5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế SDĐPNN ở
mềm quản lý rủi ro đạt 95%; tỷ lệ có sai phạm qua kiểm tra đạt thấp.
Năm là, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý thu thuế SDĐPNN: 100% cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý thu thuế SDĐPNN được cập nhật văn bản pháp luật thuế khi có sự thay đổi; 80 % cán bộ, công chức thuế được đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế, hàng năm 100% cán bộ, công chức thuế được kiểm tra kiến thức pháp luật thuế; tỷ lệ cán bộ, công chức thuế có trình độ từ đại học trở lên đạt tối thiểu 90%.
Sáu là, về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế SDĐPNN: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tự động hóa 100% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế SDĐPNN, các chức năng quản lý thu thuế SDĐPNN đều được ứng dụng thông tin 100%
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế SDĐPNN ở tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Thực hiện tốt Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam đã được Tổng cục Thuế ban hành với 4 tiêu chí: “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính, Đổi mới”.
Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính thuế theo đề án 30/CP đó là “Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá theo đúng kế hoạch được Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ban hành”.
Tăng cường các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chống gian lận, trốn lậu thuế SDĐPNN.
Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ cương, thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành Thuế.
Trên cơ sở đó, công tác quản lý thu thuế SDĐPNN cần quán triệt đầy đủ quan điểm cụ thể sau:
Quan điểm 1: Quản lý thu thuế SDĐPNN là nhiệm vụ chung của cơ quan thuế, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan
Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu thuế SDĐPNN là một trong số nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của chính quyền địa phương.Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) đối
với công tác quản lý thu thuế SDĐPNN là yếu tố quan trọng nhằm quản lý thu thuế đạt hiệu quả đồng thời phát huy hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở. Chính quyền các cấp có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật của Nhà nước được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động, động viên mọi công dân làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu phát sinh ở địa phương. Với tư cách là chính quyền nhà nước, UBND các cấp có quyền giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo chính sách pháp luật, giữ gìn pháp chế XHCN và quyền lợi chung của Nhà nước cũng như của mọi tầng lớp nhân dân.
Công tác quản lý thu thuế là một công tác kinh tế, chính trị tổng hợp liên quan đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, đến mọi tầng lớp nhân dân; là cuộc đấu tranh gay gắt giữa lợi ích cá nhân cục bộ với lợi ích quốc gia, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức hoạt động kinh doanh. Vì vậy, không thể tách công tác quản lý thu thuế của ngành thuế ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của địa phương. Trong việc cấp phát kinh phí bằng nguồn vốn ngân sách cho chính quyền các cấp cần gắn với nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch thu trên các địa bàn. Các cấp ủy Đảng cần coi trọng công tác chỉ đạo chấp hành chính sách thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế là một chỉ tiêu để đánh giá đơn vị cơ sở và Đảng bộ vững mạnh. UBND các cấp cần chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận cùng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để làm tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế cho ngân sách. Các cơ quan chức năng trong địa phương cần xác định rõ mối quan hệ với cơ quan thuế, vừa là phối hợp hỗ trợ nhưng vừa là trách nhiệm cùng cơ quan thuế để thực hiện tốt các luật thuế.
Cơ quan thuế các cấp phải chủ động, thường xuyên báo cáo cấp ủy Đảng, UBND các cấp về kết quả thu được, thực trạng quản lý thu trên địa bàn, những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất các phương án thu, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể để UBND các cấp chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với cơ quan thuế tăng cường quản lý thu thuế đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế khu vực KTNQD trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã cho thấy rằng: sự tăng cường chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác thuế là bài học kinh nghiệm để phát huy được sức mạnh tổng hợp giúp cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu, đồng thời phát huy hiệu lực của chính quyền cơ sở. Những địa bàn chính quyền chưa quan tâm đến công tác thuế thì kết quả công tác thu ở đó hạn chế và thất thu nhiều.
Đi đôi với cải cách hệ thống hành chính cần phải quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của UBND các cấp đối với công tác thuế. Cơ quan thuế phải thực sự là công cụ quản lý của chính quyền địa phương các cấp đối với nền kinh tế. Cùng với việc giao nhiệm vụ chỉ đạo quản lý thu thuế cho chính quyền địa phương, Nhà nước cần nghiên cứu cải tiến chế độ điều tiết ngân sách cho phường, xã đối với một số khoản thuế để đủ bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, tránh tình trạng UBND các cấp tự đặt ra các khoản thu không hợp lệ.
Quan điểm 2: Bảo đảm bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế SDĐPNN
Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật để cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Do đó, hệ thống thuế cũng phải được thực hiện thống nhất nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Các nhà doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn những doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập thấp. Hàng tiêu dùng cao cấp, dịch vụ xa xỉ phải chịu thuế suất cao hơn hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Qua sự điều chỉnh của thuế góp phần điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hóa và chênh lệch quá xa
về thu nhập, đời sống trong xã hội. Tuy nhiên, người có kỹ thuật cao, làm ăn giỏi vẫn còn thu nhập cao sau khi nộp thuế, khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, hợp pháp. Với chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập qua thuế, Nhà nước có nguồn thu để trợ cấp, giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác.
