Nguồn biểu trưng từ động vật

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 68)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2Nguồn biểu trưng từ động vật

Qua khảo sát cứ liệu thơ Xuân Diệu, chúng tôi thấy hình ảnh của động vật xuất hiện ít nhất, chỉ 34 đơn vị (chiếm 22.5%) trong tổng số ẩn dụ cấu trúc thuộc nguồn biểu trƣng là hiện tƣợng tự nhiên, và chúng là những con vật quen thuộc với cuộc sống của con ngƣời. Những hình ảnh này đƣợc sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ cấu trúc cũng để biểu trƣng cho con ngƣời hay một ý niệm nào đó về con ngƣời: "THẾ GIỚI CON NGƢỜI LÀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT" .

Với con tim yêu thƣơng cháy bỏng, biết yêu từ khi “chƣa có tuổi” và chết rồi “sẽ yêu ma” nên trong thơ, Xuân Diệu cũng đã sử dụng hình ảnh những con động vật rất gần gũi làm nguồn để quy chiếu đến đích là tình yêu con ngƣời. Chẳng hạn:

Chim là động vật thích bay nhảy, sống trên cạn đƣợc liên tƣởng tới một cuộc sóng phóng khoáng, biểu trƣng cho ngƣời con trai. Cá với tập tính sống dƣới nƣớc, từ việc quan sát đời sống sinh hoạt của cá, ngƣời dân đã tìm thấy nét tƣơng đồng giữa cá với đời sống con ngƣời, mà rõ nhất là ngƣời phụ nữ. Điều khác nhau ấy giữa chúng có thể gợi nhiều chiều về tâm tƣ sâu lắng của những ngƣời đang yêu. Vì vậy, dựa vào đặc tính này nên trong thơ, Xuân Diệu đã xây dựng ẩn dụ " SỨ GIẢ TÌNH YÊU LÀ CHIM VÀ CÁ". Nhà thơ đã sử dụng hai hình ảnh "chim" và "cá" để biểu trƣng cho sứ giả của tình yêu:

Hay là nhắn cá gửi chim

Loài bƣớm: với vẻ đẹp dịu dàng, yểu điệu, màu sắc đẹp đẽ, sự uyển chuyển của đôi cánh nên loài côn trùng này đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho ngƣời con gái. Sự kết hợp của hai loài bƣớm - chim trong thơ biểu trƣng cho hình ảnh con ngƣời, thể hiện sự say đắm yêu thƣơng, nên trong thơ Xuân Diệu xuất hiện ẩn dụ" ĐÔI UYÊN ƢƠNG LÀ CHIM (hay ONG) VÀ BƢỚM":

Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái (Phải nói).

Hình ảnh loài Ong trong thơ Xuân Diệu là hình ảnh biểu trƣng cho chàng trai đang theo tuổi tình yêu:

Nguyệt lác đác tiếng nở giòn lách tách Lòng phơi phới chừng đợi cái ong châm (Hoa đêm)

Vì biết rằng tình yêu của mình thật mong manh, không chắc chắn, chợt đến rồi chợt đi, hạnh phúc ở đời nhƣ phấn nhụy hoa nên Xuân Diệu đem hình ảnh cánh chim bay biểu trƣng cho sự thoảng qua trong tình yêu:

Dầu chiếm tay em, anh vẫn hay Rằng anh chỉ nắm cánh chim bay Bao giờ có được người yêu dấu Chất chứa trong lòng vạn đắng cay

Xây dựng hình ảnh ẩn dụ cấu trúc có nguồn là các loài động vật còn đƣợc quy chiếu sang đích hay có nghĩa biểu trƣng là nỗi buồn và sự cô đơn ( nên có ẩn dụ: "TÂM TRẠNG BUỒN, CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI LÀ TÌNH CẢNH CHIM KHÔNG CÓ TỔ ").

Do vậy, trong thơ Xuân Diệu ta có thể nhận thấy có lúc nhà thơ hóa thân thành con chim không có nơi chốn:

Tôi là một con chim không tổ Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi (Dối trá)

Cho đến một tiếng cũng vọng nỗi buồn da diết. Loài cũng chỉ xuất hiện một lần khi đƣợc xây dựng hình ảnh cấu trúc. Tiếng gà trong thơ đáng lẽ gợi nhiều niềm vui, sự thức tỉnh trong buổi ban mai, nhƣng trong thơ mới, thƣờng tiếng gà gáy không hẳn vào buổi bình minh mà vào buổi trƣa, buổi chiều với nhiều âm hƣởng buồn. Thơ Huy Cận rất buồn với tiếng gà:

“Nửa chiều gà lạ gáy ven đê”. Trong thơ Lƣu Trọng Lƣ có tiếng gà trƣa gợi

nỗi buồn, gợi nhớ một thời xƣa:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng (Nắng mới).

