5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thu thuế SDĐPNN: - Để cơ chế tự khai tự nộp thuế phát huy hiệu quả, đòi hỏi lực lượng cán bộ quản lý thu thuế SDĐPNN phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Từ năm 2010, lực lượng cán bộ tham gia công tác quản lý thu thuế ở Cục thuế tỉnh Phú Thọ đã được tăng cường, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Cơ cấu tổ chức ở Cục thuế tỉnh Phú Thọ chưa có phòng quản lý chuyên trách về công tác thu thuế SDĐPNN, trong khi đó số
lượng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế SDĐPNN tăng nhanh và thu từ khối này cũng ngày càng tăng chiếm khoảng gần từ 5% đến 10% tổng số thu ngân sách trong năm, nhưng chỉ được thực hiện do một bộ phận ở Cục Thuế với bình quân dưới 5 cán bộ ở một cơ sở quản lý thu thuế SDĐPNN. Hơn nữa, lực lượng thanh tra thuế của cơ quan thuế tỉnh Thái Nguyên cũng quá mỏng dẫn đến tình trạng số đối tượng được thanh tra thuế SDĐPNN hàng năm thấp chiếm dưới 3% tổng số đối tượng trên địa bàn tỉnh.
Chất lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý thu thuế SDĐPNN chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ còn yếu, chưa có các kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý, có những cán bộ không được đào tạo chuyên ngành tài chính, kế toán, thuế; kỹ năng tin học yếu, khả năng sử dụng, khai thác các phần mềm quản lý thuế kém, chưa biết ứng dụng tin học vào phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế mà thực hiện thủ công. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế SDĐPNN còn quá hạn chế. Khi thực hiện công tác quản lý thu đối với các đơn vị có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không hiểu hết bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không có khả năng làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo người nước ngoài của doanh nghiệp mà phải thông qua phiên dịch viên dẫn đến những hiểu lầm không đáng có, hiệu quả công việc thấp.
Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ quản lý thu thuế SDĐPNN còn chậm, không theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế chính sách; chưa xây dựng được một chương trình đào tạo chuẩn và chuyên sâu về quản lý thu thuế SDĐPNN, hệ thống giáo trình đào tạo còn dựa trên các kiến thức cũ.
Ngành thuế chưa có chế độ khuyến khích hiệu quả để cán bộ làm công tác quản lý thu thuế SDĐPNN tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Việc khuyến khích đối với cán bộ không chỉ là vấn đề lương, thưởng, bằng cấp, chứng chỉ mà còn là vấn đề tạo áp lực phải đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ cán bộ chưa thoả đáng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và
phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ quản lý thu thuế. Phong cách ứng xử của một số cán bộ quản lý thu thuế SDĐPNN chưa thực sự văn minh, lịch sự, cách thức làm việc thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp.
Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công chức trong ngành thuế nói chung và cán bộ quản lý thu thuế SDĐPNN nói riêng còn nhiều bất cập, không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn quản lý, chưa chú ý đến lực lượng cán bộ trẻ với nhiệt huyết và khả năng cống hiến, làm việc lâu dài trong ngành. Đôi khi việc lựa chọn cán bộ tham gia công tác quản lý thu thuế SDĐPNN vẫn mang nặng cảm tính.
Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thu thuế SDĐPNN
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thu thuế SDĐPNN bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị làm việc và phương tiện di chuyển phục vụ công việc.
- Trong khi đó, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp còn sơ sài: Điều này xuất phát từ thực tế trong suốt một thời gian dài toàn ngành Thuế chưa quan tâm đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về người nộp thuế, chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông tin về người nộp thuế. Ngoài ra, trong giai đoạn đó chưa áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin nên việc lưu trữ thông tin thủ công gặp nhiều khó khăn. Do đó cơ quan thuế không có đủ thông tin về người nộp thuế, gây ảnh hưởng không tốt tới việc lựa chọn đối tượng thanh tra cũng như hiệu quả công tác quản lý thu thuế SDĐPNN tại cơ quan quản lý thu thuế.Thông tin cơ bản về người nộp thuế như: số điện thoại liên lạc, địa chỉ nhận thông báo thuế, số tài khoản ngân hàng, tên kế toán trưởng, số lượng và địa chỉ, chi nhánh trực thuộc... không được cập nhật đầy đủ, kịp thời trên hệ thống quản lý người nộp thuế TINC.
- Báo cáo tài chính do người nộp thuế gửi hàng năm cũng không được nhập vào hệ thống quản lý đầy đủ dẫn đến tình trạng không đủ thông tin, dữ liệu để sử dụng phần mềm phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế một cách chính xác.
