Phương pháp kế thừa

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32)

-Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mai Đình

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Mai Đình nằm ở phía Nam huyện Hiệp Hoà cách trung tâm huyện khoảng 15 km.

Giáp ranh của xã bao gồm:

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn- TP. Hà Nội. - Phía Nam giáp huyện Yên Phong- Bắc Ninh. - Phía Đông giáp xã Châu Minh.

- Phía Bắc giáp xã Hương Lâm.

Mai Đình có diện tích tự nhiên là 878,06 ha, dân sốđiều tra năm 2010 là 1.354 người (số liệu theo Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2010), xã có điều kiện thuận lợi vì có trục tỉnh lộ chạy qua đi bến phà Đông Xuyên sang huyện Yên Phong tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trao đổi với các huyện bên ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hoá, thiết kế đồng ruộng và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên cũng có nhiều chỗ không đồng nhất giữa các thửa: nhiều nơi cao hoặc đồi thấp thích hợp cho trồng màu, phần lớn thích hợp cho trồng lúa, một số diện tích bị úng.

Độ cao so với mặt nước biển trung bình khoảng 10 - 20 m. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng cây trồng.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Xã Mai Đình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang đặc điểm chung của vùng, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

nhất là 32,6oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,4oC (tháng 1). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1568,3 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 70% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11,12 lượng mưa rất thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1669,4 giờ (trung bình 4,6 giờ trong 1 ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 198 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nằng từ 70-90 giờ.

Hướng gió: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng thịnh hành là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 65% vào tháng 12, độẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3,4.

Mai Đình nằm trong vùng Bắc Bộ do đó hàng năm phải chịu ảnh hưởng của gió bão, lốc, kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân. Về mùa khô thường xuất hiện sương muối, giá rét gây ảnh hưởng lớn tới mùa màng.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Điều kiện thuỷ văn của xã khá thuận lợi, nguồn nước được lấy chính từ sông Cầu, qua hệ thống thuỷ nông.Ngoài ra trên địa bàn xã có hệ thống kênh mương, ao, đầm... để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Chế độ thuỷ văn khá thuận lợi nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc vào chếđộ mưa.

Về nguồn nước ngầm: đã được người dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chất lượng hiện nay đảm bảo là nước sạch, tuy nhiên trong tương lai phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm.

4.1.1.5.Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 2010 của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì xã Mai Đình có 4 loại đất chính sau:

Bảng 4.1. Phân bố các loại đất trên địa bàn xã Mai Đình

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa glây úng nước (Pj) 430,25 49,0 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm (P) 272,19 31,0 3 Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) 149,27 17,0 4 Đất bạc màu trên nền phù sa cũ (Pb) 26,34 3,0

(Nguồn UBND xã Mai Đình)

b. Thảm thực vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Mai Đình có thảm thực vật khá phong phú, hệ thống cây trồng đa dạng, như: lúa, ngô, khoai, đậu... cây công nghiệp ngắn ngày... cây lâu năm, cây ăn quả..., hệ thống cây xanh trong các khu dân cư chiếm tỷ lệ khá cao.

c. Tài nguyên về nhân văn

Năm 2010 toàn xã có 1726 hộ được công nhận là gia đình văn hoá, 6 làng văn hoá cấp huyện, 4 làng văn hoá cấp tỉnh, 1 cơ quan văn hóa cấp huyện. Người dân trong xã có truyền thống lâu đời mang đặc điểm của người dân đồng bằng Bắc bộ cần cù sáng tạo. Toàn xã có 23 thiết chế văn hóa, trong đó có 8 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc được Nhà nước công nhận và xếp hạng.

Xã Mai đình còn có môt số làng nghề truyền thống như: - Nghề làm Bún của thôn Nguyễn

- Nghề làm Vàng mã của thôn Đông Trước

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế của xã trong những năm qua khá tốt, tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2013 đạt khoảng 129,187 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng, năm 2013 là trên 9%, thu nhập trên đầu người đạt 4 triệu đồng, đây là kết quả trung bình so với điều kiện của xã.

Những năm gần đây nền kinh tế xã Mai Đình thay đổi đáng kể. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân xã cho thấy: Năm 2013 tổng giá trị sản phẩm đạt

129,187 tỷđồng, tăng 84,33 tỷ đồng so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 4096 tấn, bình quân lương thực đạt 344 kg/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn luôn giữở mức từ 6-9 %/ năm.

