7. Bố cục của luận văn
2.1.1 Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên trong cơ thể con người
Bên trong cơ thể con ngƣời là thế giới nội tâm phức tạp, thế giới của những cảm xúc và ý chí. Con ngƣời nhận biết cảm xúc và ý chí bằng những khí quan nội tạng nhƣ: lòng, gan, ruột, dạ, tim…Vì vậy ngƣời Việt thƣờng lấy bộ phận nội tạng của cơ thể con ngƣời để biểu trƣng cho các trạng thái tâm lý, tình cảm khác nhau. Qua tƣ liệu thống kê, trƣớc hết có thể thấy rằng các ẩn dụ cấu trúc có nguồn là bộ phận bên trong cơ thể con ngƣời trong thơ Xuân Diệu có nghĩa biểu trƣng hay đƣợc quy chiếu sang đích là thế giới nội tâm của con ngƣời, cụ thể là tình cảm, tình yêu.
Trƣớc hết là bộ phận cơ thể tim/trái tim. Có thể nhận thấy ẩn dụ hạ cấp sau đây trong thơ Xuân Diệu:"TÌNH YÊU LÀ TRÁI TIM".
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006): - Tim (d) có nghĩa nhƣ sau:
1. Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, có chức năng điều khiển việc vận chuyển máu trong cơ thể. Quả tim hơi to. Tim đập bình thường. Bị suy tim.
2.(thƣờng nói trái tim). Tim của con ngƣời, coi là biểu tƣợng của tình cảm, tình yêu. Trái tim yêu thương. Chinh phục trái tim. Một người không có trái tim.
3. Phần điểm ở chính giữa của một số vật. Bom rơi chính tim đường [4, 993]
- Trái tim có nghĩa nhƣ sau:
Trái tim d (vch.). Tim của con ngƣời, coi là biểu tƣợng của tình cảm.
Với ý nghĩa này “tim” cũng đƣợc gọi bằng tên gọi đồng nghĩa “trái tim”. Đây là danh từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời để làm nguồn biểu trƣng trong các thi phẩm của nhà thơ Xuân Diệu. Kết quả khảo sát cho thấy từ tim/trái tim- miền Nguồn trong thơ Xuân Diệu xuất hiện với nội dung biểu trƣng rất đa dạng, hay đƣợc quy chiếu đến miền Đích nhƣ sau:
Trƣớc hết “trái tim” đƣợc tri nhận nhƣ con ngƣời cụ thể. Trái tim cũng biết nói, biết trao nhau những lời thì thầm yêu thƣơng:
Thấy anh, em xiết nỗi mừng
Nhìn em gương mặt sáng bừng đêm khuya Làng không một tiếng chân đi
Trái tim ta chuyện thầm thì cùng nhau (Anh về Ấm Thượng)
Khi thƣơng nhớ ai, trái tim đó cũng biết buồn đau than thở:
Suối thương nhớ thầm qua trong bóng mát
Trái tim chiều than thở giữa lau cao (Tình mai sau).
Và có lúc trái tim đập rộn ràng của đôi trai gái xa nhau lâu ngày giờ mới gặp mặt đã thay thế cho hàng ngàn vạn lời muốn nói:
Và ngó mê nhau ta mỉm mắt cười Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ
Không cần nóitrái tim dường mở hé
Cũng có khi trái tim còn đƣợc xem nhƣ ngƣời yêu bé nhỏ mà ông muốn giục giã:
Em, em ơi, tình non đã già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi (Giục giã- Gửi hương cho gió).
Trái tim còn là nơi chịu sự tác động và biểu hiện của mọi trạng thái
cảm xúc tâm hồn của ngƣời yêu. Trái tim- lúc thì nồng cháy, say mê và hăm hở :
Trái tim em thức đập Nơi gốc của thời gian Một nhịp mạnh, nhịp khẽ Ấy tay anh nồng nàn
Anh gìn giữ trái tim
Cho em yên giấc ngủ...