Hàng loạt các báo cáo phải làm thủ công bằng tay, không tận dụng được công nghệ tin học.
- Việc khai thác thông tin trên hệ thống Quản lý thuế rất bất cập, nhiều chương trình thường xuyên bị lỗi. Số lượng cán bộ phòng tin học còn ít, nên khi máy tính của các phòng bị hỏng, thời gian chuyển phòng tin học sửa máy quá dài gây ách tắc công việc, không đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Theo quy trình quản lý thu thuế SDĐPNN, khi đó có khâu sau khi thanh tra tại cơ sở người nộp thuế, các kết luận thanh tra cũng như các quyết định xử lý vi phạm phải được cập nhật chi tiết trên hệ thống phần mềm. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không được chú trọng, chưa có sự giám sát và đôn đốc thường xuyên. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thu thuế SDĐPNN còn thiếu: Cán bộ quản lý thu thuế SDĐPNN đã được trang bị đủ máy tính để bàn, số máy tính xách tay. Tuy nhiên, chỉ đảm bảo bình quân 4 cán bộ quản lý công tác thu thuế có một máy tính xách tay. Trong khi việc quản lý thu thuế tại trụ sở người nộp thuế đòi hỏi phải lưu trữ và xử lý tức thời lượng dữ liệu và tài liệu lớn. Đặc biệt, các tổ chức, các doanh nghiệp lớn thường sử dụng phần mềm kế toán với hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán có thể kết xuất ra file .xls, có thể tận dụng để phân tích số liệu nếu có máy tính xách tay. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn cán bộ quản lý công tác thu thuế SDĐPNN phải ghi chép thủ công, việc tính toán và cập nhật số liệu rất mất thời gian, thiếu chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Phương tiện đi lại phục vụ công tác quản lý thu thuế tại cơ sở người nộp thuế không có: Các đối tượng nộp thuế SDĐPNN ở tỉnh Phú Thọ rất phân tán, phân bố trên địa bàn rộng lớn, công tác quản lý thu thuế tại cơ sở người nộp thuế đòi hỏi cán bộ thuế phải di chuyển những cung đường rất dài. Tuy nhiên, Cục thuế Phú Thọ chưa có điều kiện bố trí phương tiện đi lại cho cán bộ, thường là cán bộ thuế phải tự túc phương tiện di chuyển mà hầu hết là xe máy. Với những đối tượng nộp thuế ở xa thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý thu thuế do không đảm bảo về thời gian, sức khoẻ của cán bộ. Mặt
khác, công tác phí được thanh toán khoán cố định hàng tháng cũng chỉ đáp ứng lại được một phần rất nhỏ.
Ba là, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế SDĐPNN
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế SDĐPNN đã được chú trọng song hiệu quả chưa đạt được theo yêu cầu đề ra: vẫn còn tình trạng người nộp thuế SDĐPNN chưa nắm được đầy đủ nội dung chính sách thuế và thủ tục hành chính thuế, để tự giác thực hiện nghĩa vụ tự kê khai, tự nộp thuế SDĐPNN theo quy định của pháp luật. Chưa chủ động tổ chức điều tra thường xuyên, liên tục để nắm bắt nhu cầu của người nộp thuế để trên cơ sở đó chủ động các biện pháp hỗ trợ. Công tác tuyên truyền vẫn tập trung vào diện rộng mà chưa đi vào chiều sâu, chưa đi vào nghiên cứu nhu cầu của từng loại đối tượng, nội dung cần thiết đối với họ là gì để có sản phẩm cung ứng cụ thể, nội dung thiết thực, thật sự nâng cao nhận thức và hiểu biết của loại đối tượng đó. Hình thức tuyên truyền vẫn theo lối truyền thống, chưa đầu tư mạnh vào hình thức tuyên truyền qua Internet; chưa xác định được loại đối tượng cần tập trung hỗ trợ và nội dung cần hỗ trợ, chưa nắm bắt và phân loại được các vướng mắc, các sai sót thường xuyên của từng nhóm đối tượng về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế... để có hình thức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ và sản phẩm hỗ trợ phù hợp và hiệu quả. Để hỗ trợ tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, Cục thuế Thái Phú Thọ đã triển khai dự án lớn: nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng Internet (iHTKK), hiện đại hoá thu NSNN và Hệ thống Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, những dự án này vẫn chưa được đẩy mạnh triển khai trên diện rộng, hệ thống thông tin thuế SDĐPNN còn rất sơ sài.