Cuộc đời và sự nghiệp thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 27)

7. Bố cục của luận văn

1.4Cuộc đời và sự nghiệp thơ Xuân Diệu

1.4.1 Vài nét về cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 02 tháng 2 năm 1916 tại làng Tùng Giản, Tuy Phƣớc, Bình Định. Xuân Diệu học tiểu học ở Quy Nhơn, sau đó ra học trung học ở Hà Nội và Huế. Năm 1940, ông thi đỗ Tham tá thƣơng chính và vào làm việc tại Mĩ Tho. Một thời gian sau ông xin thôi việc và ra Hà Nội kết bạn thơ với Huy Cận.

Xuân Diệu tham gia Cách mạng từ năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, thƣ kí tòa soạn Tạp chí Tiên phong. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I; năm 1948 là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ 1957 cho đến khi qua đời, Xuân Diệu

luôn đƣợc bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông đƣợc kết nạp vào Đảng năm 1949. Năm 1983, ông đƣợc công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nƣớc Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1985, Xuân Diệu lâm trọng bệnh và qua đời.

Xuân Diệu để lại một di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, tiểu luận phê bình. Xuân Diệu là nhà thơ lớn của dân tộc, ông luôn là tấm gƣơng lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, giàu sức sáng tạo, đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn trong sáng tác. Xuân Diệu là ngƣời giới thiệu, phê bình thơ rất tinh tế và sắc bén. Ông có đƣợc những thành công lớn không chỉ ở việc giới thiệu, phê bình thơ cổ điển, thơ ca hiện đại, mà còn ở cả thơ ca nƣớc ngoài. Ông thƣờng chỉ ra đƣợc cái hay, sự độc đáo ở mỗi nhà thơ qua tác phẩm của họ.

Cuộc đời và thơ của Xuân Diệu gắn với quê hƣơng đất nƣớc. Ông có khát vọng hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc, ông không ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái, nhiệt tình, đi khắp mọi nẻo đƣờng Tổ quốc để phục vụ nhân dân … Chính vì lẽ đó, Xuân Diệu đƣợc tất cả độc giả trong nƣớc yêu mến, ngƣỡng mộ không chỉ ở thơ, mà còn ở tấm lòng say sƣa và chân thành của ông trƣớc cuộc đời.

1.4.2 Sự nghiệp

1.4.2.1 Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Trƣớc Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có hai tập thơ: Thơ thơ (1938)

Gửi hương cho gió (1945). Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ

Mới cả về nội dung lẫn hình thức. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khẳng định: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới”

cuộc sống, “Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Khát vọng mãnh liệt đến với cuộc đời, giao cảm với đời là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu.

Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Với ông, tình yêu đã trở thành lẽ sống, “làm sao sống đƣợc mà không yêu”, mặc dầu ông cảm nhận: “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc đƣợc yêu”. Bởi thế, ông luôn có tâm trạng Vội vàng, Giục giã (Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai, Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn” - Giục giã)

Tình yêu đƣợc Xuân Diệu diễn tả với nhiều cung bậc, từ Gặp gỡ rồi Yêu, cho đến khi Xa cách, biệt li êm ái và với những tâm trạng và hành động khác nhau. Xuân Diệu đã thể hiện đƣợc một tình yêu đích thực, không e ấp ngƣợng ngùng khi bày tỏ tình yêu. Ông muốn tạo nên một không gian thấm đẫm tình yêu để gửi gắm niềm khao khát về tình yêu vô biên và tuyệt đích (Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ; Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần;

Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân; Đem chim bướm thả trong vườn tình

ái. (Phải nói).

Dẫu tình yêu có nồng cháy, mãnh liệt nhƣng nó vẫn không đƣợc cuộc đời đón nhận. Càng yêu cuộc đời bao nhiêu, Xuân Diệu càng tự đày ải trái tim của mình và càng thất vọng bấy nhiêu… Điều đó đã tạo nên sự “cô đơn muôn lần muôn thuở cô đơn” cho nhà thơ. Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự hoài nghi.

