Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Mai Đình nằm ở phía Nam huyện Hiệp Hoà cách trung tâm huyện khoảng 15 km.

Giáp ranh của xã bao gồm:

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn- TP. Hà Nội. - Phía Nam giáp huyện Yên Phong- Bắc Ninh. - Phía Đông giáp xã Châu Minh.

- Phía Bắc giáp xã Hương Lâm.

Mai Đình có diện tích tự nhiên là 878,06 ha, dân sốđiều tra năm 2010 là 1.354 người (số liệu theo Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2010), xã có điều kiện thuận lợi vì có trục tỉnh lộ chạy qua đi bến phà Đông Xuyên sang huyện Yên Phong tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trao đổi với các huyện bên ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hoá, thiết kế đồng ruộng và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên cũng có nhiều chỗ không đồng nhất giữa các thửa: nhiều nơi cao hoặc đồi thấp thích hợp cho trồng màu, phần lớn thích hợp cho trồng lúa, một số diện tích bị úng.

Độ cao so với mặt nước biển trung bình khoảng 10 - 20 m. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng cây trồng.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Xã Mai Đình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang đặc điểm chung của vùng, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

nhất là 32,6oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,4oC (tháng 1). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1568,3 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 70% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11,12 lượng mưa rất thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1669,4 giờ (trung bình 4,6 giờ trong 1 ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 198 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nằng từ 70-90 giờ.

Hướng gió: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng thịnh hành là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 65% vào tháng 12, độẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3,4.

Mai Đình nằm trong vùng Bắc Bộ do đó hàng năm phải chịu ảnh hưởng của gió bão, lốc, kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân. Về mùa khô thường xuất hiện sương muối, giá rét gây ảnh hưởng lớn tới mùa màng.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Điều kiện thuỷ văn của xã khá thuận lợi, nguồn nước được lấy chính từ sông Cầu, qua hệ thống thuỷ nông.Ngoài ra trên địa bàn xã có hệ thống kênh mương, ao, đầm... để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Chế độ thuỷ văn khá thuận lợi nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc vào chếđộ mưa.

Về nguồn nước ngầm: đã được người dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chất lượng hiện nay đảm bảo là nước sạch, tuy nhiên trong tương lai phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm.

4.1.1.5.Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 2010 của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì xã Mai Đình có 4 loại đất chính sau:

Bảng 4.1. Phân bố các loại đất trên địa bàn xã Mai Đình

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa glây úng nước (Pj) 430,25 49,0 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm (P) 272,19 31,0 3 Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) 149,27 17,0 4 Đất bạc màu trên nền phù sa cũ (Pb) 26,34 3,0

(Nguồn UBND xã Mai Đình)

b. Thảm thực vật

Xã Mai Đình có thảm thực vật khá phong phú, hệ thống cây trồng đa dạng, như: lúa, ngô, khoai, đậu... cây công nghiệp ngắn ngày... cây lâu năm, cây ăn quả..., hệ thống cây xanh trong các khu dân cư chiếm tỷ lệ khá cao.

c. Tài nguyên về nhân văn

Năm 2010 toàn xã có 1726 hộ được công nhận là gia đình văn hoá, 6 làng văn hoá cấp huyện, 4 làng văn hoá cấp tỉnh, 1 cơ quan văn hóa cấp huyện. Người dân trong xã có truyền thống lâu đời mang đặc điểm của người dân đồng bằng Bắc bộ cần cù sáng tạo. Toàn xã có 23 thiết chế văn hóa, trong đó có 8 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc được Nhà nước công nhận và xếp hạng.

Xã Mai đình còn có môt số làng nghề truyền thống như: - Nghề làm Bún của thôn Nguyễn

- Nghề làm Vàng mã của thôn Đông Trước

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)