Sơ lược về tình hình chuyển quyền SDĐ ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 29)

Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và

01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn).

Với những thuận lợi trên, tỉnh Bắc Giang có nhiều lợi thếđể phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp. Sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng này sẽ kéo theo nhu cầu về đất đai.Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác. Chính vì vậy mà việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết, nó được đặt lên làm nhiệm quan trọng hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Bộ TN&MT cùng với ban lãnh đạo tỉnh, Sở TN&MT tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Và cũng từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển quyền SDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển quyền SDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiện chuyển quyền SDĐ, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển quyền SDĐ. Từđó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới chuyển quyền SDĐ.

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

-Kết quả chuyển quyền sử dụng đất của xã Mai Đình trong giai đoạn 2011 - 2013.

- Các văn bản liên quan tới các hình thức chuyển quyền sử dụng đất

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo luật Đất đai năm 2003 xảy ra trên địa bàn xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thời gian: 20/01 - 30/04/2014

Địa điểm: UBND xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang

3.3. Nội dung thực hiện

3.3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mai Đình

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013 Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013

3.3.3. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất ở xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2013 theo 8 hình thức chuyển Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2013 theo 8 hình thức chuyển quyền tại luật đất đai năm 2003

3.3.4. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về công tác chuyển quyền SDĐ tại xã Mai Đình giai đoạn 2011 - 2013

3.3.5. Những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác chuyển quyền sử dụng đât đai ở xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc chuyển quyền sử dụng đât đai ở xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013

3.3.6.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất cho địa phương

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vềđời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai,…của xã.

- Thu thập các số liệu về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất của xã trong giai đoạn từ 2011 - 2013 tại UBND xã.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

-Điều tra các cán bộ quản lý và điều tra người dân bằng phiếu điều tra (Mẫu phiếu phụ lục).

- Nhóm cán bộ quản lý: Bao gồm 10 trưởng thôn và 5 cán bộ làm công tác trong văn phòng một cửa của UBND xã Mai Đình.

- Nhóm người dân: 30 người dân đến văn phòng một cửa UBND xã đăng ký chuyển quyền SDĐ.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp chuyển quyền, các hình thức chuyển quyền,...

- Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra.

- Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel.

3.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

-Tham dự các buổi họp của UBND để lấy thêm các ý kiến đánh giá. - Các luận văn, luận án về đất đai, tình hình chuyển quyền của xã để lấy thêm thông tin cho bài của mình đầy đủ và chi tiết hơn.

3.4.5. Phương pháp kế thừa

-Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mai Đình

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Mai Đình nằm ở phía Nam huyện Hiệp Hoà cách trung tâm huyện khoảng 15 km.

Giáp ranh của xã bao gồm:

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn- TP. Hà Nội. - Phía Nam giáp huyện Yên Phong- Bắc Ninh. - Phía Đông giáp xã Châu Minh.

- Phía Bắc giáp xã Hương Lâm.

Mai Đình có diện tích tự nhiên là 878,06 ha, dân sốđiều tra năm 2010 là 1.354 người (số liệu theo Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2010), xã có điều kiện thuận lợi vì có trục tỉnh lộ chạy qua đi bến phà Đông Xuyên sang huyện Yên Phong tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trao đổi với các huyện bên ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hoá, thiết kế đồng ruộng và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên cũng có nhiều chỗ không đồng nhất giữa các thửa: nhiều nơi cao hoặc đồi thấp thích hợp cho trồng màu, phần lớn thích hợp cho trồng lúa, một số diện tích bị úng.

Độ cao so với mặt nước biển trung bình khoảng 10 - 20 m. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng cây trồng.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Xã Mai Đình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang đặc điểm chung của vùng, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

nhất là 32,6oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,4oC (tháng 1). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1568,3 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 70% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11,12 lượng mưa rất thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1669,4 giờ (trung bình 4,6 giờ trong 1 ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 198 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nằng từ 70-90 giờ.

Hướng gió: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng thịnh hành là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình 83%, độ ẩm không khí thấp nhất là 65% vào tháng 12, độẩm không khí cao nhất là 88% vào tháng 3,4.

Mai Đình nằm trong vùng Bắc Bộ do đó hàng năm phải chịu ảnh hưởng của gió bão, lốc, kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân. Về mùa khô thường xuất hiện sương muối, giá rét gây ảnh hưởng lớn tới mùa màng.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Điều kiện thuỷ văn của xã khá thuận lợi, nguồn nước được lấy chính từ sông Cầu, qua hệ thống thuỷ nông.Ngoài ra trên địa bàn xã có hệ thống kênh mương, ao, đầm... để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Chế độ thuỷ văn khá thuận lợi nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc vào chếđộ mưa.

Về nguồn nước ngầm: đã được người dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chất lượng hiện nay đảm bảo là nước sạch, tuy nhiên trong tương lai phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm.