Đểđạt được thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã được Đảng uỷ và UBND xã Mai Đình áp dụng triệt để, đổi mới theo cơ cấu thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả về phát triển kinh tế trong những năm qua cho thấy: số hộ khá và giàu ngày càng tăng, ngược lại hiện nay số hộ đói không còn và số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới giảm còn 14,10% năm 2013.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi, có thu nhập cao đạt >40 triệu đồng/ năm. Xã đã chỉ đạo xây dựng mô hình điểm 50 triệu/ha tại các xứđồng.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế xã Mai Đình năm 2013

Đơn vị tính: %

STT Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2013

1 Nông nghiệp 56,0 46,0

2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 24,0 32,0

3 Dịch vụ thương mại 20,0 22,0

Tổng 100,00 100,00

(Nguồn UBND xã Mai Đình)

Các ngành kinh tế của xã Mai Đình đang có sự chuyển biến tích cực, trong giai đoạn 2010-2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 56,0 % năm 2010 xuống còn 46,0 % năm 2013, đồng thời tỷ trọng ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tăng từ 24,0 % năm 2010 lên 32,0 % năm 2013, trong giai đoạn này tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại tăng nhẹ từ 20,0 % năm 2010 lên 22,0 % năm 2013. Nghành nông nghiệp vẫn đóng tầm quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã.

4.1.2.2.Dân số, lao động và việc làm

- Dân số: Số liệu điều tra cho thấy: toàn xã có 10 thôn, nhân khẩu của các thôn phân bố không đều, các thôn có số nhân khẩu cao như Mai Hạ 2661 người, Đông Trước 1693 người, Mai Thượng 1755 người, Châu Lỗ 1933 người. Thôn có số nhân khẩu thấp như Vọng Giang 364 người, Giáp Ngũ 386 người, Thắng Lợi 778 người, San 929 người, Nguyễn 977 người.

- Lao động và việc làm:

+ Lao động: Tổng số lao động của xã là 5261 người, chiếm 44,22% dân số. Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm trên 90%. Điều này cho thấy lao động của xã đã chuyển dần sang làm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhưng lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức cao. Trình độ của người lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm >20%, như vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn.

+ việc làm: Việc làm trên địa bàn xã đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động này đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong tương lai cần phải có định hướng đào tạo, để người dân chủ động được về khoa học công nghệđặc biệt là chế biến tại chỗ.

Địa phương có nhiều tiềm năng về xuất khẩu lao động đi làm tại các nước cũng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong xã, ngoài ra còn có nhiều lao động ra các thành phố lớn làm việc như Hà Nội.

4.1.2.3. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng

a) Giao thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung vị trí gần trung tâm huyện, hệ thống đường thường xuyên được cải tạo nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại giao lưu trao đổi. Hệ thống giao thông gồm có một số tuyến chính sau:

+ Các tuyến đường nội thôn với tổng chiều dài khoảng 10 km rộng từ 2-4 m hầu hết là đường đất. Đây là các tuyến quan trong trong các khu dân cư. Trong tương lai cần củng cố và bảo dưỡng thường xuyên.

+ Các tuyến đường nội đồng khoảng trên 10 km rộng 2,5-3 m chủ yếu là đường đất trong tương lai cần nâng cấp để thuận lợi cho sản xuất.

+ Hệ thống cầu cống nhìn chung chất lượng còn thấp cần phải được thường xuyên nâng cấp và cải tạo.

b) Thủy lợi

+ Hệ thống kênh mương nội đồng khác của xã khoảng 8 - 10 km, trong đó có một phần đã được bê tông hoá đảm bảo dẫn nước và tiêu nước tại các xứđồng. Hàng năm xã vẫn tổ chức nạo vét để nước được lưu thông.

+ Tổng diện tích tưới tiêu chủđộng của xã là 100%. Như vậy hệ thống thuỷ lợi của xã Mai Đình đã có những thay đổi lớn, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng.

c)Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông

+ Hệ thống trạm điện: Nhìn chung hoạt động tốt, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Trong tương lai cần xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của sản xuất.

+ Hệ thống đường dây hiện tại khá tốt, hiện nay nhu cầu điện là rất lớn để phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá, do đó trong tương lai cần phải nâng cấp hệ thống đường điện.