Tim em hút tay anh
Một nhịp hồng nóng hổi Anh không hề dám nghĩ
Trái tim em lạc đường Anh thức hoài thức hủy
Anh là trái tim thương
Có những lúc trái tim thể hiện sự bồi hồi, xao xuyến, tha thiết, yêu thƣơng:
Trái tim em nói bồi hồi
Mà tim em cũng trao lời vấn vương
(Kỷ niệm- Hồn tôi đôi cánh).
Và cũng có lúc trái tim tƣởng chừng nhƣ cũng tạm ngừng lại, hay cũng chính là lúc con ngƣời đã lặng đi trong niềm đắm say hạnh phúc vô biên:
Trái tim ngừng trong một lúc vô biên Thời gian hết đất trời không còn nữa (Kỷ niệm)
Cũng chịu sự tác động của trạng thái cảm xúc, Trái tim còn biểu trƣng cho sự đớn đau trong tình yêu, còn đƣợc ý niệm hóa thông qua hình ảnh trái tim bị tổn thƣơng, cho nên khi trái tim tan vỡ hay rớm máu thì đó là dấu hiệu của sự bất hạnh và đau khổ:
Trái tim tôi nó thường đau khổ Trái tim tôi nhoi nhói một bên Gây sự và trăn trở không yên (Cầu An- Riêng chung)
Từ láy “nhoi nhói” có nghĩa là bị đau nhức đột ngột. Và trái tim đau khổ đó luôn “đau nhói một bên” vì một suy tƣ nào đó. Cũng có khi Trái tim
đƣợc xem nhƣ đóa hồng khô không hƣơng lạnh lẽo nhƣ đống tro tàn: “Hoa ái tình chung phận đóa hồng khô/ Mà trái tim đã ghê dáng hững hờ/ Đã chung phận của tro tàn đất lạnh” (Dối trá).
Trong thơ Xuân Diệu, đi kèm với danh từ trái tim là những vị từ (gồm động từ, tính từ) thƣờng làm vị ngữ tạo thành kết cấu chủ vị, đóng vai trò chỉ các hoạt động liên quan đến trái tim. Những kết hợp này càng làm trái tim
trở thành hình tƣợng sinh động nhƣ: trái tim đập, trái tim thở, trái tim ngừng, trái tim lạc đường, trái tim mở hé, trái tim lưu lạc, trái tim hững hờ, trái tim buồn, trái tim đau khổ…
Ngƣời ta thƣờng dùng hình ảnh tim để nói tới những gì sâu lắng nhất của tâm tƣ, tình cảm. Xuân Diệu cũng vậy, khi sử dụng hình ảnh này, Xuân Diệu đã bộc lộ đƣợc lòng ham sống, khát khao đƣợc yêu thƣơng đến cuồng nhiệt, với đầy những cảm xúc dạt dào, rạo rực, với những tâm trạng lo lắng, cô đơn, buồn đau, hạnh phúc, sung sƣớng, đợi chờ. Nhà thơ không hề rụt rè, sợ sệt khi bày tỏ những cảm xúc ấy của mình.
Tim còn biểu trƣng cho tƣ tƣởng tình cảm công dân với lý tƣởng cách mạng cao đẹp. Trong trái tim nhà thơ, tình yêu đối với Đảng thật vững chãi, đƣợc khắc sâu vào tận cùng của con tim:
Đảng cho tôi xương sống của tâm hồn Một rễ xâu các tế bào rời rã
Một tiếng gọi của biển người sâu cả
Đã vào làm cốt lõi của tim tôi
Đường Đảng cho tôi đi rộng mãi chân trời (Đấu tranh- Riêng chung)
Nửa đất nƣớc chƣa giành đƣợc độc lập, nhà thơ ý niệm hóa sự băn khoăn, trăn trở, đau đớn bằng hình ảnh của một trái tim bị chia đôi, và hẹn thề phải giành lại bằng đƣợc sự độc lập cho ngƣời dân:
Anh còn nợ với em thăm Huế đẹp Về Quy Nhơn, quê má đẻ ra anh Sài Gòn! Sài Gòn! Miền Nam sắt thép
Ta hẹn thề giành lại nửa tim ta
(Khúc hát tình yêu và đât nước- Một khối hồng)
Trái tim còn biểu trƣng cho những con ngƣời có cùng chí hƣớng, cùng
lý tƣởng:
Anh sinh viên Sài Gòn sức lả bảy ngày, hôm nay rất tỉnh! Chao ôi, anh áy náy trong sướng vui như thể nghẹn ngào
Có cách gì gửi được trái tim anh máu vẫn dâng trào
Sang bên kia Thái Bình Dương đặt vào trong lồng ngực bạn Anh cảm kích vô cùng, mến thương vô hạn
Tâm hồn anh đang chăm lo cho bạn đang nhịn đói vì ta Lý tưởng nối chung những khúc ruột già
(Sức mạnh những người tuyệt thực- Hồn tôi đôi cánh).
