4. Ý nghĩa đề tài
3.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn, nước thải phát sinh tại Bệnh việ nA
Thái Nguyên
3.2.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn
a/Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện
Lượng rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện tỷ lệ thuận với số giường bệnh trong bệnh viện và có thể được tính theo kết quả khảo sát thực tế, kinh nghiệm và các công thức thực nghiệm. Với số giường bệnh là N thì lượng người trong bệnh viện (bao gồm cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các y bác sỹ phục vụ) là 4N, với trung bình mỗi người thải ra khoảng 0,75 kg/ngày đêm thì lượng rác thải hàng ngày là 3N kg/ngày đêm. Với số giường bệnh là 330 giường thì lượng rác thải của bệnh viện A hiện tại là:
330 giường bệnh x 3 kg/giường.ngày đêm - 990 kg/ngày đêm tương đương với 3,3 m3/ngày đêm (tỷ trọng trung bình của rác là 300 kg/m3). Trong đó lượng rác thải có tính chất nguy hại chiếm khoảng 10% lượng rác bệnh viện, tức là khoảng 99 kg/ngày đêm tương đương với 0,33 m3/ngày đêm.
b/ Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện A Thái Nguyên
Với lượng rác thải ước tính là 990 kg/ngày đêm tương đương với 3,3 m3/ngày đêm, trong đó lượng rác thải y tế độc hại chiếm 10% là 99 kg/ngày đêm (0,33 m3/ngày đêm). Nếu lượng rác thải này không được thu gom và xử lý triệt để thì sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Bệnh viện A Thái Nguyên quy mô 330 giường bệnh, lượng phát sinh rác thải hàng ngày khá lớn, đặc biệt là lượng rác thải y tế độc hại. Để đảm bảo vệ sinh môi trường khám chữa bệnh cũng như môi trường xung quanh bệnh viện sẽ áp dụng biện pháp quản lý chất thải y tế theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 43/2007 của Bộ Y tế như sau.
Hình 3.3: Mô hình quản lý rác thải y tế có hiệu quả * Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải
- Giảm tại nguồn: Lựa chọn việc mua bán vật tư sử dụng ít gây rác thải hay phát sinh ít rác thải nguy hại, ngăn ngừa lãng phí vật tư.
- Quản lý kho hoá chất và dược phẩm: Đặt hàng với số lượng vừa phải, có hạn sử dụng lâu. Bệnh viện sử dụng các chất liệu có thể tái chế trong hoặc ngoài bệnh viện.
- Phân loại rác thải: Phân loại cẩn thận thành các loại khác nhau có thể giảm đáng kể lượng rác thải y tế. Do đó việc này sẽ được thực hiện với ưu tiên cao nhất.
- Tái chế và tái sử dụng rác thải: Việc tái chế các vật liệu như đồng, giấy, thuỷ tinh, đồ nhựa có thể tiết kiệm cho trung tâm qua việc giảm chi phí vận chuyển và tiêu huỷ hoặc thu thêm tiền từ việc bán các vật liệu tái chế, vì vậy nên khuyến khích thực hiện công tác này.
* Phân loại và bao gói rác thải y tế: Về mặt lý thuyết, để đảm bảo vệ sinh môi trường các bệnh viện nên tiến hành phân loại rác thải y tế càng gần nơi rác thải phát sinh càng tốt, và nên duy trì tại các khu vực tồn chứa và trong quá trình vận chuyển. Cách tốt nhất là thu gom rác thải đã phân loại vào các loại túi bóng hoặc thùng đựng rác theo quy định. Nhận thức được điều này, bệnh viện A Thái Nguyên đã có phương án phân loại rác thải y tế như sau:
Nguồn phát sinh chất thải y tế
Phân loại và bao gói chất thải
Thu gom, vận chuyển và bao gói rác thải Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải
- Vật sắc nhọn được bỏ vào các hộp cứng hoặc các hộp không bị xuyên thủng màu vàng theo kích cỡ phù hợp và có nắp đậy, dán nhãn “VẬT SẮC NHỌN”.
- Đối với rác thải lây nhiễm không sắc nhọn và lây nhiễm cao, bao gồm rác thải thuộc các loại: chất thải nhiễm khuẩn (vật liệu thấm máu, dịch, băng gạc, bông băng, túi đựng dịch dẫn lưu…), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm (găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm, túi đựng máu), các mô cơ thể sau khi bị cắt bỏ trong nhóm chất thải lâm sàng sẽ đựng trong túi nhựa PE hoặc PP màu vàng chắc, không rò rỉ, có dán nhãn “NGUY HẠI SINH HỌC”.