Nhưng để huy động tối đa nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần IX, tr. 188).
Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh có tính chất độc quyền, có nhiều lợi thế về trang thiết bị, về sản xuất, về tiêu thụ, giá cả,... phải có sự điều tiết cao hơn, vì thường các cơ sở này có thu nhập cao hoặc rất cao so với các ngành nghề bình thường. "Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng" việc ưu đãi về thuế ở mức độ nhất định, thời gian đầu của quá trình chủ động mở của hội nhập là cần thiết nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng trên thực tế, đây không phải là yếu tố hấp dẫn duy nhất, những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm hơn là: tình hình chính trị, luật pháp ổn định, điều kiện về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, kinh tế xã hội,.... ưu đãi về thuế quá nhiều chưa hẳn đã gây được sự quan tâm của các nhà đầu tư có khi còn tạo cho họ hoài nghi môi trường đầu tư và tạo sơ hở để họ lợi dụng hoạt động "núp bóng" nhằm trốn thuế. Nộp thuế đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh với các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc các thành phần kinh tế trong nước, tạo điều kiện bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển lành mạnh, có lợi cho quốc kế dân sinh.
Quan điểm 3: Quản lý thu thuế SDĐPNN cần hướng vào mục tiêu nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng của thuế SDĐPNN và cả hệ thống thuế
Tất cả các nước trên thế giới đều xây dựng một hệ thống thuế với nhiều loại thuế khác nhau, qua đó động viên được nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Sử dụng nhiều loại thuế nguồn thu sẽ ổn định hơn vì trong trường hợp có khó khăn nào đó mà bị thất thu loại thuế này sẽ có loại thuế khác gánh đỡ. Mặt khác, thuế không chỉ nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn có nhiều tác dụng về quản lý điều tiết kinh tế, thực hiện động viên công bằng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư. Về lý luận cũng như thực tiễn, không một loại thuế nào có thể thỏa mãn được tất cả các mục tiêu nói trên (thuế SDĐPNN cũng không ngoại lệ). Việc áp dụng một hệ thống thuế có nhiều loại thuế còn tạo môi trường tiếp nhận thuận lợi hơn trong các tầng lớp dân cư, vì gánh nặng thuế để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN không tập trung vào một số đối tượng hạn hẹp mà được dàn trải cho diện chịu thuế rộng lớn. Tuy nhiên, cũng không thể có hệ thống thuế với quá nhiều loại thuế phức tạp, sẽ gây khó khăn và tốn kém cho bộ máy thu thuế.
Mỗi sắc thuế chỉ nên đảm nhiệm một số chức năng chủ yếu, nhất định, bảo đảm cho sắc thuế được đơn giản, có hiệu quả cao. Chẳng hạn, thuế GTGT được áp dụng với đối tượng rộng rãi có thể tạo được nguồn thu ổn định, quan trọng cho NSNN và thực hiện việc kiểm kê kiểm soát thường xuyên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; thuế TTĐB động viên thêm một số thu cho NSNN đối với những người tiêu dùng hàng xa xỉ, hàng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, phong tục tập quán của nhân dân, hạn chế nhập khẩu hoặc sản xuất những mặt hàng không thật cần thiết cho đời sống nhân dân, cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước; thuế XNK với hàng rào thuế quan chặt chẽ và biểu thuế phù hợp sẽ tạo điều kiện hòa nhập với thị trường quốc tế, bảo vệ sản xuất nội địa và tạo được nguồn thu quan trọng cho NSNN;
thuế TNDN, thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao động viên sự đóng góp trực tiếp của các tổ chức, cá nhân có thu nhập cao. Giữa các
sắc thuế có mối quan hệ mật thiết, không trùng lắp, không chồng chéo mà bổ sung cho nhau để đảm bảo các mục tiêu kinh tế - tài chính - xã hội của cả hệ thống thuế. Thuế SDĐPNN cũng cần phản quản lý trong mối quan hệ hài hoà với các sắc thuế khác trong hệ thống thuế.
Thuế và quản lý thu thuế ở nước ta và tỉnh Phú Thọ không phải là điều mới mẻ. Song thuế và quản lý thu thuế, nhất là đối với thuế SDĐPNN nói chung trên mỗi địa bàn nói riêng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, phù hợp với bối cảnh phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ lại là vấn đề còn nhiều mới mẻ trên nhiều góc độ. Do vậy, nhận thức và xác định đúng chức năng của sắc thuế SDĐPNN cũng như hệ thống thuế ở nước ta là yêu cầu cơ bản. Vấn đề cần được xác định rõ ràng, trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế phát triển do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là các quy luật cung - cầu, quy luật giá trị.
Quan điểm cơ bản bao trùm là chính sách và biện pháp quản lý thu thuế không can thiệp quá sâu vào mọi khía cạnh tích cực hay tiêu cực của từng đối tượng nộp thuế SDĐPNN mà cần tạo được môi trường thông thoáng để tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thể chủ động, linh hoạt trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tạo ra khối lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều, chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và của sự nghiệp phát triển kinh tế, cơ sở có được thu nhập cao và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế. Quản lý thu thuế SDĐPNN cần hướng vào mục tiêu nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu một cách bền vững cho NSNN.