Phân tích báo cáo tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương Mại Tâm Phúc (Trang 39)

2.2.1.1. Phân tích tình hình Tài sản_ Nguồn vốn của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán là một bào cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát nhất toàn bộ tài sản hiện có của công ty. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích chi tiết bảng cân đối kế toán của công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc để có thể đánh giá được tình hình tài chính của công ty.

a) Phân tích Cơ cấu và Sự biến động của tài sản

Với những số liệu được tính toán từ bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011- 2013 ta có được biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng tài sản của Công ty TNHH Đầu tƣ và Thƣơng mại Tâm Phúc giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2011-2013)

Từ biểu đồ 2.1 ta nhận thấy, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong mỗi năm là rất lớn, luôn trên 80% tổng tài sản. Cụ thể là năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm tới 80,82% tổng tài sản, tương ứng với 1.922.186.572 đồng. Trong năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn giữ ở mức 80,03%, tương ứng 1.615.132.765 đồng. Tới năm 2013, tỷ trọng này tăng lên 85,74% trên tổng tài sản đây là mức rất cao. Ngược lại, tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn từ 19,18% năm 2011 tăng nhẹ lên 19,97% năm 2012. Cơ cấu tài sản của công ty phần lớn là tài sản ngắn hạn do đặc điểm ngành nghề kinh doanh thương mại của công ty. Đối với công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc thì nhu cầu nhập hàng hóa từ nhà cung cấp để giao buôn và dự trữ phòng khi thị trường biến động giá là rất lớn nên có thể thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng như phải thu ngắn hạn là khá cao. Tuy nhiên tới năm 2013, ta có thể thấy, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty giảm rõ rệt còn 14,26% bởi công ty không đầu tư mới tài sản cố định nên giá trị tài sản cố định giảm do hao mòn lũy kế tăng.

Mặt khác, ta phân tích thêm bảng tình hình tài sản của công ty để thấy được sự biến động của tài sản từ năm 2011-2013.

80,82% 80,03% 85,74% 19,18% 19,97% 14,26% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TS Dài Hạn TS Ngắn Hạn

30

Bảng 2.1. Tình hình Tài sản của Công ty TNHH đầu tƣ và thƣơng mại Tâm Phúc giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.922.186.572 1.615.132.765 2.117.928.888 (307.053.807) (16,01) 502.796.123 31,13

I. Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 863.249.234 764.109.246 672.844.999 (99.139.988) (11,54) (91.264.247) (11,94) III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 968.400.000 768.690.000 1.156.770.000 (199.710.000) (20,63) 388.080.000 50,49

1. Phải thu của khách hàng 428.400.000 228.690.000 616.770.000 (199.710.000) (46,64) 388.080.000 169,70

3. Các khoản phải thu khác 540.000.000 540.000.000 540.000.000 0 0,0 0 0,00

IV. Hàng tồn kho 49.780.852 51.830.804 251.022.032 2.049.952 4,15 199.191.228 384,31

1. Hàng tồn kho 49.780.852 51.830.804 251.022.032 2.049.952 4,15 199.191.228 384,31

V. Tài sản ngắn hạn khác 40.756.486 30.502.715 37.291.857 (10.253.771) (25,27) 6.789.142 22,26

1. Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 40.756.486 30.502.715 35.726.747 (10.253.771) (25,27) 5.224.032 17,13

2. Thuế và các khoản khác

phải thu Nhà nước 0 0 365.110 0 - 365.110 -

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2011-2013)

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 436.600.000 391.320.001 342.200.002 (45.279.999) (10,44) (49.119.999) (12,55) I. Tài sản cố định 436.600.000 389.400.001 342.200.002 (47.199.999) (10,81) (47.199.999) (12,12)

1. Nguyên giá 472.000.000 472.000.000 472.000.000 0 0,0 0 0,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giá trị hao mòn luỹ kế

(*) (35.400.000) (82.599.999) (129.799.998) (47.199.999) 133,32 (47.199.999) 57,14

IV. Tài sản dài hạn khác 0 1.920.000 0 1.920.000 - (1.920.000) (100)

2. Tài sản dài hạn khác 0 1.920.000 0 1.920.000 - (1.920.000) (100)

32  Nhận xét chung:

Qua biểu đồ và bảng trên, ta có thể thấy từ năm 2011 đến năm 2013, tổng tài sản của công ty có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 2.358.786.572 đồng song tới năm 2012, con số này đã giảm xuống 2.006.452.766 đồng (tương ứng giảm 14,92% so với năm 2011) do có sự giảm sút của tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn. Năm 2013, tổng tài sản của công ty có sự chuyển biến tăng 22,61% so với năm 2012, đạt 2.460.128.890 đồng. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tăng dần sự đầu tư vào tài sản.