Có thể nói, tình yêu trong thơ Xuân Diệu thời kì này rất nồng cháy, “vô biên” để rồi rơi vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ và “say khƣớt đau thƣơng”. Tình yêu nam nữ trong thơ Xuân Diệu thời kì này đƣợc diễn tả với tất cả cung bậc của nó qua những vần thơ uyển chuyển giàu âm

1.4.2.2 Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám

Thời kì đầu sau Cách mạng tháng Tám: Xuân Diệu hƣớng về cuộc sống cách mạng của dân tộc, tự hào, phấn khởi trƣớc sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ông bộc lộ khát vọng “Mở lòng ra ôm đón lấy sao vàng” và “Đi theo tiếng gọi nƣớc non thiêng”. Thơ ông ở thời điểm này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trƣớc hiện thực cuộc sống cách mạng với ý thức, trách nhiệm của một công dân đối với Tổ quốc. Lần đầu tiên viết về cách mạng, Xuân Diệu đã có đƣợc những vần thơ trong sáng, yêu đời. Điều đó đƣợc biểu hiện rõ ở Ngọn

quốc kì (1945) và Hội nghị non sông (1946).

Thời kì kháng chiến chống Pháp: Xuân Diệu hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó với cuộc sống nhân dân. Càng ngày ông càng hiểu hơn về những con ngƣời giản dị mà vĩ đại. Đó chính là điều kiện thuận lợi giúp ông có đƣợc vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tạo để viết nên các tập thơ:

Dưới vàng sao (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954). Các tập thơ này đã thể hiện đƣợc nỗi niềm, tình cảm của Xuân Diệu trƣớc hiện thực đời sống cách mạng. Thơ Xuân Diệu thời kì này đánh dấu một bƣớc chuyển biến lớn về tƣ tƣởng, tình cảm, giọng điệu trên con đƣờng thơ của ông.

Thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ: Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc bƣớc vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trƣớc hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vƣơn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới, biểu hiện rõ ở ba tập thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964). Thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc của Xuân Diệu xuất hiện đều đặn trên báo chí và có khả năng ứng chiến nhạy bén trƣớc những sự kiện của đời sống kháng chiến. Điều

đó đƣợc phản ánh rõ nét qua ba tập thơ: Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt

(1970), Hồn tôi đôi cánh (1976).

Từ sau 1975 đến khi qua đời: Sau ngày miền Nam đƣợc giải phóng, đất nƣớc thống nhất, Xuân Diệu viết về miền Nam quê ngoại, lòng dạt dào vui sƣớng khi đi giữa Sài Gòn trong ngày chiến thắng và ông bồi hồi nhớ về quê ngoại sau bao năm xa cách. Nhiều vần thơ của ông ở thời kì này thể hiện sự đằm thắm nghĩa tình đối với miền Nam. Có thể nói: “Viết về miền Nam là Xuân Diệu đã khơi dậy những tình cảm, những kỉ niệm sâu sắc của mình, những hình ảnh đƣợc chắt lọc qua nhiều năm tháng để chỉ còn lại những gì thực sự là máu thịt, là rung động cho thơ”( Mã Giang Lâm ).

1.4.2.3 Xuân Diệu với văn xuôi, tiểu luận, phê bình

Xuân Diệudịch và giới thiệu thơ nƣớc ngoài của các nhà thơ nhƣ : Targo, Puskin, văn xuôi, tiểu luận, phê bình : Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Trò

chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân

tộc Nguyễn Du (1966), Đi trên đường lớn (1968), Và cây đời mãi mãi xanh tươi

(1971), Mài sắt nên kim (1977), Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy

(1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (hai tập; 1981& 1982); + Dịch và giới thiệu thơ nƣớc ngoài của các nhà thơ nhƣ : Targo, Puskin, Maiacốpxki, Đimitrôva,...

Nhƣ vậy, Xuân Diệu là một nhà thơ cần mẫn, sung sức trong sáng tạo nghệ thuật và đã có những cống hiến to lớn cho văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc, mà đặc sắc nhất là thơ tình yêu nam nữ. Nghĩ về Xuân Diệu là chúng ta nghĩ về một tài năng, một tấm gƣơng lao động nghệ thuật giàu sức sáng tạo.

Tiểu kết

Nhƣ vậy, ẩn dụ có mối quan hệ chặt chẽ với tƣ duy. Ẩn dụ tri nhận hay ẩn dụ ý niệm đƣợc hiện thân hóa qua trải nghiệm cảm xúc của chúng ta. Tất cả những gì vốn là phẩm chất riêng của bản thân con ngƣời đều có thể suy nghĩ kiểu ẩn dụ tri nhận.

Với 4 loại ẩn dụ mà Lakoff và Johnson đã đƣa ra: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ kênh liên lạc/truyền tin, ẩn dụ định hƣớng, chúng ta thấy phạm vi khái niệm ẩn dụ đƣợc mở rộng ra rất nhiều so với cách hiểu cổ điển về ẩn dụ nhƣ một phƣơng thức của tu từ học hay các thuật hùng biện.

