Nghe chiều âu yếm lấn vô người (Gặp gỡ)

Và các môi hoa như sắp nói: Ái tình đẹp tựa chúng em đây. (Rạo rực)

Bên cạnh vẻ đẹp của hoa là liễu. Với bóng dáng thƣớt tha, mềm mại mà e ấp, màu xanh dịu mát, liễu cũng đƣợc xây dựng trở thành hình ảnh tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của phụ nữ: “Mình liễu, liễu yếu đào tơ” hay vóc liễu hao gầy “Nặng

lòng xót liễu hao gầy/ Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa (Truyện Kiều). Vì vậy,

Xuân Diệu đã mang hình ảnh này vào thơ với ‎ nghĩa biểu trƣng chỉ vẻ đẹp của bóng hồng, của giai nhân:

“Gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu”

(Mơ xưa)

“Bước đẹp em vừa gởi tới đây Chim hoa ríu rít, liễu vui vầy (Dâng)

liễu dài như một nét mi (Nhị Hồ)

Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu (Nụ cười xuân )

Một thuộc tính nổi bật khác của thế giới thực vật là tính không bền vững. Chúng nảy nở từ đất mẹ, đón sinh khí từ trời, thế giới thực vật- cỏ cây là hợp âm hoàn chỉnh của Trời và Đất, là sự kết hợp dịu ngọt của Âm và Dƣơng, và cũng là sự thăng hoa dạt dào của nhựa sống và rồi chúng cũng sẽ trở về với đất mẹ. Thế giới ấy giống nhƣ con ngƣời, chúng cũng có quy luật tạo sinh - tạo diệt. Vì vậy giữa cây cỏ và con ngƣời có nét tƣơng đồng nhất định về chu kỳ vòng đời.

Với tính chất không bền vững, mau nở, nhanh tàn, hoa trở thành biểu tƣợng về “phút giây thoáng chốc”. Hoa còn là biểu tƣợng cho tính phù du của cuộc đời cũng nhƣ đặc tính thoảng qua của cái đẹp, cho những sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, cho một thế giới biểu hiện vô thƣờng. Hoa là một loài thực vật, có sắc màu, có hƣơng vị, có nảy sinh, có phai tàn. Khi ngắm nhìn một bông hoa nở, một cánh hoa rơi ta dễ tìm ra nét tƣơng đồng giữa các đặc điểm của hoa với ngƣời. Trong cái quy luật chung ấy nhà thơ đã nhân hóa hoa, xem hoa nhƣ ngƣời, cũng có vẻ ngoài và tâm tƣ nhƣ ngƣời.

Xuân Diệu nhận ra cái khách thể đến dửng dƣng của thời gian. Ánh chiếu của thời gian không phải chỉ khắc nghiệt với tuổi trẻ mà với muôn loài. Thời gian hiện lên nơi hoa: “Chẳng hái mà hoa cũng hết dần(Ý thu); “Hoa thu

không nắng cũng phai màu(Hoa nở để mà tàn). Vì vậy, nhìn thấy sự đổi thay

của một sắc hoa: “hết, phai màu, phai bông, sắc già”, Xuân Diệu cũng đã ngẩn ngơ nghĩ đến tuổi già của con ngƣời nói chung và bản thân mình nói riêng. Đó cũng là thông điệp mà nhà thơ đã tri nhận đƣợc thông qua sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống, rằng không có gì là vĩnh cửu mà tất cả đều có thể biến dời, từ thiên nhiên cho đến lòng ngƣời, từ cỏ hoa cho đến tình yêu:

Mùa cúc năm nay sắc đã già Ai tìm ta hộ dáng thu qua (Ngẩn ngơ)

Đồng thời nhà thơ còn thể hiện sự tiếc nuối cho sự già cỗi nhạt phai: Ta tiếc theo sau những đóa hồng

Những nàng con gái sớm phai bông (Ngẩn ngơ).

Xuân Diệu nhận ra mọi cái tƣơi xanh mơn mởn của cuộc đời chẳng mấy chốc mà tàn tạ, khô héo. Ông nhận ra trong cái tƣơi xanh của mùa xuân đã ẩn chứa sự nhạt màu, phai bông, trong cái tƣơi trẻ của những mái xanh (tóc đen- tuổi trẻ) kia chẳng mấy chốc mà sƣơng đầy (tóc bạc)…Điệp khúc ấy vang lên trong Xuân Diệu nhƣ một nỗi niềm, nhƣ một lời nhắn nhủ: cái tƣơi xanh (tuổi trẻ) sẽ qua mau, cái tàn tạ, già nua là vĩnh viễn:

Vĩnh viễn già nua, xuân ngắn ngủi Mái xanh hương đượm chốc sương đầy (Kẻ đi đầy).