Từ bảng 2.2 trên ta có thể thấy những biến động về tình hình tài sản ngắn hạn của công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc. Cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền là 764.109.246 đồng, giảm 99.139.988 đồng (tương ứng giảm 11,5% so với năm 2011). Tới năm 2013 lại tiếp tục giảm so với năm 2012, cụ thể giảm 91.264.247 đồng tương ứng với 11,94%. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm của tiền mặt tại quỹ để phục vụ cho việc thanh toán tức thời cũng như các mục đích khác. Ngoài ra, công ty muốn giảm lượng tiền mặt nên đã tiến hành thực hiện chủ trương giảm chi phí của việc dự trữ tiền mặt (là chi phí cơ hội cùng với lãi suất mà công ty mất đi khi để tiền nhàn rỗi trong công ty mà không sinh lời) và tránh ứ đọng vốn. Công ty đã chuyển sang dự trữ dưới dạng các tài sản tương đương tiền như dự trữ bằng vàng, sổ tiết kiệm và tiền gửi ngân hàng có kì hạn dưới 3 tháng vì đây là tài sản có khả năng sinh lời cao hơn tiền mặt mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán do tính thanh khoản của các tài sản này là rất cao. Điều này cho thấy công ty đã chú ý đến việc dự trữ tiền mặt tại quỹ sao cho vừa đủ để trang trải cho các chi phí phát sinh đồng thời tăng lượng tiền gửi ngân hàng góp phần tạo thêm thu nhập hàng tháng và đảm bảo việc kiểm soát tiền của công ty được dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc dự trữ quá nhiều tài sản tương đương tiền cũng không phải là không có rủi ro, trong trường hợp ngân hàng đôi khi hạn chế trong việc cho rút gốc trước hạn, gây khó khăn trong thanh khoản hoặc giá vàng lên xuống thất thường làm giá trị có thể bị giảm đi.

Phải thu khách hàng

Khoản phải thu khách hàng của công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc năm 2012 là 228.690.000 đồng giảm mạnh so với năm 2011, với mức giảm 46,6% (tương ứng 199.710.000 đồng). Nhưng nhìn chung, công ty vẫn có mức phải thu khách hàng khá cao. Điều này cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn tương đối lớn, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của công ty. Tới năm 2013, con số này tăng lên mạnh so với năm 2012,

mức tăng là 388.080.000 đồng, tương ứng với 169,70%. Nguyên nhân là do Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng lên rất nhiều để thu hút khách hàng, làm tăng doanh thu (ví dụ cho công ty TNHH Đức Linh nợ lên tới hơn 280 triệu đồng). Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ của Công ty nếu Công ty không có chính sách tín dụng và thu hồi nợ đúng đắn. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường thu các khoản nợ, tránh bị các khách hàng chiếm dụng vốn như đưa ra tỷ lệ chiết khấu thương mại cao cho những khách hàng thanh toán sớm, theo dõi các khoản nợ một cách chặt chẽ, có phương pháp lập dự phòng hợp lý để tránh phát sinh các khoản nợ xấu.