Chƣơng thứ nhất của đề tài trình bày những vấn đề cơ bản về lý thuyết ẩn dụ tri nhận để làm cơ sở cho việc khảo sát trong chƣơng 2 và chƣơng 3 của đề tài.

CHƢƠNG 2 :

ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ XUÂN DIỆU

Ở chƣơng 1 chúng tôi đã trình bày về khái niệm ẩn dụ cấu trúc. Nhƣ Trần Văn Cơ đã nêu: “Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này đƣợc hiểu (đƣợc đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác. Kiểu ẩn dụ này thƣờng sử dụng kết quả của quá trình biểu trƣng hoá (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tƣởng” [1, 295]. Chẳng hạn:

- Con cáo: biểu trƣng cho sự tinh ranh, khôn ngoan. - Con ong: biểu trƣng cho sự chăm chỉ cần cù.

Nhƣ vậy, bản chất của ẩn dụ cấu trúc chính là sự biểu trƣng hóa. Biểu trƣng là một hiện tƣợng khá thú vị và phổ biến trong ngôn ngữ. Biểu trƣng là lấy một sự vật, hiện tƣợng nào đó để biểu hiện một cách tƣợng trƣng, ƣớc lệ một cái gì đó có tính chất khái quát trừu tƣợng. Biểu trƣng phản ánh mối quan hệ giữa hiện thực khách quan với nhận thức và khả năng liên tƣởng của con ngƣời. Nghĩa biểu trƣng phản ánh quan niệm tâm lý ‎‎của mỗi tộc ngƣời và liên quan đến các hiện tƣợng trong đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc.

Các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Xuân Diệu, theo cứ liệu khảo sát của chúng tôi, đƣợc xây dựng chủ yếu từ sự liên tƣởng dựa trên các sự vật, hiện tƣợng sau: Các từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời; các từ chỉ hiện tƣợng tự nhiên, động vật, thực vật; các từ chỉ thời gian. Đây chính là những nguồn của các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Xuân Diệu. Còn đích chính là các phạm trù ‎nghĩa biểu trƣng đƣợc quy chiếu mà chúng tôi sẽ phân tích dƣới đây.

2.1 Nguồn biểu trƣng là bộ phận cơ thể ngƣời

Hiện tƣợng sử dụng các bộ phận cơ thể con ngƣời làm nguồn để quy chiếu đến đích là một sự tình trừu tƣợng trong văn chƣơng (với tƣ cách là nghĩa biểu trƣng) và là một hiện tƣợng khá thú vị ở ngƣời Việt. Bên cạnh việc sử dụng tên gọi các bộ phận bên ngoài cơ thể nhƣ: mắt, miệng, chân…ngƣời Việt còn lấy những cơ quan nội tạng làm nguồn để quy chiếu sang đích (hay nghĩa biểu trƣng) là thế giới tâm lý tình cảm của con ngƣời. Các bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc Xuân Diệu sử dụng khá nhiều trong các tập thơ. Bởi vậy, có thể nhận thấy loại ẩn dụ cấu trúc đầu tiên xuất hiện nhiều trong thơ Xuân Diệu là "THẾ GIỚI TÂM LÍ TÌNH CẢM CỦA CON NGƢỜI LÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ CỦA CON NGƢỜI". Trong số 441 ẩn dụ cấu trúc, chúng tôi tìm thấy 180 ẩn dụ là bộ phận cơ thể ngƣời, chiếm 40.8% trong tổng số các ẩn dụ cấu trúc. Chẳng hạn:

Nhanh như chớp, trái tim con đầy uất (Chặt cái bùi ngùi)

Trong đời lũ trái tim ngoài ngực (Đấu tranh)

Em ác quá! Lòng anh như tự xé… (Hẹn hò)

Nhƣ vậy, nguồn biểu trƣng từ bộ phận cơ thể ngƣời bao gồm: Nguồn biểu trƣng từ các bộ phận bên trong cơ thể con ngƣời và Nguồn biểu trƣng từ các bộ phận bên ngoài cơ thể con ngƣời.

