Chiến lƣợc thị trƣờng:

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 53)

TỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

2.2.1. Chiến lƣợc thị trƣờng:

Toàn cầu hoá kinh tế đồng nghĩa với quá trình hợp nhất các thị trường riêng lẻ khác nhau thành thị trường thống nhất mang tính khu vực hoặc toàn cầu. Tuy nhiên, tiến trình này không làm mất đi tính riêng biệt ở từng thị trường hoặc từng nhóm thị trường. Mỗi một khu vực kinh tế, tổ chức kinh tế đều có những quy tắc, quy định hoạt động riêng. Thậm chí, tại một số quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, vẫn còn tồn tại những “luật chơi” riêng. Bên cạnh đó, bản sắc của từng thị trường như nhu cầu, thị hiếu, tập quán, các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ vẫn khác nhau theo khu vực địa lý, theo quốc gia. Hội nhập vào thương mại quốc tế ngày nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải nghiên cứu kỹ thông tin về thị trường quốc tế, thị trường khu vực, người tiêu dùng, nhất là các định chế, quy tắc, nguyên tắc, tập quán, các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Không nắm vững thông tin thị trường đã cho doanh nghiệp nhiều bài học đắt giá, chẳng hạn như vụ kiện cá tra và cá basa mà Việt Nam đã bị xử thua tại thị trường Mỹ. Thực chất, hàng của Việt Nam vừa đảm bảo chất lượng, giá cả lại rẻ hơn nhiều và kinh doanh hoàn toàn sòng phẳng, nhưng kết cục lại bị cho là bán phá giá và bị Mỹ áp thuế suất bán phá giá cao

từ 34% đến 63% [43]. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được một chiến lược kinh doanh chặt chẽ, hiểu rõ luật bán phá giá của Mỹ và dự đoán các tình huống khó khăn có thể xảy ra, định lượng được mức độ phản ứng để có sách lược đối phó thì có thể tránh được các thiệt hại. Chẳng hạn như các doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là nhà xuất khẩu có thể ngồi họp 3 bên với nhà nhập khẩu và nhà sản xuất của nước nhập khẩu để cùng lắng nghe nhau và sống chung trên một thị trường, tạo ra điều có lợi cho tất cả các bên.

Việt Nam đã có những động thái tích cực trong mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực theo phương châm “sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Tham gia vào các tổ chức kinh tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương chính là cơ sở để doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tiếp cận hiệu quả với thị trường rộng lớn. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu tăng liên tục từ năm 2001 đến nay, theo số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm thông tin Thương mại, Bộ Thương mại, năm 2000 có 12.674 doanh nghiệp. Năm 2001 và 2002 lần lượt là 17.070 và 23.330 doanh nghiệp. Tính đến tháng 10 năm 2003, đã có khoảng 29.450 doanh ngiệp vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu [45]. Lúc này, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải cụ thể hóa chiến lược thị trường bằng cách quán triệt phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh các thị trường chủ lực, chủ yếu tập trung tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á như Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng-Kông, doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác thâm nhập vào một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La-tinh, Châu Phi. Đặc biệt hướng vào thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, hiện đã là thành viên của WTO và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, vì nhu cầu phát triển kinh tế, đầu vào của một số ngành sản xuất của Trung Quốc sẽ nhằm tới những nước thu nhập thấp và giao thương thuận lợi như Việt Nam. Hay thị trường Châu Âu mà chủ yếu là EU, hiện đã mở rộng tới 25 thành viên quốc gia (trong đó có những quốc gia là đối tác truyền thống của Việt Nam) với số dân 455 triệu người, GDP khoảng 9 nghìn tỷ USD [28]. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng cần chú trọng tận dụng cơ hội tăng kim

ngạch vào thị trường Bắc Mỹ, nhất là Mỹ và Canada ở nhiều mặt hàng, từ những mặt hàng nhiều lợi thế là dệt may, giày dép tới các mặt hàng nông sản và thậm chí là dịch vụ [25].

Tham gia hội nhập kinh tế cũng có nghĩa là xóa bỏ dần các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước khác hoạt động tại Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không được “bỏ rơi” thị trường nội địa thông qua quá trình nghiên cứu thị trường và tận dụng lợi thế “sân nhà” của mình. Tránh tình trạng bị hàng hóa nước ngoài áp đảo đang xảy ra ở một số mặt hàng như hiện nay. Đó là xe đạp, linh kiện xe máy, động cơ và máy công cụ, hàng điện tử, kính xây dựng, các loại thực phẩm và nông sản Trung Quốc; đường kính, hàng điện tử Thái Lan; một số hàng tiêu dùng của Hàn Quốc... [35].

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)