Các khoản phải thu khác

Đây là khoản tạm ứng tiền trước cho công nhân viên và khoản vay của đối tác kinh doanh mà không tính lãi cho vay. Nhìn chung trong cả 3 năm khoản mục này đều có giá trị là 540.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng khá cao trong khoản phải thu ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần thay đổi chính sách tạm ứng và cho vay để khoản phải thu khác giảm đi và tránh gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là thiết bị nghe nhìn và máy tính xách tay. Năm 2012 là 51.830.804 đồng, tăng lên 2.049.952 đồng so với năm 2011 và đến năm 2013 là 251.022.032 đồng, tăng vọt 199.191.228 đồng tương đương 384,31%. Do Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc là một công ty thương mại vì vậy việc dự trữ hàng hóa là vô cùng quan trọng. Để có thể đáp ứng đơn đặt hàng, đặc biệt là với những đơn đặt hàng với số lượng lớn của khách hàng nên năm 2013 công ty đã tăng mức dự trữ lên gấp 5 lần so với năm 2012. Mặt khác, tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường làm cho giá vốn hàng bán có thể tăng đột biến, vì vậy, để duy trì mức giá vốn hợp lý, công ty cần dự trữ nhiều hàng.Tuy nhiên, việc dự trữ một lượng lớn hàng hóa sẽ làm tăng chi phí lưu kho của công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần nhanh chóng giảm bớt lượng hàng hóa tồn kho và đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng để giảm chi phí lưu kho cũng như tăng khả năng quay vòng hàng tồn kho.

Tài sản ngắn hạn khác

Bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước của doanh nghiệp và tài sản ngắn hạn khác. Nhưng tài sản ngắn hạn khác của công ty chủ yếu là khoản thuế GTGT được khấu trừ. Năm 2012, khoản thuế GTGT được khấu trừ của công ty giảm 10.253.771 đồng, tương ứng giảm 25,2% so với năm 2011. Tới năm 2013 là 35.726.747 đồng, tăng 5.224.032 đồng tương đương 17,13% so với năm

34

2012. Vì khoản mục này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty nên không ảnh hưởng nhiều tới tổng tài sản của công ty.

Tài sản dài hạn của Công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc đến từ tài sản cố định và lần lượt giảm qua các năm: năm 2012 giảm 45.279.999 đồng so với năm 2011, tương ứng mức giảm 10,4%, sang năm 2013 tài sản dài hạn đạt mức 342.200.002 đồng, giảm 49.119.999 đồng so với năm 2012.

Tài sản cố định

Tài sản cố định của công ty chủ yếu là trang thiết bị văn phòng phục vụ cho quá trình kinh doanh (bàn ghế, tủ sách, máy tính,…). Năm 2012 là 389.400.001 đồng giảm 47.199.999 đồng so với năm 2011 và đến năm 2013 chỉ còn 342.200.002 đồng, giảm tiếp 47.199.999 đồng, tương ứng với 12,12%. Mặc dù nguyên giá tài sản cố định vẫn giữ nguyên là 472.000.000 đồng tức là trong năm công ty không mua sắm thêm tài sản cố định nhưng giá trị hao mòn lũy kế hàng năm tăng làm tài sản cố định giảm. Điều này cho thấy Công ty sử dụng tài sản cố định một cách thường xuyên liên tục.

Nhận xét:

Qua quá trình phân tích đã thể hiện quy mô tài sản của công ty có sự biến động tăng và giảm theo từng năm trong đó tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản chủ yếu đến từ tiền dự trữ, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tuy nhiên, những khoản mục này nhiều sẽ gia tăng chi phí cơ hội, các khoản nợ khó đòi và chi phí lưu kho. Vì vậy công ty cần cân đối các khoản mục này sao cho hợp lý. Nhìn chung tài sản dàn hạn của công ty giảm đi đáng kể. Xét trên tổng tài sản thì tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng thấp do đó công ty cần đầu tư vào tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

b) Phân tích Cơ cấu và Sự biến động của nguồn vốn

Nguồn vốn của công ty gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Kết cấu trong tổng nguồn vốn phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh của công ty, nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản luôn đi đôi với việc phân tích nguồn vốn.

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty TNHH đầu tƣ và thƣơng mại Tâm Phúc giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2011-2013)

Qua biểu đồ trên có thể dễ dàng nhận thấy, cơ cấu nguồn vốn của Công ty có sự dịch chuyển mạnh của khoản nợ phải trả, đặc biệt là trong năm 2012 – 2013. Nợ phải trả của công ty tăng (giảm) qua mỗi năm và tương ứng là Vốn chủ sở hữu cũng giảm (tăng) dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả của công ty giảm 12,84% so với năm 2011 và giảm xuống còn 11,04%, nhưng sang năm 2013, tỷ trọng này tăng lên tới 28,53% nguyên nhân là do trong năm 2013 khoản mục phải trả người bán tăng mạnh lên 707.805.000 đồng, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty và có sự chênh lệch rất lớn so với tỷ trọng VCSH qua các năm. Tỷ trọng VCSH năm 2012 là 88,96%, song tới năm 2013, con số này còn 71,47%, tương ứng đạt 1.752.323.890 đồng. Nhưng nhìn chung giá trị của vốn chủ sở hữu luôn trên 70% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của công ty rất cao.