Xuân- sinh (nảy mầm), Hạ- trƣởng (lớn lên), Thu- thu (héo úa), Đông- tàng (tàn phai) là quy luật vòng đời của cây. Quy luật ấy cũng đƣợc ‎quy chiếu sang quy luật của cuộc đời con ngƣời. Vì vậy, dựa vào quy luật trên, chúng ta thấy mùa thu của cỏ cây chính là tuổi xế chiều của con ngƣời, do đó mùa thu đến với sự thay đổi hình dáng, sự chuyển sắc của cây, hoa, lá, đã khiến nhà thơ ý ‎niệm hóa về tuổi già của con ngƣời cùng với dự cảm tàn phai: rụng, rũa, run rẩy,

xương khô gầy, mỏng manh. Luôn nhạy cảm với những bƣớc đi của thời gian,

của tuổi tác nên nhà thơ mới có cảm giác run rẩy, rùng mình vì ớn lạnh đến nhƣ vậy:

Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh (Thơ duyên)

Kết hợp với các vị từ chỉ thuộc tính nhất thời, không ổn định nhƣ: rơi, rụng, rứt, đó là các vị từ chỉ báo sự tan vỡ đột ngột, sự ngắn ngủi đầy xót xa. Bên cạnh đó còn lànhững câu hỏi thảng thốt, lo âu, những câu hỏi ẩn chứa bao nhiêu nỗi băn khoăn trƣớc cuộc đời:

Ờ nhỉ? Sao hoa lại phải rơi Đã xa, sao lại hứa yêu hoài? Thực là dị quá!- Mà tôi nữa

Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai (‎ Ý thu)

Trong thơ Xuân Diệu có cả những âm thanh mong manh đến không ngờ của một bông hoa nở, một cánh hoa tàn, giống nhƣ sự đột ngột ra đi của con ngƣời!“Bông hoa rứt cánh rơi không tiếng” (Ý thu).

Yêu thiên nhiên tha thiết, Xuân Diệu nhƣ trút hết lòng mình vào tạo vật, vào cỏ cây hoa lá để tìm kiếm niềm vui, đón nhận và say sƣa thƣởng thức hƣơng sắc của cuộc đời. Vì vậy thế giới thực vật mà cụ thể là cỏ cây - hoa lá chính là đối tƣợng, là chất liệu để Xuân Diệu gửi gắm lòng say mê cuộc sống và khát vọng tình yêu, trong số đó, hoa là vật có hƣơng có sắc, có năng lực quyến rũ. Xuân Diệu là nhà thơ vô cùng nhạy cảm trƣớc thiên nhiên nên hình ảnh hoa không thể thiếu đƣợc trong thơ ông.

Trong niềm hƣng phấn của một tâm hồn lãng mạn, quan sát trạng thái của hoa lá, tác giả tạo ra nét tƣơng đồng về ý niệm trạng thái cảm xúc tình yêu của con ngƣời với ý niệm tình yêu của cỏ cây bằng cảm nhận: mong, nhớ, yêu, đợi,

bâng khuâng, thẹn, run và đƣợc biểu hiện bằng những vật cụ thể: chùm, khóm,

Đây chùm mong nhớ, khóm yêu đương Đây nụ mơ mòng đợi ánh sương

Đây lá bâng khuâng run trước gió Đây em, cành thẹn lẫn cành thương (Dâng)

Những hình ảnh này đã bộc lộ đƣợc nỗi khát khao tình yêu cực độ, dễ thƣơng mà không hề suồng sã.

Miền Nguồn là phạm trù thực vật, quy chiếu đến miền Đích là con ngƣời (CON NGƢỜI LÀ THỰC VẬT), nghĩa là tri nhận con ngƣời là cỏ cây, là hoa lá, là rễ, chồi, nhụy…. những bộ phận của cỏ cây đã góp phần cấu trúc hóa ‎ý niệm về trạng thái tinh thần hay đó là tình cảm của con ngƣời (TRẠNG THÁI TÂM LÍ TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI LÀ BỘ PHẬN THỰC VẬT). Ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu đƣa ngƣời đọc đến một thế giới mà ở đó chỉ có những thứ tình nồng nàn, đắm say hoặc khát khao tột độ:

Rễ ăn huyết lệ từ lâu

Màu hoa mới được bền lâu thế này (Trăm ba mươi đóa)

Hoa tím tương tư đã nở đầy Mời em dạo bước tời vườn đây Em xem yêu mến em gieo hạt Hoa tím tương tư đã nở đầy (Hoa tím)

Đỉnh cao của tình yêu là sự kết thành đôi: “Cánh hồng kết những nụ cười

tươi”(Nụ cười xuân).Các động từ: tìm, liếc, tương tư, yêu mến, nghiêng ngả, kết

là những động từ diễn tả cảm xúc nhớ nhung, sự tăng cấp ở những cung bậc tình cảm, là sự thể hiện trạng thái tình yêu của con ngƣời.

