5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Một là, cơ chế quản lý thuế SDĐPNN: Cơ chế quản lý thu thuế SDĐPNN tự khai, tự nộp được áp dụng từ năm 2007, mô hình quản lý thuế mới theo 4 chức năng, các bộ phận này cùng phối hợp để quản lý và hỗ trợ người nộp thuế. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong nội bộ cơ quan thuế còn kém. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng các phòng chức năng trong công tác chuyên môn. Phòng kê khai kế toán thuế,
phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn chưa hợp tác trong vấn đề về số liệu kê khai và chốt nợ đọng làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Người nộp thuế khi có vấn đề phát sinh thường phải làm việc cùng lúc với nhiều phòng, nhiều cán bộ để giải quyết một công việc. Nhiều trường hợp khi phân tích dữ liệu để quản lý thu thuế tại cơ sở người nộp thuế, cán bộ quản lý thu thuế phải đi lấy tài liệu từ phòng kiểm tra. Nếu phát hiện số liệu chưa chính xác lại làm việc với phòng kê khai kế toán thuế... làm giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý thu thuế.
Hai là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế SDĐPNN: Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng Luật là từ ngày 01/7/2007 nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, cũng như các quy trình nghiệp vụ ban hành rất chậm, chẳng hạn quy trình kiểm tra ban hành vào 29/5/2008, quy trình thanh tra đến năm 2009 mới được ban hành… gây không ít khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện.
Nội dung sắc thuế SDĐPNN còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế SDĐPNN vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế SDĐPNN, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Một số quy định về sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế với thuế SDĐPNN.
Quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế SDĐPNN chưa bao quát hết các đối tượng, tình huống chịu sự điều tiết của luật thuế. Văn bản hướng dẫn quá nhiều, chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.
Ba là, trình độ, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế SDĐPNN
- Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.
- Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế càng cao thì khả năng trốn thuế cũng như các thủ đoạn trốn thuế, ẩn lậu thuế của người nộp thuế cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn.
- Một số doanh nghiệp cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, "chế biến" sổ sách kế toán.
- Một số tổ chức hoặc doanh nghiệp nhỏ chỉ có kế toán viên. Thậm chí doanh nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán mà thuê các công ty tư vấn làm dịch vụ kế toán, còn có trường hợp mỗi công ty tư vấn một sắc thuế riêng. Điều này khiến cho hệ thống sổ sách chứng từ kế toán lộn xộn, không thống nhất, không giải trình, cung cấp số liệu kế toán phục vụ quản lý thu thuế kịp thời.
Bốn là, sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế SDĐPNN: Sự phối kết hợp trong thực hiện pháp luật về thuế SDĐPNN của các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan chưa chặt chẽ và còn nhiều khe hở. Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế SDĐPNN là nhiệm vụ của cơ quan mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin cũng như áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.