Chiến lƣợc công nghệ:

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 60)

TỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

2.2.4.Chiến lƣợc công nghệ:

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, mở cửa thị trường giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ làm gia tăng quan hệ trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ cũng như đẩy nhanh dòng lưu chuyển công nghệ. Kết quả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp nhận với công nghệ tiên tiến du nhập từ bên ngoài. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp lúc này phải linh hoạt “đi tắt đón đầu” trong áp dụng công nghệ mới, cải tiến công nghệ cũng như lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp trên cơ sở nắm vững thông tin công nghệ, chuẩn bị trước nguồn lực đáp ứng.

Toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – công nghệ trong các ngành kinh tế, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển của các loại hình công nghệ cao, hiện đại làm thay đổi hàng loạt các ngành kinh tế mới và thay đổi diện mạo của nền kinh tế toàn cầu. Đó là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ... Các công ty xuyên quốc gia, chủ thể kinh tế có vai trò nổi bật và là tác nhân ngày càng quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, hiện kiểm soát phần lớn công nghệ trong tay luôn xác định công nghệ cao là lá bài chủ lực để tìm kiếm lợi nhuận, cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Các công ty xuyên quốc gia chiếm 2/3 tổng kim ngạch hàng hóa và dịch vụ, 90% tổng kim ngạch đầu tư quốc tế, 90% các công nghệ cao, 75% các chuyển giao công nghệ [13, tr.30 – 31]. Các công ty này đầu tư cho việc phát triển công nghệ mới và cho nghiên cứu các hướng khoa học có triển vọng công nghệ. Sau đó thông qua Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại của WTO biến các công nghệ mới thành hàng hóa và dành luôn quyền bảo hộ và kinh doanh. Từ đó, họ giành lấy địa vị lũng đoạn và thu lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia đang có xu hướng liên kết, sát nhập với nhau thành những công ty toàn cầu ngày càng đồ sộ và khống chế nghiêm ngặt chuyển giao công nghệ. Mặc dù đầu tư ra nước ngoài nhưng trên 90% công việc nghiên cứu – phát triển của các công ty xuyên quốc gia được tiến hành tại nước

gốc là các nước phát triển [13, tr.30]. Cơ hội hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia, từ các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Hay có thể tồn tại như là đại lý, chân rết hay vệ tinh của các công ty xuyên quốc gia.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp nhiều hạn chế về nguồn lực sử dụng công nghệ như vốn đầu tư, nhân lực, thông tin công nghệ... nên khi tham gia hội nhập, cần chú trọng khắc phục để đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả. Đó là con đường tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như đã đề cập, mua công nghệ mới của các trung tâm cung cấp công nghệ, thu thập thông tin công nghệ và lựa chọn công nghệ tại các hội chợ công nghệ và thiết bị – techmark [48]... Trong chiến lược công nghệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần tính đến việc kết hợp áp dụng công nghệ mới với công nghệ phù hợp sẵn có, giá rẻ mà hiệu quả cao. Như trong ngành chế biến hạt điều, ban đầu có những doanh nghiệp phải nhập dây chuyền công nghệ trị giá hàng triệu đôla để sản xuất, nhưng sau này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thể sử dụng ngay công nghệ trong nước với giá chỉ ở mức ba, bốn trăm triệu đồng mà vẫn đảm bảo. Còn khi áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp không thể thành công nếu không chú trọng tới hàng loạt các công tác chuẩn bị liên quan. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua những yếu tố như lập kế hoạch nghiên cứu thông tin đầu ra cho sản xuất, từ đó có thông tin về công nghệ; tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia công nghệ, nhân viên kỹ thuật công nghệ có kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ; có hệ thống cập nhật và xử lý thông tin mới nhất về công nghệ trên thế giới cũng như trong nước.

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 60)