Giữa những ngày chiến tranh phá hoại ác liệt, Xuân Diệu đã cùng các bạn văn nghệ sĩ đến những nơi chiến đấu căng thẳng, đem trái tim mình hay chính là con ngƣời mình hòa mình vào trận đấu: “Trái tim chúng ta là một
đá nam châm cực mạnh/ Trái tim đập giữa cuộc đời như chiếu lên tỏa sáng/
Trái tim dũng mãnh, đập hộ cho cả thế gian!/ Ở đây sáng ngời chính nghĩa,
ở đây tình nghĩa Việt Nam!(Sự sống chẳng bao giờ chán nản)
Tiền tuyến của ta kia, trái tim ta ở đó
Lũ xâm lược đang còn phải quét cho sạch nó (Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh- Tôi giàu đôi mắt)
Có những lúc, trái tim trong thơ Xuân Diệu còn hừng hực ngọn lửa căm hờn đối với giặc Mỹ, bởi đó là trái tim mang ánh sáng của chính nghĩa, của tình yêu con ngƣời, của lòng khát khao tự do và hòa bình:
Sao cái nước nhỏ này lại sáng hơn cái nước của ngàn tỉ mĩ kim
Ánh sáng của trái tim mà lại chinh phục được toàn thế giới
Khoan khoái vô biên và cũng biết mấy căm hờn
Cái bọn làm giàu trên máu, tiền bạc giết hết nghĩa nhơn Cái bọn giành ăn giật xé, rứt vú mẹ của trẻ con
Cái bọn nhe răng nanh mòn Cắn vào ánh sáng
(Ánh sáng trên cửa biển Hải Phòng- Tôi giàu đôi mắt)
Có sức mạnh chiến đấu đó là công lao, sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ. Tiếng nói của Bác có sức mạnh lay động hàng triệu triệu trái tim con ngƣời, nhƣ tôi luyện triệu triệu tấm lòng quyết tâm đứng lên đánh đuổi giặc
Mỹ: “Đường dân tộc mỗi lần sang ngoặt lớn/ Tiếng nói Bác Hồ rõ ràng, ấm
cúng/ Có sức diệu kỳ lay động con tim/ Có sức thép gang tôi triệu tấm lòng”
(Nghe tiếng gọi Bác Hồ toàn dân đánh thắng giặc Mỹ).
Bên cạnh đó, Xuân Diệu cũng không quên ca ngợi trái tim những ngƣời mẹ, ngƣời vợ - họ là những trái tim nhân hậu sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nƣớc đƣợc hòa bình:
Mẹ nhường nhịn cả máu xương mình đó
Nhân dân đáng yêu trái tim của cả bầu trời
Trái tim chúng ta hiến máu cho cả cuộc đời Có yêu mến mới căm thù như thế
(Nhân dân đáng yêu- Hồn tôi đôi cánh).
Tim đƣợc xem là trung tâm trú ngụ của tình yêu với muôn vàn các cung bậc tình cảm của con ngƣời. Từ khi có sự du nhập của văn hóa phƣơng Tây vào nƣớc ta, ý niệm về trái tim mới trở nên sâu sắc và trái tim đƣợc dùng để biểu đạt thế giới nội cảm của con ngƣời, đặc biệt là biểu đạt tình yêu. Khảo sát ngữ liệu cho thấy, hình ảnh thẩm mỹ này còn đƣợc mở rộng hơn về nghĩa mà thông thƣờng ngƣời ta thƣờng quen đề cập. Đó là: Trái tim- con ngƣời cụ thể; Trái tim- tình yêu; Trái tim - lý tƣởng cách mạng. Như vậy,
Trái tim không còn là trái tim sinh học với chức năng đƣa máu đi nuôi cơ thể,
là cơ quan chính của hệ tuần hoàn trong con ngƣời nữa mà trái tim biểu trƣng cho mọi cung bậc trạng thái, tình cảm, lý tƣởng của con ngƣời.