- Rác thải hoá chất và dược, bỏ vào các túi nilông hoặc thùng rác (tốt nhất là màu đen)
- Rác thải sinh hoạt bỏ vào túi màu xanh.
- Các loại rác thải nguy hại được phân loại ngay tại các phòng, khoa khám chữa bệnh trong bệnh viện.
- Bao gói rác thải: Các loại rác thải y tế có thể đốt được sau khi phân loại được gói trong những túi nilông màu vàng, không rò rỉ, không bị rách, chỉ dùng một lần và không bỏ rác đầy quá 3/4 thể tích của túi.
* Thu gom, vận chuyển và lưu trữ rác thải: Tại bệnh viện công nhân sẽ thực hiện thu gom, vận chuyển, tồn chứa rác thải phù hợp, an toàn và hợp vệ sinh. Số lượng bao đựng rác với các màu đã quy định sẽ được cung cấp đủ và sẵn sàng cho việc thu gom rác thải.
Vì việc xử lý rác thải y tế bằng phương pháp đốt được thực hiện theo ca (01 lần/ngày) nên bệnh viện đã xây dựng nơi chứa rác thải y tế đạt tiêu chuẩn: có đủ ánh sáng, thông gió, đảm bảo an toàn và hạn chế sự xâm nhập của những người không liên quan, bảo dưỡng và khử khuẩn nếu bị đổ tràn.
Rác thải gây độc tế bào được tồn chứa tách biệt với các loại rác thải y tế khác. Rác thải phóng xạ được tồn chứa trong thùng chứa có lưới chắn bằng chì để tránh sự phát tán phóng xạ.
Do điều kiện kinh tế của bệnh viện nên chưa trang bị các xe chở rác thải y tế chuyên dụng, vì vậy việc vận chuyển rác thải y tế trước mắt vẫn được thực hiện thủ công. Để tránh nguy cơ phát tán, lây lan các thành phần độc hại gây ô nhiễm môi
trường, việc vận chuyển rác thải từ vị trí thu gom đến lò đốt rác sẽ được thực hiện ngoài các giờ cao điểm, đội ngũ công nhân vận chuyển sẽ được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang theo đúng quy định.
* Xử lý và tiêu huỷ chất thải
* Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: Toàn bộ chất thải rắn y tế nguy hại được đốt tại lò đốt rác của bệnh viện với công suất 30 kg/h.
Lò đốt chất thải y tế là thiết bị được chế tạo đồng bộ, nhập nguyên chiếc, hiệu quả xử lý của lò đốt đã được các cơ quan chức năng kiểm định, hiệu quả xử lý do nhà sản xuất chịu trách nhiệm. Rác thải y tế nguy hại được đốt trong lò đốt rác kiểu hai buồng với nhiệt độ ở buồng sơ cấp không thấp hơn 8000C, buồng thứ cấp không thấp hơn 11000C, với nhiệt độ đốt như vậy mới đảm bảo lượng khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt (HF, HCl, NOx, SO2, Dioxin, Furan...) đạt tiêu chuẩn cho phép. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò đốt rác y tế thể hiện ở hình 3.4
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò đốt rác y tế
Đem đi xử lý
Hệ thống ống dẫn khói thải
Thải ra ngoài Ống khói Quạt gió Thiết bị xử lý khói thải
Khói thải Tro xỉ
Lò đốt rác Rác thải y tế nguy hại
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn thông thường (chất thải rắn sinh hoạt) của bệnh viện khoảng 891 kg/ngày đêm được thu gom thường xuyên và tập kết về nhà chứa rác cuối khu đất. Sân tập kết rác thải sinh hoạt được gia cố thường xuyên đảm bảo quá trình thấm của nước rỉ rác là thấp nhất. Để xử lý lượng rác thải sinh hoạt này, bệnh viện sẽ tiếp tục ký hợp đồng thu gom dài hạn với đội vệ sinh môi trường đô thị của thành phố. Do đó lượng rác thải sinh hoạt này sẽ được thu gom hàng ngày và mang đi chôn lấp hợp vệ sinh.
Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn của bệnh viện được thể hiện trên hình 3.5.
Hình 3.5: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn của bệnh viện
Chất thải sinh hoạt Chất thải y tế
Túi màu xanh Vật cứng: bỏ
trong hộp cứng Mềm: túi màu vàng Xe gom chất thải sinh hoạt Thùng đựng chất thải độc hại (màu
đen)
Vận chuyển đến nhà chứa rác
Vận chuyển đến nhà chứa rác
Chôn lấp tại bãi
rác Đá Mài Lò đốt chất thải rắn y tế Tại phòng bệnh Tại các khoa