Trong bài Giang hồ của Lƣu Trọng Lƣ có “tiếng gà rộn trong thôn”,

“tiếng gà gáy mau trong xóm” nhƣng chẳng thức tỉnh đƣợc du khách đang

buông mình trong thú giang hồ. Xuân Diệu buồn, đau khổ và da diết hơn trong nỗi niềm riêng và cuộc đời chung khi nói về tiếng gà:

Tiếng gà gáy buồn như máu ứa – Chết không gian khô héo cả hồn cao (Hè)

Loài Nai với bản tính hiền lành, ngây thơ nên hình ảnh này cũng xuất hiện biểu trƣng cho thân phận nhỏ nhoi của con ngƣời trong một thế giới mênh mông rợn ngợp:

Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối (Khi chiều giăng lưới)

Nhà thơ hóa thân vào hình ảnh “con nai chiều” bị giăng lƣới giống nhƣ tiểu vũ trụ đơn độc giữa đại vũ trụ hoang liêu. Cùng ngơ ngác trƣớc cuộc đời nhƣng nếu nhƣ "con nai vàng" trong thơ Lƣu Trọng Lƣ bƣớc đi còn để lại đằng sau tiếng chân xào xạc thì "con nai chiều" trong thơ Xuân Diệu không thể cất chân vì hoàn toàn bị bủa vây "chân vướng rễ cây, lòng vướng muôn dây" giữa rừng chiều tội nghiệp. Qua đó cũng thấy đƣợc tình trạng bi kịch, nỗi niềm đau khổ của nhà thơ khi không tìm đƣợc lối thoát. Ở đây chúng ta có thể thấy Xuân Diệu đã xây dựng ẩn dụ "CON NGƢỜI KHÔNG LỐI THOÁT LÀ CON THÖ BỊ SA BẪY".

Nếu trƣớc Cách mạng tâm hồn nhà thơ mang một nỗi sầu nhân thế thì sau Cách mạng tâm hồn ấy đã thay đổi cùng nhịp sống của đất nƣớc, của dân tộc. Hình ảnh của các loài động vật xuất hiện trong thơ mang ý nghĩa biểu trƣng tƣơi vui hơn, yêu đời hơn. Cũng là hình ảnh của loài chim, nhƣng giờ nó đã khoác lên mình một tâm trạng làm thay đổi diện mạo tấm lòng nhà thơ, đó là nỗi khao khát mong tìm lại mùa xuân của nhà thơ khi xuân đã đi qua.

Bởi mùa xuân đến làm lòng ngƣời nhƣ tƣơi trẻ. Trong gió mây nhà thơ “lục lọi” để tìm kiếm mùa xuân:

Gió mây lục lọi anh tìm

Có con chim biếc nào đem xuân về (Tìm)

Trong thơ Xuân Diệu hình ảnh đàn chim cũng mang ý nghĩa báo hiệu xuân về:

Cớ sao chim tụ về đây

Lao xao ríu rít bạn bầy đùa kêu (Mùa xuân). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niềm vui hội hè của Cách mạng lại rộ lên qua cuộc Tổng tuyển cử. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, ngƣời dân lao động thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Xuân Diệu nghĩ đến mỗi lá phiếu của ngƣời dân giống nhƣ một cánh bƣớm phất phới niềm vui. Vì vậy hình ảnh cánh bƣớm mang‎ ý nghĩa biểu trƣng là làm bừng sống dậy sức xuân của dân tộc, của đất nƣớc:

Bỗng non sông lên một tiếng reo hò Bươm bướm trắng nở mùa xuân đất nước Bướm hoan hỉ trên cành không hẹn ước Cánh mong manh mà có sức di sơn (Hội nghị non sông).

Nghĩa biểu trƣng của các hình ảnh biểu tƣợng đó phần nào phản ánh quan điểm và tâm l‎ý của dân tộc liên quan đến các hiện tƣợng trong đời sống xã hội, lịch sử văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân. Đặc điểm tập

tính của các con vật rất đa dạng và tồn tại khách quan. Việc chúng trở nên có linh hồn và mang ý ‎ nghĩa biểu tƣợng hay không phụ thuộc vào các đặc điểm nhận thức và liên tƣởng của chính chúng ta. Đây là ẩn dụ "ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI NHƢ LÀ TẬP TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT". Đây là hiện tƣợng thú vị mang đặc trƣng văn hóa dân tộc riêng của ngƣời Việt trong sự so sánh với những dân tộc khác.

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 68)