Kinh nghiệm quản lý thuế SDĐPNN của một số địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thuế SDĐPNN của một số địa phương

1.2.2.1. Kinh nghiệm triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới, vì vậy ngay từ khi triển khai đã xảy ra hàng nghìn trường hợp sai sót. Nguyên nhân chủ yếu là do việc kê khai diện tích, vị trí của một số hộ sử dụng đất chưa chính xác hoặc do cán bộ cấp cơ sở thiếu sâu sát, lập sổ bộ theo bản đồ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ nhưng không kiểm tra, đối chiếu lại. Rút kinh nghiệm từ năm trước, ngay từ những quý đầu năm 2013, Cục thuế tỉnh đã chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện rà soát toàn bộ những sổ bộ năm 2012, sau đó đối chiếu, điều chỉnh và cho in, phát xuống từng thôn, xã. Các cán bộ cấp thôn, xã khi đi phát tờ khai sẽ trực tiếp gặp gỡ, lấy ý kiến, thông tin chính xác tại từng hộ dân. Mọi ý kiến thắc mắc sẽ được phản hồi về cơ quan thuế để nhanh chóng đối chiếu, điều chỉnh. Nếu có sai sót, vướng mắc xảy ra phía bên cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện điều chỉnh, nếu vướng mắc về phía địa phương, chính quyền cấp thôn, xã sẽ trực tiếp giải quyết hoặc sẽ phối hợp với cơ quan thuế giải quyết, điều chỉnh. Vì vậy, ngay từ cuối tháng 7/2013 cơ quan thuế đã thực hiện phát tờ khai, in thông báo, phát biên lai thu thuế và thông báo thời gian, địa điểm cụ thể đến từng hộ dân và đã tiến hành thu thuế từ tháng 8/2013. Tính đến đầu tháng 10/2013 số tiền thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 8 tỷ động đạt 100% dự toán được giao.

1.2.2.2. Kinh nghiệm triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Những năm qua, thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý và sử dụng đất của thành phố đã có những chuyển biến và đạt những kết quả nhất định như: cơ

bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp giao lâu dài cho nông dân; việc giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch, kế hoạch; bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách, nhất là về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư; kiện toàn một bước quan trọng tổ chức bộ máy và cán bộ ngành quản lý đất đai. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa được quan tâm đúng mức; tồn tại về giao đất ở, khu dân cư nông thôn những năm trước đây chưa được giải quyết dứt điểm; việc giao đất trái thẩm quyền còn xảy ra ở nhiều địa phương gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài; tình trạng vi phạm Luật Đất đai còn diễn biến phức tạp; hiệu quả sử dụng đất hiệu quả còn thấp và chưa phát huy cao nguồn lực từ đất cho đầu tư phát triển thành phố, còn để đất hoang hóa, ...

Tại các huyện An Lão, Thủy nguyên vẫn còn tình trạng buông lỏng việc quản lý sử dụng quỹ đất, việc mua bán, chuyển nhượng đất chưa được kiểm soát, công tác quản lý đất nông nghiệp yếu kém dẫn đến các hộ dân lấn chiếm, chuyển đổi trái phép từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, trang trại, thậm trí tự san lấp mặt bằng chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh, vẫn còn tình trạng cấp xã cấp đất sai thẩm quyền vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Tuy vậy sau hơn 2 năm Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực, Cục thuế thành phố Hải Phòng đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND thành phố trong việc ban hành chỉ thị và kế hoạch triển khai Luật thuế này. Bên cạnh đó Cơ quan thuế các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, Sở tài nguyên môi trường nhằm triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến từng người dân, hộ gia đình, đồng thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung khung giá đất cho phù hợp với thực tế.

Về công tác nghiệp vụ, Cục thuế đã chỉ đạo chi cục thuế quận, huyện thực hiện phổ biển tập huấn việc thực hiện kê khai, miễn giảm thuế cho cán bộ cấp xã gồm các thành phần: Chủ tịch, cán bộ tài chính, cán bộ địa chính,

cán bộ lao động thương binh xã hội, trưởng thôn, ủy nhiệm thu; các doanh nghiệp thuê đất. Sau khi tập huấn các Chi cục thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Sau 2 năm triển khai thực hiện Luật thuế SDĐPNN toàn ngành thuế Hải Phòng thu được 607.689 tờ khai NNT (trong đó có 306 tờ khai của các tổ chức) số tiền thuế phải nộp vào NSNN là 62.623 tỷ đồng; đồng thời đã hoàn tất nhập số liệu vào ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Rút kinh nghiệm từ việc thu thuế, viết biên lai thuế nhà đất trước đây, Cục thuế và Chi cục thuế quán triệt tinh thần “Thu đến đâu viết trả biên lai đến đó”, chính vì vậy tình trạng không trả, trả chậm biên lai cho người nộp thuế đã được hạn chế.

Để tiếp tục triển khai công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu quản, ngành thuế Hải Phòng đã thực hiện những biện pháp sau:

- Tiếp tục tuyên truyền Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thông qua việc phối hợp với các Cơ quan truyền thông cũng như các hội nghị đối thoại doanh nghiệp…

- Về công tác kê khai tăng cường đôn đốc người nộp thuế còn thiếu thông tin cấp mã, phấn đấu hoàn thành việc cấp mã số thuế, thực hiện nhập 100% thông tin người nộp thuế, quyết định miễn giảm, biên lai thu thuế vào ứng dụng quản lý.

- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tài nguyên môi trường để rà soát số hộ, diện tích tính thuế, đồng thời phối hợp với kho bạc, ngân hàng được ủy nhiệm thu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nộp ngân sách.

1.2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thuế SDĐPNN

Luật thuế SDĐPNN là một Luật thuế mới được triển khai do đó chưa thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Qua tìm hiểu tôi được biết có rất ít các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

- Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của Lưu Thị Thúy Vy về “Nghiên cứu Luật thuế SDĐPNN”. Luận văn đã nghiên cứu các quy định của Luật thuế SDĐPNN từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng thành công Luật SDĐPNN ở Việt Nam.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Thị Thanh Hảo về “Giải pháp nâng cao số thu về thuế SDĐPNN ở Việt Nam”. luận văn tập trung vào việc phân tích ba yếu tố quyết định số thu thuế của Thuế SDĐPNN là cơ sở thuế, thuế suất và công tác hành thu từ đó tìm ra các điểm chưa hợp lý của Luật và đề ra các giải pháp nâng cao số thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Công trình khoa học trên, sau khi tham khảo các chỉ tiêu tác giả nhận thấy mỗi đề tài có nội dung nghiên cứu khác nhau, chưa thấy nghiên cứu nào về công tác quản lý thuế SDĐPNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại cục thuế tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)