Bên cạnh bộ phận tim / trái tim là bộ phận cơ thể Lòng. Theo Từ điển
Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ lòng có các nghĩa nhƣ sau:
1. Những bộ phận trong bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát). Lòng lợn. Cỗ lòng. Xào lòng gà.
2. (Kết hợp hạn chế). Bụng con ngƣời. Ấm cật no lòng. Trẻ mới lọt lòng (vừa mới sinh).
3. Bụng của con ngƣời, coi là biểu tƣợng của mặt tâm lý, tình cảm, ý chí, tinh thần. Đau lòng. Bận lòng. Cùng một lòng. Ăn ở hai lòng. Bền lòng. Lòng tham.
4. Phần ở giữa hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay che chở. Lòng suối. Đào sâu vào lòng đất. Ôm con vào lòng. Biết rõ như lòng
bàn tay của mình (biết rất rõ).[34, 578].
Kết quả khảo sát cho thấy, trong thơ Xuân Diệu, lòng không đơn thuần là một bộ phận cơ thể ngƣời, không phải là một thực thể sinh lý, mà lòng là một thực thể tâm lý - ý thức. Cho nên ngƣời Việt nói yếu bụng, đau bụng để chỉ một tình trạng sinh lý của cơ thể ngƣời, nhƣng lại dùng đau lòng
để diễn đạt một trạng thái tâm lý, tình cảm. Nhƣ vậy, ý niệm Lòng trong sự tri nhận của ngƣời Việt là vật chứa, là địa điểm chứa đựng cả mặt tinh thần và ý chí. Hay nói cách khác, thế giới tâm lý, tình cảm, ý chí… của con ngƣời nói chung đƣợc biểu thị một cách ƣớc lệ tƣợng trƣng toàn bộ bằng cái đƣợc chứa đựng trong bụng con ngƣời, tức là lòng ngƣời. Thơ Xuân Diệu cũng hàm chứa biểu tƣợng nhƣ thế: "THẾ GIỚI NỘI TÂM CỦA CON NGƢỜI LÀ LÕNG NGƢỜI".
Trong thơ Xuân Diệu, sự tri nhận về “lòng” rất đa dạng, thể hiện những đặc trƣng trong nhận thức của tác giả về cả tƣ tƣởng, lẫn tâm hồn và cảm xúc. Vì vậy, Lòng đƣợc dùng làm nguồn để quy chiếu sang đích nhƣ một phạm vi tình cảm. Khảo sát tƣ liệu cho thấy, Lòng ý niệm hóa cho những tình cảm cụ thể. Quả thật, xƣa nay tình yêu lứa đôi là một lĩnh vực tình cảm rất riêng tƣ, hết sức tế nhị. Thế mà Xuân Diệu đã vƣợt ra ngoài khuôn khổ để bộc lộ mãnh liệt không chút e dè, ngƣợng ngập cái rạo rực đến mức gấp gáp, giục giã, cái e ấp, bâng khuâng… nói chung, đó là tất cả các trạng thái, các cung bậc của tình yêu: “Lòng tôi đó, một vườn hoa cháy nắng/ Xin lòng người mở cửa ngó lòng tôi.(Tặng thơ)
ngƣời khao khát đƣợc yêu nhƣng chƣa bao giờ có đƣợc một tình yêu trọn vẹn. Với Xuân Diệu sống là để yêu và yêu là để sống, tâm hồn ông luôn rộng mở sẵn, sẵn sàng đón nhận tình yêu.
