Các chiến lƣợc khác: Chiến lƣợc tài chính:

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 61)

TỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

2.2.5.Các chiến lƣợc khác: Chiến lƣợc tài chính:

Chiến lƣợc tài chính:

Trước đòi hỏi của xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế, các định chế kinh tế toàn cầu được ra đời; đến lượt mình, các định chế kinh tế toàn cầu và khu vực lại đẩy mạnh hơn nữa xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Một quốc gia khi tham gia hội nhập và là thành viên của các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực, sẽ phải tuân theo

những quy định được đặt ra của các tổ chức đó. Hiện nay, Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế thế giới bằng cách gia nhập vào các tổ chức kinh tế như ASEAN tháng 7/1995, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC tháng 11/1998, tham gia vào các Hiệp định như Hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế với liên minh Châu Âu EU tháng 7/1995, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tháng 7/2000, đặc biệt, Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán để gia nhập vào Tổ chức Kinh tế thế giới WTO – tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu... Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, do đó, phải nhanh chóng xây dựng chiến lược tài chính theo hướng công khai hóa và minh bạch hóa hoạt động tài chính bằng việc nhanh chóng áp dụng các nguyên tắc kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế. Điều này có lợi khi doanh nghiệp muốn đánh giá thực trạng và hiệu quả của đồng vốn để có những quyết sách đúng đắn về sử dụng tài chính trong tương lai, đồng thời, tạo được sự tin tưởng ở phía đối tác vì đáp ứng những quy định được đặt ra bởi các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực.

Chiến lƣợc nhân lực:

Toàn cầu hóa kinh tế làm lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng cũng như thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, chuyển nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức – dựa chủ yếu vào các ngành đại diện cho tiến bộ khoa học kỹ thuật và lấy tri thức, thông tin làm trung tâm. Lúc này, chiến lược nhân lực của doanh nghiệp phải được cụ thể hóa là một chiến lược thu hút lao động có chất lượng cao kết hợp với việc đào tạo lao động, nâng cao trình độ năng lực của người quản lý.

Doanh nhân Việt Nam là đội ngũ trẻ, trưởng thành trong thời kỳ đổi mới nên khá năng động, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong công tác nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ quản lý. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh của các công ty lớn, công ty nước ngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh, hấp dẫn người lao động nhờ tạo thu nhập cao và cơ hội thăng tiến sẽ khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút được lao động chất lượng cao như chế độ lương thưởng, điều kiện lao động, các khoản phụ

cấp... Đồng thời, kinh doanh thời hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, những yêu cầu đặt ra của định chế kinh tế toàn cầu đối với vấn đề lao động trong doanh nghiệp. Điển hình là các Công ước quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế ILO như Công ước về phân biệt đối xử, không phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động vì lý do cá nhân hoặc tín ngưỡng; tuân thủ quy định về thời gian làm việc của người lao động...

2.3. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Môi trường kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bao gồm nhiều yếu tố như: pháp luật về kinh doanh, quy chế đầu tư, thủ tục hải quan, chính sách thuế, quản lý xuất nhập khẩu, khả năng tiếp cận vốn, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, vấn đề môi trường, hàng rào của nước nhập khẩu... Dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, môi trường kinh doanh biến động thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Có thể xem xét tác động của toàn cầu hóa tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam qua sự biến đổi của các yếu tố chính sau:

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 61)