Nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 40)

TỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

2.1.2. Nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Việc chi phí nguyên vật liệu cao hay thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu, nên doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên vật liệu với chất lượng và giá cả tốt hơn từ nhiều điểm cung ứng ở trong nước và bên ngoài.

Khi thị trường được khai thông làm cho số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tăng lên nhanh chóng thì cạnh tranh về nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước ở một số ngành đã diễn ra theo chiều hướng xấu. Điển hình là trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sử dụng sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Để có nguyên liệu sản xuất, họ phải đầu tư cho các hộ nông dân, ngư dân về vốn, giống và khoa học kỹ thuật, nhưng đến khi thu hoạch đã xảy ra tình trạnh không lành mạnh khá phổ biến là tranh mua, tranh bán, tăng hoặc ép giá, phá hợp đồng, thậm chí mua cả của hộ không đầu tư dẫn đến doanh nghiệp bị mất vốn đầu tư nguyên liệu [16, tr.40]. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu rất nhạy cảm với sự biến động của thị trường bên ngoài khi nền kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều nguyên vật liệu có sẵn đã gặp khó khăn khi nhận cung ứng do nguồn cung ứng bị ảnh hưởng của bên ngoài, vân chuyển khó khăn vì cước phí tăng...

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực từ xuất phát điểm là một nền kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, trình độ công nghệ lạc hậu... Trong các doanh nghiệp, thường chưa có công nghệ hay trình độ công nghệ chế tác sản phẩm đầu vào không đảm bảo, nên mức độ nội địa hóa nguyên liệu thấp. Nguyên vật liệu đầu vào của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đều có thể chế tác từ sản phẩm trong nước theo dạng tự nhiên hoặc sơ chế, song vì công nghệ hạn chế nên chi phí bị đội lên, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ bên ngoài. Nhưng việc tận dụng nguyên vật liệu giá rẻ được cung cấp từ nước khác không phải luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong những ngành nhất định đang lâm vào tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên không chủ động được nguồn cung ứng, giá cả nguyên vật liệu, tiến độ làm hàng và thời gian giao hàng. Ngành da giày là một ví dụ. Hiện, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất vật tư nguyên liệu từ đầu vào cho đến đầu ra, các doanh nghiệp “thi nhau làm giày” từ nguyên vật liệu nhập khẩu thay vì phân công sản xuất những nguyên vật liệu cần thiết. Còn trong ngành dệt, bông và sản phẩm hoá dầu là đầu vào cơ bản của xơ sợi tự nhiên và tổng hợp - đầu vào chính của quá trình dệt vải, thì hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn [16, tr.54]. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất gỗ, nguyên liệu đồ gỗ chủ yếu do nhập khẩu (đến 85%) trong khi các phụ liệu của Việt Nam thêm vào có giá trị không đáng kể [52].

Một phần của tài liệu luận văn tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến các doanh nghiệp vưa và nhỏ ở việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)