Bên trong cơ thể con ngƣời là thế giới nội tâm phức tạp, thế giới của những cảm xúc và ‎ý chí. Con ngƣời nhận biết cảm xúc và ý chí bằng những khí quan nội tạng nhƣ: lòng, gan, ruột, dạ, tim…Vì vậy ngƣời Việt thƣờng lấy bộ phận nội tạng của cơ thể con ngƣời để biểu trƣng cho các trạng thái tâm lý, tình cảm khác nhau. Qua tƣ liệu thống kê, trƣớc hết có thể thấy rằng các ẩn dụ cấu trúc có nguồn là bộ phận bên trong cơ thể con ngƣời trong thơ Xuân Diệu có nghĩa biểu trƣng hay đƣợc quy chiếu sang đích là thế giới nội tâm của con ngƣời, cụ thể là tình cảm, tình yêu.

Trƣớc hết là bộ phận cơ thể tim/trái tim. Có thể nhận thấy ẩn dụ hạ cấp sau đây trong thơ Xuân Diệu:"TÌNH YÊU LÀ TRÁI TIM".

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006): - Tim (d) có nghĩa nhƣ sau:

1. Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, có chức năng điều khiển việc vận chuyển máu trong cơ thể. Quả tim hơi to. Tim đập bình thường. Bị suy tim.

2.(thƣờng nói trái tim). Tim của con ngƣời, coi là biểu tƣợng của tình cảm, tình yêu. Trái tim yêu thương. Chinh phục trái tim. Một người không có trái tim.

3. Phần điểm ở chính giữa của một số vật. Bom rơi chính tim đường [4, 993]

- Trái tim có nghĩa nhƣ sau:

Trái tim d (vch.). Tim của con ngƣời, coi là biểu tƣợng của tình cảm.

Với‎ ý nghĩa này “tim” cũng đƣợc gọi bằng tên gọi đồng nghĩa “trái tim”. Đây là danh từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời để làm nguồn biểu trƣng trong các thi phẩm của nhà thơ Xuân Diệu. Kết quả khảo sát cho thấy từ tim/trái tim- miền Nguồn trong thơ Xuân Diệu xuất hiện với nội dung biểu trƣng rất đa dạng, hay đƣợc quy chiếu đến miền Đích nhƣ sau:

Trƣớc hết “trái tim” đƣợc tri nhận nhƣ con ngƣời cụ thể. Trái tim cũng biết nói, biết trao nhau những lời thì thầm yêu thƣơng:

Thấy anh, em xiết nỗi mừng

Nhìn em gương mặt sáng bừng đêm khuya Làng không một tiếng chân đi

Trái tim ta chuyện thầm thì cùng nhau (Anh về Ấm Thượng)

Khi thƣơng nhớ ai, trái tim đó cũng biết buồn đau than thở:

Suối thương nhớ thầm qua trong bóng mát

Trái tim chiều than thở giữa lau cao (Tình mai sau).

Và có lúc trái tim đập rộn ràng của đôi trai gái xa nhau lâu ngày giờ mới gặp mặt đã thay thế cho hàng ngàn vạn lời muốn nói:

Và ngó mê nhau ta mỉm mắt cười Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ

Không cần nóitrái tim dường mở hé

Cũng có khi trái tim còn đƣợc xem nhƣ ngƣời yêu bé nhỏ mà ông muốn giục giã:

Em, em ơi, tình non đã già rồi

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi (Giục giã- Gửi hương cho gió).

Trái tim còn là nơi chịu sự tác động và biểu hiện của mọi trạng thái

cảm xúc tâm hồn của ngƣời yêu. Trái tim- lúc thì nồng cháy, say mê và hăm hở :

Trái tim em thức đập Nơi gốc của thời gian Một nhịp mạnh, nhịp khẽ Ấy tay anh nồng nàn

Anh gìn giữ trái tim

Cho em yên giấc ngủ...

Tim em hút tay anh

Một nhịp hồng nóng hổi Anh không hề dám nghĩ

Trái tim em lạc đường Anh thức hoài thức hủy

Anh là trái tim thương

Có những lúc trái tim thể hiện sự bồi hồi, xao xuyến, tha thiết, yêu thƣơng:

Trái tim em nói bồi hồi

tim em cũng trao lời vấn vương

(Kỷ niệm- Hồn tôi đôi cánh).

Và cũng có lúc trái tim tƣởng chừng nhƣ cũng tạm ngừng lại, hay cũng chính là lúc con ngƣời đã lặng đi trong niềm đắm say hạnh phúc vô biên:

Một phần của tài liệu luận văn: ẩn dụ tri nhận trong thơ xuân diệu (Trang 27)