Bên cạnh đó, ta phân tích thêm bảng tình hình nguồn vốn của công ty TNHH đầu tư và thương mại Tâm Phúc để thấy được sự biến động của nguồn vốn từ năm 2011- 2013. 23,88% 11,04% 28,53% 76,12% 88,96% 71,47% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

36

Bảng 2.2. Tình hình Nguồn vốn của Công ty Công ty TNHH đầu tƣ và thƣơng mại Tâm Phúc giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 577.297.700 221.843.568 707.805.000 (355.454.132) (61,57) 485.961.432 219,06 I. Nợ ngắn hạn 577.297.700 221.843.568 707.805.000 (355.454.132) (61,57) 485.961.432 219,06

2. Phải trả cho người bán 579.000.000 213.150.000 707.805.000 (365.850.000) (63,19) 494.655.000 232,07 3. Người mua trả tiền

trước 123.868 0 123.868 (123.868) (100)

5. Phải trả người lao

động (1.702.300) 8.569.700 0 10.272.000 (603,42) (8.569.700) (100)

II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 - 0 -

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.781.488.872 1.784.609.198 1.752.323.890 3.120.326 0,18 (32.285.308) (1,81) I. Vốn chủ sở hữu 1.781.488.872 1.784.609.198 1.752.323.890 3.120.326 0,18 (32.285.308) (1,81)

1. Vốn đầu tư của chủ sở

hữu 1.800.000.000 1.800.000.000 1.800.000.000 0 - 0 -

7. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối (18.511.128) (15.390.802) (47.676.110) 3.120.326 (16,86) (32.285.308) 209,77

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 2.358.786.572 2.006.452.766 2.460.128.890 (352.333.806) (14,94) 453.676.124 22,61

Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy nguồn vốn của công ty có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể, nguồn vốn năm 2012 giảm đi 352.333.806 đồng, tương ứng giảm 14,94% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại tăng lên và đạt 2.460.128.890 đồng.

Vì công ty không phát sinh nợ dài hạn nên sự biến động của nợ phải trả chính là sự biến động về các khoản nợ ngắn hạn trong đó chủ yếu đến từ khoản phải trả người bán của công ty. Như vậy có thể thấy rằng công ty không vay nợ ngân hàng mà đang chủ yếu sử dụng vốn nợ là khoản chiếm dụng vốn của người bán. Quy mô nợ ngắn hạn năm 2012 là 221.843.568 đồng, giảm 355.454.132 đồng, ứng với tốc độ giảm lớn 61,57% so với năm 2011. Trong khi đó năm 2013, con số này tăng 485.961.432 đồng so với năm 2012. Cụ thể các khoản mục trong nợ ngắn hạn của công ty biến động như sau:

Phải trả ngƣời bán

Năm 2012 là 213.150.000 đồng giảm 365.850.000 đồng so với năm 2011, tương ứng với mức giảm là 63,19%. Điều này cho thấy công ty đã cố gắng thanh toán tiền đặt mua hàng hóa thiết bị cho nhà cung cấp. Ngoài ra, do công ty áp dụng chính sách trả tiền ngay để được hưởng chiết khấu, đồng thời làm tăng uy tín cho công ty. Đến năm 2013 tăng mạnh 485.961.432 đồng, tương ứng với 219,06% so với năm 2012. Sự gia tăng này là do trong năm vừa qua công ty mua số lượng lớn thiết bị nghe nhìn và máy tính xách tay của các nhà phân phối nhưng chưa thanh toán. Điều này cho thấy, công ty đã thay đổi sách tín dụng trong kinh doanh và đang cố gắng tăng nguồn vốn chiếm dụng ngắn hạn để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình.

Các khoản mục khác trong nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương Mại Tâm Phúc (Trang 39)