Lòng còn biểu trƣng cho tâm trạng mong chờ tin tức của ngƣời yêu. Động từ “cháy” diễn tả cảm giác lo lắng, thƣơng nhớ khôn nguôi, cảm tƣởng nhƣ thiêu nhƣ đốt, nhƣ có lửa trong tâm. Nhà thơ yêu say đắm, khát khao, ngất ngây mới có cảm xúc nhƣ vậy:
Anh đợi tin em đến cháy lòng
Lo em tai nạn xảy ra không? Sao em không viết, thư không gửi Tim cứ quay về mãi hướng trong ( Em đi tuyến lửa )
Trong thơ, Xuân Diệu đã biến khái niệm Lòng vốn rất trừu tƣợng, rất mơ hồ, khó nắm bắt lại có thể hình dung ra đƣợc một cách dễ dàng nhờ cách kết hợp từ rất độc đáo, trong đó Lòng đóng vai trò làm định ngữ: Nhịp lòng, trận lòng; sắc lòng, nhụy lòng, hoa lòng... Vì vậy, hình ảnh Lòng ở đây không nằm trong mối liên tƣởng đến hình ảnh con ngƣời chung chung mà
Lòng ở đây lại đƣợc gọi tên cho một cảm xúc rất cụ thể. Chẳng hạn: “Nhịp lòng” diễn tả sự hồi hộp, đợi chờ cảm giác đƣợc yêu:
Cho dư âm vang đọng của lời tình Làm êm ấm bao ngày xuân trống trải Tôi lắng đợi ! Nhịp lòng tôi đứng lại!... ( Mời yêu)
“Đóa hoa lòng” biểu đạt cho sự tƣơi đẹp, dạt dào của tình yêu, và niềm hạnh phúc vô bờ:
Cho anh một đóa hoa tinh túy Một đóa hoa lòng chẳng héo khô (Cứ phải là em)
“Trận lòng”- Đó là sự tức giận cuồng phong bởi khổ đau vì tình:
Ta trút bâng quơ một trận lòng,
Biết rằng đau khổ giữa hư không (Nước đổ lá khoai)
“Sắc lòng”- là biểu hiện của những suy tƣ:
Từ ngàn xưa người ta héo, than ôi!
Vì mang phải những sắc lòng tươi quá…
(Tặng thơ)
Bản tính của Xuân Diệu là sống hết lòng với tình yêu. Nhƣng ngƣợc lại tình yêu lại không đem đến cho ông những điều nhƣ ý. Vì vậy, có lúc ông cảm tƣởng sự đau đớn nhƣ lòng mình bị vỡ:
Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ
Ai có ngờ lòng vỡ đã từ bao!
(Tình thứ nhất)
Và sự cô đơn, thất vọng lan tràn khắp cơ thể :
Đường rạo rực, thì thầm rối rắm
Tôi điên cuồng tất nhiên phải khổ đau Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm! (Dối trá)
Ý niệm lòng trong thơ Xuân Diệu là để biểu đạt cho những gì sâu lắng nhất của tâm tƣ, tình cảm. Nhà thơ đã bộc lộ đƣợc lòng ham sống, khát khao đƣợc yêu thƣơng đến cuồng nhiệt, với những cảm xúc dạt dào, rạo rực, với những tâm trạng lo lắng, cô đơn, buồn đau, hạnh phúc, sung sƣớng, đợi chờ. Nhà thơ không hề rụt rè, sợ sệt khi bày tỏ những cảm xúc ấy của mình. Ông mạnh dạn cất lên tiếng nói sống là phải yêu và chết cũng vẫn còn yêu.
Trong thơ Xuân Diệu, lòng không chỉ biểu trƣng cho tình cảm yêu thƣơng mà còn biểu trƣng cho niềm khát vọng, ngợi ca trong cuộc đời mới. Xuân Diệu hƣớng về cuộc sống cách mạng của dân tộc, tự hào, phấn khởi trƣớc sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ông bộc lộ khát vọng:
“Mở lòng ra ôm đón lấy sao vàng”
Và:
“Đi theo tiếng gọi nước non thiêng” (Ngọn quốc kỳ).
Xuân Diệu thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trƣớc hiện thực cuộc sống cách mạng với ý thức, trách nhiệm của một công dân đối với Tổ quốc. Ý nghĩa thiêng liêng của lá cờ đỏ sao vàng đƣợc Xuân Diệu cũng nhƣ mọi ngƣời dân