Biện pháp tăng lợi nhuận để tăng khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương Mại Tâm Phúc (Trang 74)

Để tăng lợi nhuận công ty cần đề ra các biện pháp tăng cường doanh thu và kiểm soát chi phí như sau:

a) Các biện pháp tăng cường doanh thu:

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là quan tâm đến chất lượng, giá cả, điểm mạnh, điểm yếu và phản ứng của họ đối với các tình huống kinh doanh trên thị trường.

Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng, công ty nên mở rộng chính sách thu tiền một cách linh hoạt hơn. Kết hợp chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.

Tiếp tục khai thác thị trường bán lẻ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh công ty cũng như chất lượng sản phẩm mà công ty đang kinh doanh đến khách hàng để tạo thương hiệu mạnh hơn trên thị trường.

b) Các biện pháp kiểm soát chi phí

Quản lý giá vốn hàng bán: Việc giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng cao

trong tổng doanh thu gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong giai đoạn 2011-2013. Tỷ trọng giá vốn hàng bán cao như vậy đã làm giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy trong thời gian tới, công ty cần cân nhắc trong việc lựa chọn nhà cung cấp với mức giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hàng hóa.

Công ty cần phải quản lý chặt chẽ giá mua sản phẩm, thiết bị ở các khâu, theo dõi đầy đủ, thường xuyên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác thu mua, vận chuyển, xuất nhập kho hàng hóa. Tiến hành đánh giá, xem xét, so sánh giá mua cũng như chất lượng sản phẩm giữa các đơn vị cung ứng để lựa chọn nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lượng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, công ty nên thường xuyên duy trì mối quan hệ với các bạn hàng để được hưởng các chính sách đãi ngộ trong quá trình mua hàng hóa đầu vào.

64

Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản có tính chất lương: Quản lý tiền lương

là việc xây dựng các định mức lao động và đơn giá tiền lương xem có hợp lý hay không, có phản ánh đúng công sức người lao động bỏ ra hay không, đồng thời có mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty hay không. Để làm được điều này, công ty cần phải xây dựng chính sách tiền lương theo hướng tiền lương, tiền thưởng của người lao động phải gắn với hiệu quả kinh doanh của công ty và gắn với năng suất lạo động thực tế của mỗi người. Như vậy mới góp phần vừa quản lý tốt chi phí sản xuất, vừa tạo điều kiện khuyến khích người lao động làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Quản lý các chi phí bằng tiền khác: Trong quá trình kinh doanh, công ty còn phát

sinh nhiều khoản chi phí bằng tiền khác ngoài chi phí giá vốn và chi phí nhân công, đó là các khoản chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chi phí tiếp khách,…. Đối với các khoản chi phí này, công ty cần đưa ra các định mức chi hợp lý và xem xét tính hợp lệ của các khoản chi, xem nó có gắn vói hiệu quả kinh doanh không, để từ đó các bộ phận có liên quan có trách nhiệm cân nhắc các khoản chi thích hợp. Định kỳ công ty nên tổ chức phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá bán ra của sản phẩm nhằm phát hiện ra những khâu yếu kém trong quản lý làm tăng chi phí để đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương Mại Tâm Phúc (Trang 74)