Hơn nữa, Xuân Diệu muốn thể hiện sự giao hòa giữa ngƣời và cảnh nên việc cụ thể hóa các khái niệm, các lĩnh vực trừu tƣợng thành cụ thể là cách thể hiện vừa sinh động, vừa mới lạ nhờ vào sự chuyển nghĩa của các kết hợp từ. Trong thơ tình của mình, Xuân Diệu còn xây dựng ẩn dụ "TÌNH YÊU, HẠNH PHÖC LÀ HOA QUẢ".Tình yêu đƣợc nhà thơ ví nhƣ một loại quả : tình non sắp già: “Em, em ơi! tình non sắp già rồi” (Giục giã); hạnh phúc cá nhân con ngƣời cũng đƣợc ví nhƣ hoa - hoa ái tình :

Cứ như thế cho đến giờ đen tối

Hoa ái tình chung phận đóa hồng khô (Dối trá)

Đến cả răng, nụ cƣời của con ngƣời cũng đƣợc Xuân Diệu xem nhƣ hoa, có thể nở, có thể hút nhụy, có thể nhặt đƣợc:

Em vui đi, răng nở ánh trăm rằm Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự (Giục giã )

Lòng còn là nhụy, là linh hồn, là phần tinh túy nhất nếu kẻ si tình là hoa:

Người si muôn kiếp là hoa núi Uống nhụy lòng tươi là khách hờ (Gửi hương cho gió).

Đôi môi cũng đƣợc hình tƣợng hóa bằng nhụy hoa, kết hợp với hình ảnh

cây đời, nhụy đời là để biểu trƣng cho sự trƣờng tồn, sự vĩnh hằng của tình yêu:

Mãi mãi môi em nhụy đời vô hạn Và cây đời! ôi xán lạn xanh tươi (Và cây đời mãi mãi xanh tươi).

Gió với đặc tính thổi về mọi hƣớng, mọi nơi, lúc mạnh, lúc yếu, lúc nhanh, lúc chậm phù hợp với đặc điểm, tính cách của ngƣời con trai. Còn hoa là vật cần đƣợc chăm sóc, nâng niu của ngƣời trồng, tƣơng tự nhƣ bản tính của ngƣời con gái, nên nó có thể biểu trƣng cho ngƣời con gái. Vì vậy, gió và hoa cũng đƣợc Xuân Diệu biểu trƣng cho tình yêu lứa đôi với nhiều cảm xúc dạt dào: chờ đợi, buồn đau, tiếc nuối:

Sao họ khéo nõn nà mà bợ ngợ

Những nàng hoa chờ đợi gió phong lưu (Hoa đêm)

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phụ phàng… Song le hoa đợi càng thêm tủi

Gió mặc hồn hương nhạt với chiều

(Gửi hương cho gió).

Chính sự khao khát tình yêu đã làm cho chúng ta cảm nhận rằng cuộc sống này tràn ngập tình yêu nơi con ngƣời, tràn ngập ở thiên nhiên vạn vật, cũng yêu và yêu trong từng phút, từng giây.

Trong tình yêu, có hạnh phúc, có khổ đau. Những lúc đắm say với tình yêu khó ai nhận ra. Có lẽ vì thế mà hình ảnh gai nhọn đƣợc dùng để biểu trƣng cho sự say đắm sâu đậm ấy:

Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương Vì thả lòng không kiềm chế dây cương, Người ta khổ vì lui không được nữa (Dại khờ)

Hiếm có thi sĩ nào lại đƣa vào thơ mình sự cuống quýt đắm say, những khát khao cháy bỏng trƣớc tình đời, tình ngƣời nhƣ Xuân Diệu. Thơ ông thể hiện cái nhìn tình tứ, đắm say của cảnh vật, đồng thời cũng chứa đựng tâm trạng buồn. Tác giả hƣớng lòng mình vào vạn vật để soi rọi để tỏ bày. Thiên nhiên thật sự là hồn ngƣời. Với con mắt tinh tế, đa tình của ông, các khái niệm mơ hồ cũng đƣợc hiện lên với nhiều hình khối, đƣờng nét, màu sắc và âm thanh mới lạ, hấp dẫn. Điều đó càng chứng tỏ khả năng khám phá về hiện thực, óc tƣ duy liên tƣởng về sự vật, hiện tƣợng của nhà thơ Xuân Diệu trong thế giới khách quan phong phú đến nhƣờng nào. Qua đó góp thêm tiếng nói ca ngợi tài năng xuất chúng của nhà thơ. Giải mã ẩn dụ thuộc phạm trù thực vật trong thơ Xuân Diệu là để tìm hiểu cơ chế quan trọng để nhà thơ nhận thức về thế giới con ngƣời, dựa trên ‎ ý niệm của cây cỏ.

Nhƣ vậy, nghĩa biểu trƣng của một số từ ngữ chỉ thực vật trong thơ Việt nói chung và trong thơ Xuân Diệu bắt nguồn từ thực tế khách quan của ngƣời Việt Nam. Các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Xuân Diệu cũng cho thấy đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời Việt Nam là kiểu tư duy hình tượng, mang

con ngƣời với thiên nhiên và hiểu về bản sắc văn hóa của ngôn ngữ và tƣ duy của dân tộc cũng là sự tự ‎ý thức dân tộc.

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)