4.1.1.5.Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 2010 của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì xã Mai Đình có 4 loại đất chính sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Phân bố các loại đất trên địa bàn xã Mai Đình

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa glây úng nước (Pj) 430,25 49,0 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm (P) 272,19 31,0 3 Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) 149,27 17,0 4 Đất bạc màu trên nền phù sa cũ (Pb) 26,34 3,0

(Nguồn UBND xã Mai Đình)

b. Thảm thực vật

Xã Mai Đình có thảm thực vật khá phong phú, hệ thống cây trồng đa dạng, như: lúa, ngô, khoai, đậu... cây công nghiệp ngắn ngày... cây lâu năm, cây ăn quả..., hệ thống cây xanh trong các khu dân cư chiếm tỷ lệ khá cao.

c. Tài nguyên về nhân văn

Năm 2010 toàn xã có 1726 hộ được công nhận là gia đình văn hoá, 6 làng văn hoá cấp huyện, 4 làng văn hoá cấp tỉnh, 1 cơ quan văn hóa cấp huyện. Người dân trong xã có truyền thống lâu đời mang đặc điểm của người dân đồng bằng Bắc bộ cần cù sáng tạo. Toàn xã có 23 thiết chế văn hóa, trong đó có 8 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc được Nhà nước công nhận và xếp hạng.

Xã Mai đình còn có môt số làng nghề truyền thống như: - Nghề làm Bún của thôn Nguyễn

- Nghề làm Vàng mã của thôn Đông Trước

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế của xã trong những năm qua khá tốt, tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2013 đạt khoảng 129,187 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng, năm 2013 là trên 9%, thu nhập trên đầu người đạt 4 triệu đồng, đây là kết quả trung bình so với điều kiện của xã.

Những năm gần đây nền kinh tế xã Mai Đình thay đổi đáng kể. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân xã cho thấy: Năm 2013 tổng giá trị sản phẩm đạt

129,187 tỷđồng, tăng 84,33 tỷ đồng so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 4096 tấn, bình quân lương thực đạt 344 kg/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn luôn giữở mức từ 6-9 %/ năm.

Đểđạt được thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã được Đảng uỷ và UBND xã Mai Đình áp dụng triệt để, đổi mới theo cơ cấu thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả về phát triển kinh tế trong những năm qua cho thấy: số hộ khá và giàu ngày càng tăng, ngược lại hiện nay số hộ đói không còn và số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới giảm còn 14,10% năm 2013.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi, có thu nhập cao đạt >40 triệu đồng/ năm. Xã đã chỉ đạo xây dựng mô hình điểm 50 triệu/ha tại các xứđồng.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế xã Mai Đình năm 2013

Đơn vị tính: %

STT Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2013

1 Nông nghiệp 56,0 46,0

2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 24,0 32,0

3 Dịch vụ thương mại 20,0 22,0

Tổng 100,00 100,00

(Nguồn UBND xã Mai Đình)

Các ngành kinh tế của xã Mai Đình đang có sự chuyển biến tích cực, trong giai đoạn 2010-2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 56,0 % năm 2010 xuống còn 46,0 % năm 2013, đồng thời tỷ trọng ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tăng từ 24,0 % năm 2010 lên 32,0 % năm 2013, trong giai đoạn này tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại tăng nhẹ từ 20,0 % năm 2010 lên 22,0 % năm 2013. Nghành nông nghiệp vẫn đóng tầm quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã.

4.1.2.2.Dân số, lao động và việc làm

- Dân số: Số liệu điều tra cho thấy: toàn xã có 10 thôn, nhân khẩu của các thôn phân bố không đều, các thôn có số nhân khẩu cao như Mai Hạ 2661 người, Đông Trước 1693 người, Mai Thượng 1755 người, Châu Lỗ 1933 người. Thôn có số nhân khẩu thấp như Vọng Giang 364 người, Giáp Ngũ 386 người, Thắng Lợi 778 người, San 929 người, Nguyễn 977 người.

- Lao động và việc làm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lao động: Tổng số lao động của xã là 5261 người, chiếm 44,22% dân số. Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm trên 90%. Điều này cho thấy lao động của xã đã chuyển dần sang làm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhưng lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức cao. Trình độ của người lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm >20%, như vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn.

+ việc làm: Việc làm trên địa bàn xã đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động này đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong tương lai cần phải có định hướng đào tạo, để người dân chủ động được về khoa học công nghệđặc biệt là chế biến tại chỗ.

Địa phương có nhiều tiềm năng về xuất khẩu lao động đi làm tại các nước cũng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong xã, ngoài ra còn có nhiều lao động ra các thành phố lớn làm việc như Hà Nội.

4.1.2.3. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Nhìn chung vị trí gần trung tâm huyện, hệ thống đường thường xuyên được cải tạo nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại giao lưu trao đổi. Hệ thống giao thông gồm có một số tuyến chính sau:

+ Các tuyến đường nội thôn với tổng chiều dài khoảng 10 km rộng từ 2-4 m hầu hết là đường đất. Đây là các tuyến quan trong trong các khu dân cư. Trong tương lai cần củng cố và bảo dưỡng thường xuyên.

+ Các tuyến đường nội đồng khoảng trên 10 km rộng 2,5-3 m chủ yếu là đường đất trong tương lai cần nâng cấp để thuận lợi cho sản xuất.

+ Hệ thống cầu cống nhìn chung chất lượng còn thấp cần phải được thường xuyên nâng cấp và cải tạo.

b) Thủy lợi

+ Hệ thống kênh mương nội đồng khác của xã khoảng 8 - 10 km, trong đó có một phần đã được bê tông hoá đảm bảo dẫn nước và tiêu nước tại các xứđồng. Hàng năm xã vẫn tổ chức nạo vét để nước được lưu thông.

+ Tổng diện tích tưới tiêu chủđộng của xã là 100%. Như vậy hệ thống thuỷ lợi của xã Mai Đình đã có những thay đổi lớn, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng.

c)Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông

+ Hệ thống trạm điện: Nhìn chung hoạt động tốt, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Trong tương lai cần xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 29)