- Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn việc thi hành quản lý đất đai cần thống nhất, đơn giản hóa, tránh cồng kềnh, rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ tại Văn phòng một cửa UBND xã.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc SDĐ của chủ SDĐ nhằm tránh tình trạng SDĐ sai mục đích, sai diện tích, đất bị tranh chấp.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Công tác chuyển quyền SDĐ trên địa bàn xã Mai Đình giai đoạn từ 2011 – 2013 theo 8 hình thức quy định trong luật đất đai năm 2003 có 4 hình thức là hình thức chuyển đổi, hình thức cho thuê và cho thuê lại, hình thức góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ, hình thức bảo lãnh bằng giá trị quyền SDĐ là không có trường hợp nào đăng ký. Tất cả các trường hợp còn lại được đăng ký và thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục đã được quy định.
Trong đó:
-Hình thức chuyển nhượng quyền SDĐ có 35 trường hợp đăng ký giải quyết 34 trường hợp với tổng diện tích là 0,86 ha, kết quả giải quyết đạt 97,14 %.
-Hình thức tặng cho quyền SDĐ có 11 trường hợp với tổng diện tích là 0,36 ha, kết quả giải quyết đạt 100 %.
-Hình thức để thừa kế quyền SDĐ có 24 trường hợp đăng ký với tổng diện tích là 0,68 ha, kết quả giải quyết đạt 100 %.
-Hình thức thế chấp bằng giá trị quyền SDĐ có 57 trường hợp với tổng diện tích là 1,59 ha, kết quả giải quyết đạt 100 %.
Công tác chuyển quyền SDĐ tại xã Mai Đình giai đoạn 2011-2013diễn ra khá sôi động. Hầu hết các hồ sơ chuyển quyền SDĐ đều được giải quyết, số lượng hồ sơ chuyển quyền SDĐ tăng lên nhiều so với những năm trước. Qua điều tra đánh giá của các cán bộ quản lý và người dân đến thực hiện thủ tục tại văn phòng đăng ký một cửa của UBND xã về công tác chuyển quyền SDĐ, em đã thu được kết quả như sau:
-Nhóm cán bộ quản lý: Công tác chuyển quyền SDĐ của xã là khá tốt, các hồ sơ chuyển quyền đã được thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
-Nhóm người dân: Công tác chuyển quyền SDĐ của xã là khá tốt, tuy nhiên vẫn có sự không hài lòng của người dân về một số ít hồ sơ bị chậm trễ so với thời gian quy định.
5.2. Kiến nghị
Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động chuyển quyền SDĐ trên địa bàn xã Mai Đình thì ban lãnh đạo, ban quản lý cần có những biện pháp cụ thể trong thời gian tới:
-UBND xã và các lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý đất đai và công tác chuyển quyền SDĐ trên địa xã, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và điều chỉnh các thủ tục hành chính trong công tác quản lý đất đai nói chung và chuyển quyền SDĐ nói riêng để người SDĐđược thực hiện các quyền lợi của mình được nhanh chóng và kịp thời.
-Đây là công tác phục vụ cho người dân và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Chính vì vậy, UBND xã cần tuyên truyền một cách sâu rộng tới người dân về những quy định của pháp luật đất đai nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân. Khi người dân chủđộng tiếp thu pháp luật sẽ góp phần nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế vi phạm không đáng có và hơn thế, người dân sẽ nắm chắc các thủ tục pháp lý liên quan, giúp giảm tải cho cơ quan nhà nước và cán bộ thực thi công vụ khi có vấn đề pháp lý phát sinh.Từđó việc quản lý đất đai nói chung sẽ trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.
-Để thực hiện tốt hơn công tác chuyển quyền SDĐ, UBND xã cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ văn phòng một, bổ sung nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho cán bộ làm công tác chuyển quyền ở Văn phòng đăng ký một cửa, bổ sung trang thiết bị làm việc nhằm giảm thiểu áp lực công việc và tăng hiệu quả công việc.
-Cán bộđịa chính thường xuyên bám sát, kiểm tra tình hình đất đai trên địa bàn quản lý của mình.
-Người dân trên địa bàn xã Mai Đình cần chủ động tìm hiểu pháp luật vềĐất đai tránh tình trạng đến khi xảy ra tranh chấp đất đai không đáng có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ TN&MT (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính. 2. Bộ TN&MT (2005), Thông tư 01/2005/TT-BTNMT của BỘ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai. 3. Bộ TN&MT (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009
của Bộ TN&MT quy định về Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Bộ TN&MT (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ TN&MT quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
5. Bộ Tư pháp và Bộ TN&MT (2011), Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-
BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền SDĐ, tài sản gắn liền với đất.
6. Chínhphủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-
CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai năm 2003.
8. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
10.UBND tỉnh Bắc Giang - Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 25/4/2010 về việc ban hành bộ thủ thục hành chính áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
11.UBND xã Mai Đình -Quy hoạch sử dụng đất đai xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Gianggiai đoạn 2013-2020
12.UBND xã Mai Đình -Sổ chứng thực hợp đồng giao dịch năm 2011.
13.UBND xã Mai Đình -Sổ chứng thực hợp đồng giao dịch năm 2012.
14.UBND xã Mai Đình -Sổ chứng thực hợp đồng giao dịch năm 2013.