+ Xã hiện có 1 bưu điện văn hoá xã nằm ở khu UBND xã được trang bị hàng trăm đầu sách phục vụ nhân dân, đây là điểm trao đổi thông tin sách báo của xã.

d) Giáo dục

+ Giáo dục là lĩnh vực quan trọng để nâng cao trình độ dân trí, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện nghị quyết về giáo dục và đào tạo trong những năm qua xã đã chú trọng đầu tư phát triển, làm cho lực lượng lao động đã có biến đổi về chất, cụ thể lao động được đào tạo đã tăng đáng kể.

+ Trên địa bàn xã có 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đều ở trung tâm với diện tích 8000 m2 chất lượng khá tốt. Đội ngũ giáo viên đông đảo có trình độ, đảm nhiệm được công tác giáo dục đào tạo tại địa phương.

+ Hệ thống nhà trẻ mẫu giáo: Trên địa bàn xã có nhà trẻ mẫu giáo tại các thôn, với số cháu đi nhà trẻ là 376 cháu. Chất lượng giảng dạy đạt thành tích tốt, đạt khen thưởng cấp huyện.

e)Phát triển y tế

Xã có 1 trạm y tế nằm trong khu UBND xã, đội ngũ cán bộ ổn định có 1 bác sỹ và 5 cán bộ y tế có chuyên môn tốt đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Chất lượng công trình khá tốt, hàng năm với số lượt người được khám chữa bệnh ban đầu là 8445 lượt người. Như vậy trong năm qua trạm xá đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra là khám chưa bệnh ban đầu, hộ sinh và tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình. Kết hợp với các cơ quan cấp trên tổ chức các cuộc tiêm phòng cho nhân dân trong xã. Trạm xá đã tích cực thực hiện chủ trương tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng, kết quảđạt tỷ lệ 100% số cháu trong độ tuổi được tiêm chủng, tổ chức cho trẻ em từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi uống Vitamin A đạt 100%.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất của xã Mai Đình đến sử dụng đất của xã Mai Đình

4.1.3.1. Thuận lợi

- Xã Mai Đình là xã giáp ranh với tỉnh Bắc Ninh và Thủđô Hà Nội là 2 trung tâm kinh tế lớn có nền kinh tế phát triển. Xã Mai Đình có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội như: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước... do đó sẽ kéo theo nhu cầu SDĐ lớn, giá đất tăng và thị trường đất đai xã cũng sôi động hơn.

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi cho phát triểnnền nông nghiệp, nguồn tài nguyên tương đối phong phú nên trên địa bàn xã có nhiều loại hình SDĐ cho giá trị kinh tế cao như: Loại hình SDĐ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh, …

-Được sự quan tâm của UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Hiệp hòa, các cấp các ngành, sự chỉđạo sát sao của Đảng uỷ - UBNDxã Mai Đình về vấn đề đất đai, đưa ra các phương án quy hoạch SDĐ tổng thể và chi tiết cho xã nhằm sử dụng quỹđất hợp lý, hiệu quả và việc SDĐ trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp, theo đúng luật định trên quan điểm SDĐ bền vững.

- Nguồn lao động của xã rất rồi dào. An ninh chính trị và trật tự các thôn, xóm trên địa bàn xã tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và đầu tư của các doanh nghiệp.

4.1.3.2. Khó khăn

- Do nền kinh tế của tỉnh còn thấp nên chưa đầu tư xây cầu bắc qua khúc sông Đáp Cầu (sông Cầu ) để nối liền địa bàn xã với tỉnh Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội nên các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước còn e dè trong việc đầu tư của mình.

- Áp lực phát triển kinh tế - xã hội lên đất đai dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất. Do đó, quỹ đất của xã cần được sử dụng một cách khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo việc SDĐđược lâu dài và bền vững.

- Trong địa bàn xã có khúc sông Đáp cầu là hạ nguồn của sông Cầu, do vậy vào mùa mưa, nước trên các con sông này rất lớn do nước từ các tỉnh vùng trên như Thái Nguyên, Bắc Kạn đổ về, dễ gây ra tình trạng ngập úng, lũ lụt hàng năm với các thôn nằm ngoài đê.

-Thực trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước) trên địa bàn xã có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của ngưòi dân.

-Công tác quản lý xây dựng còn có những bất cập; công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công một số dự án còn chậm; tình trạng xây nhà không có giấy phép hoặc không theo quy hoạch vẫn tái diễn đã gây ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch của xã.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở xã Mai Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Mai Đình

Theo số liệu điều tra của UBND xã Mai Đình năm 2010 thì tổng diện

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32)